Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/08/2021 15:08 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
Các cách giáo dục trẻ về tài chính


Lợi ích thứ nhất: Dạy con về quyền tự chủ và sự độc lập

Một trong những lợi ích của giáo dục bằng tiền là nó thúc đẩy sự tự chủ của trẻ. Để con bạn quản lý tiền bạc là sẽ cho trẻ quyền tự do quyết định cách chi tiêu tiền của bản thân, nhưng điều này cũng sẽ tạo ra nhiều sự ràng buộc khác nhau. Chẳng hạn như con cần phải suy nghĩ về những gì trẻ muốn, những gì con có thể mua và những gì con thật sự cần, và quyết định thời điểm nào có thể chi tiêu số tiền đó.

Trẻ có thể mua thứ mình muốn bằng tiền của mình, và đôi khi con cần kiên nhẫn để mua được thứ mình muốn. Trẻ sẽ có thể kiểm soát bản thân một cách tự nguyện mà không cần sự chỉ bảo của người lớn, dẫn đến khả năng tự chủ được cải thiện. Ngoài ra, nếu trẻ tiếp tục quản lý trong khi học hỏi kiến ​​thức và cách sử dụng tiền, trẻ không chỉ trải qua những kinh nghiệm thành công và còn sẽ gặp phải những thất bại khi chi tiêu lãng phí, điều đó cũng sẽ trở thành một kinh nghiệm và bài học quý báu dành cho con. Từ việc tích lũy những sai lầm như vậy, trẻ có thể học cách sử dụng tiền một cách thực tế và phát triển tính độc lập của mình.

Lợi ích thứ hai: Rèn luyện khái niệm về số và khả năng tính toán

Khi trẻ quyết định cách tiêu tiền và tự quản lý tiền của mình, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện các phép tính hàng ngày. Do đó, không chỉ khả năng quản lý mà cả khả năng tính toán cũng có thể được cải thiện. Ví dụ, trong cuộc sống hàng ngày, “phép cộng” và “phép trừ” được sử dụng để tổng hợp thu nhập và chi tiêu. Ngoài ra, khi tính toán tổng số tiền mua hàng tại cửa hàng, không chỉ “phép cộng” mà còn có “phép nhân” được sử dụng, và tại một số thời điểm giảm giá, “phép trừ” và “phép chia” cũng sẽ được sử dụng đến. Bên cạnh đó, việc này cũng đòi hỏi sự tính toán nhanh chóng, chẳng hạn như cần so sánh số tiền bản thân có với mức giá của sản phẩm. Vì vậy đây là cơ hội tuyệt vời để cải thiện “khả năng phán đoán tức thời” và “tốc độ tính toán” của con bạn.

Lợi ích thứ 3: Giáo dục về giá trị đồng tiền

Bằng cách nói với trẻ về tiền và việc chi tiêu thực tế, trẻ có thể cải thiện ý thức về tiền từ thời thơ ấu. Thông qua trải nghiệm mua sắm, trẻ sẽ hiểu được sự khác biệt giữa giá cả và chất lượng, và con sẽ nhận thức được rằng tiền là hữu hạn. Ngoài ra, trẻ sẽ có thể hiểu một cách khách quan về giá trị của đồ vật và điều này rèn luyện cho con thói quen cân nhắc số tiền khi đánh giá giá trị của đồ vật.

Ví dụ, giá của một trò chơi điện tử được trẻ ưa thích sẽ cao gấp hàng trăm lần so với giá của những viên kẹo. Nếu trẻ được tạo thói quen tiêu tiền theo suy nghĩ, dự định của bản thân, trẻ sẽ nhận thức được giá trị của những thứ gần gũi với mình, vì vậy con có thể chi tiêu cẩn thận hơn.

Các cách giáo dục trẻ về tài chính

dạy con quản lý tài chính

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ một số cách dạy con quản lý tài chính trong cuộc sống hằng ngày. Thời điểm tốt nhất để áp dụng các phương pháp giáo dục là khi trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Nếu con thấy cha mẹ sử dụng tiền và muốn biết về điều đó, hãy bắt đầu thực hiện những cách dạy về tài chính dành cho con. Sẽ không có gì là quá sớm nếu trẻ vẫn ở đi học tiểu học.

Bước 1: Trò chơi bán hàng

Bước đầu tiên trong giáo dục tiền bạc là từ việc mua sắm. Phương pháp này đặc biệt khuyên dùng cho trẻ từ 4 tuổi đến trẻ mẫu giáo. Hãy định giá đồ chơi cá nhân và văn phòng phẩm, và cùng con chơi mua sắm trong khi đóng vai là nhân viên cửa hàng và khách hàng. Trẻ có thể hiểu sâu hơn trong khi chơi vui, chẳng hạn như trẻ có thể mua sản phẩm bằng cách trả một mức giá cố định và con có thể nhận được tiền lẻ nếu trả nhiều tiền. Với những trẻ chưa đọc được chữ số, mẹ có thể thay bằng những viên bi dẹt và thay thế chúng như giá trị của đồng tiền. Ngoài ra, khi trả tiền, mẹ có thể vừa chơi vừa giới thiệu với con như với 10.000 đồng, con có thể mua được những gì. Chẳng hạn chúng ta sẽ tốn 30.000 đồng cho một vỉ trứng, 10.000 đồng cho một bịch bánh. Khi con đã làm quen với 10.000 đồng, mẹ có thể thay đổi mức giá và giá trị tiền tệ để con có thể nhận biết nhiều loại khác nhau.

Bước 2: Tìm hiểu dòng tiền và giá trị của mọi thứ qua cuộc sống hàng ngày

Hãy nói về việc quản lý chi tiêu khi gia đình đi mua đồ hoặc đến ngân hàng. Hãy trao đổi để con biết rằng, tiền không đến một cách tự nhiên từ ví của cha mẹ. Cha mẹ đã phải làm việc vất vả thế nào để kiếm tiền, và phải chi tiêu hợp lý như thế nào cho cuộc sống hằng ngày. Hãy nói với con những điều đó từng chút một.

Siêu thị cũng sẽ là một nơi mà trẻ có thể học tập được nhiều điều về việc quản lý chi tiêu. Chẳng hạn như, cùng một dòng sản phẩm sữa nhưng lại có những mức giá khác nhau. Từ đó, có thể cân nhắc đến chất lượng, sự khác biệt về phương pháp sản xuất, và những điểm cần lưu ý về sản phẩm. Nếu mẹ có áp dụng sổ chi tiêu hằng ngày, việc cho trẻ tham khảo cũng sẽ rất bổ ích cho con.

Bước 3: Tiền tiêu vặt trở thành một trong những phần thưởng

Đối với tiền tiêu vặt, chúng tôi khuyên mẹ nên sử dụng “hệ thống phần thưởng”, nghĩa là con sẽ được một khoản tiền tiêu vặt sau khi giúp đỡ cha mẹ làm một số công việc. Thay vì sẽ cho trẻ một số tiền cố định mối tuần. Nhờ đó, trẻ sẽ có được kinh nghiệm “làm việc và được trả lương”, khó khăn khi kiếm tiền và niềm vui khi nhận được lương. Cho dù con không hoàn thành tốt được công việc được giao hay thất bại, con cũng sẽ có được những trải nghiệm quý báu cho bản thân. Qua việc tích lũy nhiều kinh nghiệm, con sẽ học được cách quản lý chi tiêu một cách hợp lý.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024