Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/02/2021 21:02 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 8 Bước Nhanh Gọn Giúp Bạn Khởi Nghiệp Thành Công


Khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải bỏ ra rất nhiều công sức. Xử lý số lượng tài liệu, các yêu cầu pháp lý và phát triển chiến lược đều có thể dễ dàng trở nên quá tải. Nhưng bạn sẽ thất bại trong việc biến ý tưởng của mình thành công việc kinh doanh thành công, nếu không thực sự nỗ lực.

 

Tôi chắc chắn 100% rằng bạn có thể bắt đầu tự kinh doanh, quãng đường này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiềm ẩn một vài thất bại, nhưng bạn vẫn có thể làm được.

Làm thế nào để khởi nghiệp? 

Vào lúc này, bạn có thể tự hỏi bạn nên bắt đầu từ đâu, có nên kinh doanh dựa trên tên và logo của mình, hay xử lý cấu trúc của doanh nghiệp? Bắt đầu đăng ký các khoản vay hay tập trung vào phát triển sản phẩm?

Có thể khó để biết bước nào là chính xác để thực hiện, nhưng không sao cả. Khởi nghiệp chính là quá trình thử nghiệm và sai lầm. Hãy thông qua quá trình làm việc để tìm ra kế hoạch nào phù hợp với mong muốn của bạn, và điều gì sẽ tạo được tiếng vang với khách hàng tiềm năng.

Thay vì bị choáng ngợp bởi tất cả các quyết định và nhiệm vụ có trong tay, có những bước bạn có thể thực hiện được để khởi động quá trình phát triển doanh nghiệp của mình. Hãy cùng nhau bắt đầu nào.

1.       Xác định bạn có muốn tự làm chủ kinh doanh không

Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ về bản thân và tình hình của mình, trước khi tìm hiểu chi tiết về tiềm năng kinh doanh của bạn.

·         Tại sao bạn muốn khởi nghiệp? Vì tiền bạc, sự tự do và khả năng linh hoạt để giải quyết một vấn đề hay những lý do khác?

·         Những kĩ năng bạn có là gì?

·         Bạn hiểu biết về những ngành nào?

·         Bạn muốn kinh doanh về dịch vụ hay sản phẩm?

·         Bạn thích làm gì?

·         Bạn có bao nhiêu vốn để mạo hiểm?

·         Đây sẽ là công ty liên doanh toàn thời gian, hay bán thời gian?

Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn thu hẹp lại phạm vi của mình.

Bước này sẽ không ngăn cản bạn trong việc tự khởi nghiệp, thay vào đó, giúp bạn suy nghĩ và lên kế hoạch để bắt đầu khởi nghiệp thành công, không phải chỉ có đam mê là đủ.

 

 

Tiến hành tự đánh giá

Bạn cần phải lập kế hoạch, đặt mục tiêu và trên hết là hiểu rõ bản thân mình. Thế mạnh của bạn là gì? Những điểm yếu là gì? Những điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động hằng ngày? Bạn có thể tự mình làm phân tích SWOT (Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp) để tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên.

Khi bắt đầu, công việc kinh doanh có thể sẽ chi phối cuộc sống của bạn, vì vậy, hãy đảm bảo rằng những điều bạn đang làm là thú vị và đầy thách thức, nhưng không hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của bạn. Bạn sẽ đi cả một chặng đường dài nên hãy sử dụng những gì bạn học được từ phân tích SWOT để suy nghĩ về việc bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào, thay vì chỉ nghĩ tới những gì bạn muốn từ công việc kinh doanh.

Một số câu hỏi hay bao gồm:

·         Bạn sẽ làm gì nếu tiền không phải là vấn đề? Tiền có thực sự quan trọng đối với bạn không? Nếu đúng như vậy, có thể bạn sẽ bỏ đi một số lựa chọn.

·         Điều gì thực sự quan trọng đối với bạn?

·         Bạn có được sự ủng hộ từ gia đình, đặc biệt là những người thân trong gia đình không? Họ có thể sẽ giúp bạn lúc bắt đầu, cho nên rất quan trọng khi có được sự ủng hộ này.

·         Ai là người bạn ngưỡng mộ tronng kinh doanh? Thậm chí có thể có ai đó trong ngành nghề mà bạn muốn theo đuổi. Tại sao bạn lại ngưỡng mộ họ? Những điểm nổi bật của họ là gì? Bạn có thể học được gì từ họ?

Trả lời những câu hỏi này (và nhiều câu hỏi khác) về bản thân và khả năng của bạn không nhất thiết đảm bảo bạn sẽ thành công, nhưng sẽ giúp bạn suy nghĩ về mục tiêu của mình, và điều gì đã thúc đẩy và truyền cảm hứng cho bạn. Hãy tận dụng quãng thời gian này để đảm bảo rằng, bạn phù hợp với công việc kinh doanh mà bạn muốn.

2.       Trau dồi ý tưởng của bản thân

Ngay khi bạn biết lý do vì sao bạn muốn khởi nghiệp, đây chính là lúc để tìm kiếm và phát triển ý tưởng của mình. Nhiều khả năng là bạn đã có ý tưởng nào đó trong đầu sau khi tự đánh giá bản thân. Bây giờ, chỉ nghĩ rằng bạn có một ý tưởng hay và thực hiện ý tưởng này là chưa đủ. Bạn cần phải xem xét nhu cầu của khách hàng, và cũng cần bắt đầu làm rõ xem ý tưởng của bạn có thể duy trì lâu dài được hay không.

Bắt đầu với một Kế hoạch Tinh gọn

Chúng ta sẽ chỉ mất vài phút để đi vào chi tiết về cách khám phá thị trường và xác định xem ý tưởng của bản thân có phù hợp hay không. 

Kế hoạch Tinh gọn là một tài liệu đơn giản chỉ với một trang, giúp bạn cải thiện ý tưởng của mình. Kế hoạch này giúp bạn xác định sứ mệnh và các đề xuất giá trị ngay từ đầu, đồng thời, làm rõ cấu trúc doanh nghiệp. Trên thực tế, kế hoạch cung cấp cho bạn một bản mẫu hoàn hảo để giải quyết các bước còn lại.

3.       Khảo sát nghiên cứu thị trường

Ngay khi bạn quyết định phương pháp kinh doanh nào phù hợp với mục tiêu và cách sống của mình, đã đến lúc đánh giá ý tưởng của bản thân. Ai là người sẽ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ? Đối thủ cạnh tranh là ai? Quá trình này sẽ giúp bạn giải quyết cơ hội, đề xuất giá trị, qui mô thị trường và các hạng mục cạnh tranh trong Kế hoạch Tinh gọn của mình.

Có rất nhiều cách để bạn có thể làm bao gồm:

·         Thực hiện tìm kiếm trên Google.

·         Trò chuyện cùng với những người đã làm trong ngành mục tiêu của mình.

·         Đọc những quyển sách từ những người trong ngành của mình.

·         Nghiên cứu những người quan trọng.

·         Đọc các trang tin tức có liên quan và tạp chí chuyên ngành.

·         Tham gia một hoặc hai lớp đào tạo (nếu có thể).

Nếu bạn không có thời gian thực hiện nghiên cứu hoặc muốn có thêm một ý kiến nữa, bạn có thể tìm đến mọi người để được giúp đỡ, chẳng hạn như các cơ quan chính phủ và các trung tâm phát triển kinh doanh với qui mô nhỏ ở địa phương.

Đánh giá khách hàng mục tiêu

Chỉ nêu ra thị trường hiện tại là chưa đủ, bạn cần biết mảng nào bạn có thể đảm đương được. Để xác định thị trường tiềm năng của bạn có sức thu hút đến đâu, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện phân tích thị trường.

Những điều sau sẽ giúp ích cho nghiên cứu bạn:

·         Mọi người cần sản phẩm bạn đang bán hoặc cung cấp đến mức nào?

·        Qui mô thị trường ra sao? Đã có nhiều người trả tiền cho các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của bạn chưa? Bạn đã tìm hiểu thị trường mục tiêu chính xác của mình là ai chưa? Đi vào cụ thể sẽ giúp bạn tập trung vào thông điệp tiếp thị và đầu tư của mình.

·        Bạn sẽ tốn hết bao nhiêu tiền để có được một khách hàng? Nếu bạn đang bán phần mềm dành cho doanh nghiệp, việc này sẽ đòi hỏi cần đầu tư lớn hơn rất nhiều so với một quán cà phê.

·         Sẽ tốn bao nhiêu tiền và công sức để mang lại giá trị mà bạn muốn cung cấp?

·         Mất bao lâu để có được thị trường? Một tháng? Một năm? Hay ba năm?

·         Bạn sẽ cần bao nhiêu khoản đầu tư trả trước trước khi có thể bắt đầu?

·        Doanh nghiệp của bạn có tiếp tục phù hợp với thị trường về sau hay không? Một doanh nghiệp sửa chữa màn hình iPhone X sẽ chỉ phù hợp miễn là iPhone X còn tồn tại. Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian cụ thể, bạn ắt sẽ muốn xem xét các kế hoạch trong tương lai.

Nghiên cứu quá trình cạnh tranh

Nếu muốn, bạn thậm chí có thể tiến xa hơn một bước và xem xét nhu cầu của người tiêu dùng hiện chưa được các doanh nghiệp trong ngành đáp ứng. Đây là thời điểm tốt để xem xét các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Hãy nhớ rằng sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thường là một dấu hiệu tốt! Bạn biết rằng có những khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho nên điều này có nghĩa là thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã thành công tiếp cận được với khách hàng. Khi bạn có thời gian, hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các đối thủ cạnh tranh, những gì họ cung cấp cho khách hàng, cách họ thu hút sự chú ý và liệu khách hàng của họ có hài lòng hay không. Nếu bạn có thể tìm ra những gì còn thiếu trước khi bắt đầu thì công việc vủa bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn bạn thành lập cửa hàng.

Đánh giá ý tưởng

Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiểm tra thực nghiệm ý tưởng, dịch vụ, sản phẩm của bạn. Khi bạn tiến hành nghiên cứu, hãy thật sự dành thời gian để trò chuyện cùng khách hàng tiềm năng của mình, trình bày cho họ nội dung mà bạn định đưa ra để đánh giá mức độ quan tâm, cũng như xác nhận những đối thủ cạnh tranh nào đã sử dụng và mức giá họ sẵn sàng trả. Nếu có thể, bạn nên phát triển sản phẩm dùng thử để tranh thủ giới thiệu thêm về những món bạn sẽ cung cấp.

Thậm chí bạn có thể không cần phải trực tiếp thực hiện quy trình này, thay vào đó bạn có thể:

·         Gửi khảo sát.

·         Tham gia diễn đàn và nhóm Facebook.

·         Chạy quảng cáo.

·         Bán các đơn đặt hàng trước.

Điều quan trọng là tạo nên thành công như thế nào, biết bạn cần đạt đến ngưỡng nào và sẵn sàng xoay chuyển ý tưởng hoặc đối tượng mục tiêu nếu kế hoạch kinh doanh không diễn ra như bạn mong đợi.

 

 

4.       Lên kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn tài chính bên ngoài, lập một kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết. Nhưng ngay cả khi bạn định tự tài trợ cho dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh vẫn giúp bạn tìm ra số tiền bạn sẽ cần để bắt đầu, cần những gì để doanh nghiệp của bạn có lãi, thời hạn cho từng công đoạn và đích đến của doanh nghiệp.

Lộ trình doanh nghiệp

Nói một cách đơn giản nhất, kế hoạch kinh doanh là một lộ trình – một thứ bạn sẽ sử dụng để giúp bạn lập biểu đồ tiến trình phác thảo những điều bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình. Thay vì nghĩ về một kế hoạch kinh doanh như một tài liệu khổng lồ mà bạn sẽ chỉ sử dụng một lần (có thể là để vay ngân hàng), hãy nghĩ lộ trình như một công cụ để quản lý doanh nghiệp của bạn phát triển và đạt được các mục tiêu.

Mặc dù bạn có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh như một phần của quảng cáo sản phẩm với các nhà đầu tư và ngân hàng, đồng thời để thu hút các đối tác tiềm năng và thành viên hội đồng quản trị, tuy nhân, bạn chủ yếu sẽ sử dụng kế hoạch để xác định chiến lược, chiến thuật và các hoạt động cụ thể để thực hiện, bao gồm các cột mốc quan trọng, các hạn định, ngân sách, và dòng tiền.

Bạn phải có một khởi đầu thuận lợi với Kế hoạch Tinh gọn của mình

Vấn đề là, kế hoạch kinh doanh của bạn không cần phải là một tài liệu quá đỗi cụ thể nếu bạn không cần phải trình bày kế hoạch này với người ngoài. Thay vào đó, kế hoạch của bạn cần tuân theo quy trình Lập kế hoạch Tinh gọn bao gồm việc tạo quảng cáo chiêu hàng, dự báo các con số kinh doanh, vạch ra các mốc quan trọng mà bạn hy vọng đạt được và thường xuyên kiểm tra tiến độ khi bạn xem xét và sửa đổi kế hoạch của mình.

Nếu bạn không trình bày với các nhà đầu tư, đừng xem đây là một bài thuyết trình quảng cáo chính thức mà thay vào đó, là bản tổng quan cao hơn về con người của mình, vấn đề bạn đang giải quyết, giải pháp cho vấn đề, thị trường mục tiêu của bạn và các chiến thuật chính mà bạn sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu của mình.

Hy vọng rằng tại thời điểm này bạn đã bắt đầu phát triển Kế hoạch Tinh gọn của mình ngay khi đã tìm ra ý tưởng kinh doanh. Nếu không thì bây giờ chính là lúc để bắt đầu, bởi vì ngay cả khi bạn không nghĩ rằng bạn cần một kế hoạch kinh doanh chính thức, bạn vẫn nên thực hiện quá trình lập kế hoạch. Quá trình này sẽ giúp phát hiện ra bất kì lỗ hổng nào bạn chưa suy xét kĩ.

 

Nếu bạn cần viết một tài liệu kế hoạch kinh doanh chính thức, bạn nên làm theo dàn ý dưới đây:

Kế hoạch kinh doanh tiêu chuẩn bao gồm 9 phần:

·         Tóm tắt ban điều hành

·         Thị trường mục tiêu

·         Các sản phẩm và dịch vụ

·         Kế hoạch Tiếp thị và Bán hàng

·         Cột mốc và chỉ số

·         Tổng quan công ty

·         Nhóm quản lý

·         Kế hoạch tài chính

·         Phụ lục

Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết về cách viết một kế hoạch kinh doanh để trình bày với các ngân hàng hoặc nhà tài trợ thì có rất nhiều nguồn trực tuyến để tham khảo.


Các loại kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn chỉ đơn giản là tạo ra một kế hoạch kinh doanh để tạo nên cuộc thảo luận với các đối tác và cộng sự tiềm năng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn “Kế hoạch khởi nghiệp”, còn được gọi là Kế hoạch khả thi. Khi doanh nghiệp phát triển, bạn có thể bỏ đi các phần khi các bạn thấy phù hợp.

Ngược lại với kế hoạch tiêu chuẩn và kế hoạch khởi nghiệp là các hoạt động hoặc kế hoạch hàng năm, loại kế hoạch này được sử dụng cho các mục đích nội bộ và chủ yếu phản ánh nhu cầu của các thành viên trong công ty. Kế hoạch này không dành cho các ngân hàng và các nhà đầu tư bên ngoài. Bạn sẽ sử dụng nó để thiết lập tiến độ phát triển hoặc mở rộng công ty của mình, hoặc để thiết lập các ưu tiên trong toàn công ty.

Nếu bạn đang có nhu cầu định hướng chiến lược nội dung của mình, hãy tạo ra một kế hoạch chiến lược bao gồm các chiến lược cấp cao, cơ sở chiến thuật của chiến lược, trách nhiệm, hoạt động cụ thể, thời hạn, ngân sách và kế hoạch tài chính.

 
5.       Đăng kí kinh doanh

 

Thực tế, đăng kí doanh nghiệp là bước đầu tiên để làm cho doanh nghiệp trở thành hiện thực. Tuy nhiên, cũng như là bước đánh giá cá nhân, hãy dành thời gian để tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của các đơn vị kinh doanh khác nhau.

Nếu có thể hãy làm việc với luật sư để làm rõ thêm các chi tiết, đây không phải là lĩnh vực bạn muốn mắc lỗi. Bạn cũng sẽ cần phải có các loại giấy phép và giấy phép kinh doanh phù hợp. Tùy thuộc vào doanh nghiệp có thể có các quy định của thành phố, quận hoặc tiểu bang. Đây cũng là thời điểm để kiểm tra bảo hiểm và tìm kiếm một kế toán giỏi.

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

·         Doanh nghiệp tư nhân

·         Hợp danh

·         Công ty cổ phần

·         Công ty trách nhiệm hữu hạn

Hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức kinh doanh.

Mặc dù việc kết hợp có thể tốn kém, nhưng điều này rất đáng. Một công ty cổ phần trở thành một công ty riêng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, nếu xảy ra sự cố, bạn sẽ ít phải chịu trách nhiệm cá nhân hơn.

Những việc khác bạn cần sẽ làm bao gồm quyết định tên doanh nghiệp và nghiên cứu tính khả dụng của tên đó.

6.       Tài trợ cho doanh nghiệp

Tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu của dự án kinh doanh, bạn có thể cần tìm nguồn tài chính từ một nhà đầu tư “thiên thần” hoặc từ một công ty đầu tư mạo hiểm. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều bắt đầu bằng một khoản vay, tài trợ từ thẻ tín dụng, sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình, v.v.

Các lựa chọn đầu tư và cho vay bao gồm:

·         Đầu tư mạo hiểm

·         Đầu tư thiên thần (tương tự như đầu tư mạo hiểm).

·         Ngân hàng thương mại.

·         Cho vay Quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA).

·         Chuyên viên công nợ các khoản phải thu.

·         Gia đình và bạn bè.

·         Thẻ tín dụng.

Lưu ý: Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ không đảm bảo rằng bạn sẽ được cấp vốn. Trên thực tế, theo Guy Kawasaki, kế hoạch kinh doanh là một trong những yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến việc huy động nguồn tiền.

Để có cơ hội thực sự nắm giữ số tiền mà bạn cần để bắt đầu, trước tiên bạn nên tập trung vào “quảng cáo chiêu hàng” của mình. Điều này không chỉ sẽ dễ sửa chữa hơn vì quảng cáo chứa đựng rất ít mà bạn còn nhận được cả phản hồi – mặc dù họ mong đợi bạn có kế hoạch kinh doanh nhưng hầu hết các nhà đầu tư không bận tâm đến.

Việc chuyển quảng cáo chiêu hàng thành một kế hoạch kinh doanh cũng dễ dàng hơn nhiều so với việc lập lại kế hoạch của bạn.

7.       Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh của bạn đã được vạch ra, tiền đã có trong ngân hàng và bạn đã sẵn sàng để xông pha. Nếu doanh nghiệp là trực tuyến và bạn không cần vị trí mặt bằng, có thể bạn đang xem xét việc xây dựng trang web của mình, bạn sẽ làm việc ở văn phòng tại nhà hoặc không gian làm việc chung thay vì thuê hoặc mua mặt bằng. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn cần một địa điểm chuyên dụng thật sự, sẽ có rất nhiều điều cần cân nhắc: Tìm một vị trí, thương lượng hợp đồng thuê, mua hàng tồn kho, cài đặt điện thoại, in văn phòng phẩm, tuyển nhân viên, thiết lập giá cả, mở tiệc khai trương.

Hãy suy nghĩ kĩ từng bước này, vị trí kinh doanh của bạn sẽ quyết định loại khách hàng mà bạn thu hút, những loại hàng khuyến mãi nào bạn có thể áp dụng và bạn sẽ mất bao lâu để phát triển. Mặc dù một vị trí mặt bằng tuyệt vời sẽ không nhất thiết đảm bảo thành công của bạn nhưng một vị trí tệ có thể góp phần dẫn đến thất bại.

Khi bạn đang suy nghĩ về nơi bạn muốn mở cửa hàng, hãy xem xét những điều sau:

·         Giá cả: Bạn thực sự có đủ khả năng để đến nơi mà bạn muốn không? Nếu không hoặc bạn có vừa đủ, hãy tiếp tục tìm kiếm.

·        Khả năng hiển thị: Mọi người có dễ dàng tìm thấy bạn không? Họ sẽ thấy các khuyến mãi và ưu đãi của bạn chứ? Bạn đang ở trung tâm thị trấn hoặc xa hơn? Điều này sẽ ảnh hưởng đến bạn thế nào?

·        Tiếp cận bãi đậu xe hoặc phương tiện giao thông công cộng: Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy bạn từ các lựa chọn bãi đậu xe có sẵn và các tuyến đường di chuyển không? Nếu quá khó để nhìn, họ có thể từ bỏ.

·       Xác định các đối thủ cạnh tranh: Có nhiều đối thủ cạnh tranh gần với bạn không? Nếu có, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy vị trí đó là cao cấp cho nhóm khách hàng mà bạn muốn thu hút và cũng có nghĩa là bạn không có kinh doanh. Hãy xem xét cẩn thận, bạn muốn tiếp cận loại tình huống này như thế nào.

·       Các quy tắc và quy định của địa phương, thành phố và tiểu bang: Hãy xem xét các quy định, vì các khu vực này có thể nghiêm ngặt hơn các khu vực khác. Đảm bảo rằng không có bất kỳ hạn chế nào sẽ hạn chế hoạt động của bạn hoặc sẽ là rào cản đối với cửa hàng.

Những điều cần cân nhắc khi phát triển một địa điểm bán lẻ:

Tiếp thị sẽ tạo tiền đề cho tương lai của cửa hàng, đặt ra các kỳ vọng, tạo ra sự cường điệu (nếu được thực hiện tốt), mang lại kinh doanh ngay từ ngày đầu tiên và đảm bảo rằng mọi người biết bạn đang ở đâu và họ có thể mong đợi điều gì ở bạn.

Cách bố trí, thiết kế và vị trí đặt sản phẩm của cửa hàng không chỉ quyết định bầu không khí chung của cửa hàng, mà còn quyết định những sản phẩm mà mọi người nhìn thấy và mua. Xem xét các khu vực mà bạn muốn có đủ ánh sáng, bạn sẽ trưng bày sản phẩm như thế nào (nếu cần).

Bắt đầu suy nghĩ về cách bạn mua sắm – điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ đúng đắn hơn về cửa hàng của mình. Sự lựa chọn của bạn về sản phẩm và cách bạn quyết định giá sẽ tạo ra danh tiếng. Hãy cân nhắc chỉ chọn những mặt hàng tạo cảm giác "tôi muốn được biết đến", thay vì tích trữ tất cả mọi thứ.

Nếu bạn là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hãy xây dựng các dịch vụ của mình theo cách tương tự, xem xét các khách hàng khác nhau và giá trị mà họ sẽ nhận được từ các lựa chọn khác nhau mà bạn cung cấp. Nếu một mức giá không phải chăng sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của bạn, hãy cân nhắc loại trừ. Nếu một lựa chọn đắt hơn sẽ hạn chế quá nhiều khách hàng của bạn, bjan cũng có thể cắt giảm một số dịch vụ đi kèm.

Kinh doanh trực tuyến

Nhiều địa điểm bán lẻ vẫn đang phải đóng cửa vào năm 2021, khiến khả năng các doanh nghiệp tung ra thị trường trực tuyến ngày càng nhiều. Kinh doanh trực tuyến hoặc từ xa có khả năng loại bỏ một số rủi ro, nhưng lại có thêm các phiền phức khác mà bạn cần phải suy nghĩ.

Đầu tiên bạn cần ưu tiên phát triển web và trải nghiệm người dùng trực tuyến của mình. Nếu bạn không có một vị trí thực sự hoặc dịch vụ khách hàng trực tiếp, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm trang web của bạn không gặp trúc trắc. Điều này có nghĩa là lựa chọn cẩn thận nền tảng thương mại điện tử, thử nghiệm thiết kế UX (Thiết kế trải nghiệm người dùng) và liên tục thực hiện các chỉnh sửa dựa trên phản hồi của người dùng.

Điều thứ hai bạn cần làm là tích hợp công việc từ xa với doanh nghiệp của mình, có thể doanh nghiệp của bạn chỉ vừa mới bắt đầu, nhưng khi phát triển và mở rộng, bạn cần biết cách xử lý lực lượng lao động ảo. Tận dụng các công cụ xem xét kỹ hồ sơ lý lịch công việc từ xa, tìm kiếm các quy trình và tài liệu ảo ngay từ ngày đầu tiên và chắc chắn rằng bạn biết cách giao tiếp trực tuyến. Bằng cách xử lý những vấn đề này từ trước, bạn có thể đảm bảo rằng chúng sẽ không trở thành những trở ngại.

8.       Chuẩn bị cho sự phát triển

Cho dù đang bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên hay thứ ba của mình, bạn đều có thể mắc sai lầm. Điều này là dĩ nhiên, miễn sao bạn vẫn có thể hưởng lợi và học hỏi từ chúng.

Điều tốt nhất bạn có thể làm để tận dụng mọi sai lầm là tạo ra quy trình kiểm tra, giúp bạn đưa ra quyết định. Đây là lúc Kế hoạch tinh gọn hoặc kế hoạch kinh doanh đầy đủ mà bạn đang thực hiện phát huy tác dụng.

Nếu đã cập nhật kế hoạch của mình, bạn có thể tạo nên các cuộc họp đánh giá hàng tháng để xem xét các con số, chiến lược của bạn và phát triển dự báo cho các tháng, quý và năm tiếp theo. Đây là một cách đơn giản để theo dõi hiệu suất và chủ động đưa ra quyết định dựa trên kết quả thực tế. Vì vậy, thay vì phản ứng lại với những tình huống xấu, bạn nên chuẩn bị cho những điều này, đối mặt với sự không chắc chắn một cách chắc chắn.

 

----------

Tác giả: Candice Landau

Link bài gốc: How to Start a Business in 8 Steps — 2021 Guide

Dịch giả: Lê Khánh Duy - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024