Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/02/2021 22:02 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Làm Thế Nào Để Tạo Ra Các Đoạn Hội Thoại Ngắn Và Làm Chủ Các Kĩ Năng Xã Hội Nâng Cao?


Bạn nghĩ rằng kỹ năng xã hội là một thứ gì đó mà bạn phải có từ khi vừa sinh ra ư? Hãy suy nghĩ lại nhé. Tôi sẽ cho bạn thấy cách để tạo ra các đoạn hội thoại ngắn và cách để làm chủ các kỹ năng xã hội nâng cao khác nữa.

Bạn có thấy những câu nói này nghe quen thuộc không?

  • “Tôi ghét những cuộc trò chuyện ngắn, hãy vào luôn trọng tâm đi…”

  • “Chúng ta đã bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện ngắn và giờ thì một sự khó xử đang kéo dài…”

  • “Tôi không có một ý tưởng nào để bắt đầu một cuộc nói chuyện vì vậy tôi chỉ yên lặng ngồi đó”

Cuộc trò chuyện ngắn ư :((

Nhưng tôi có một tin tốt đây: đoạn hội thoại ngắn thực ra là một kĩ năng đấy. Và cũng giống như bất kì kĩ năng khác, bạn có thể trở nên tự nhiên hơn với nó bằng cách luyện tập. Hàng nghìn học viên của tôi đã cải thiện được kỹ năng xã hội của họ (đặc biệt là khi họ không có "thiên bẩm" trong các tình huống xã hội).

Hôm nay tôi sẽ mang đến cho các kịch bản chi tiết để giúp bạn bắt đầu quá trình này. Cuối cùng, bạn sẽ có thể để những kịch bản đó sang một bên và biến chúng thành của riêng bạn - để cho cá tính của bạn được tỏa sáng.

 

Tại sao tạo một đoạn hội thoại ngắn lại quan trọng?

Tại sao cần làm chủ cuộc nói chuyện ngắn? Đi thẳng vào vấn đề trọng tâm có dễ dàng hơn không?

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện về người bạn làm diễn viên của tôi. Chúng tôi nói với nhau về cách mà cô ấy đã đi qua rất nhiều mối tình và những người đàn ông luôn yêu say đắm cô. Họ có một mối quan hệ nhanh chóng và cảm giác kết nối sâu đậm một cách đáng kinh ngạc chỉ một tiếng đồng hồ sau khi gặp cô ấy.

Điều họ không thể hiểu được là cô ấy có kỹ năng xã hội tuyệt vời, cô có thể gợi lên cảm xúc đáng kinh ngạc này ở hầu hết những người mà cô tương tác. Cô hoàn toàn minh bạch, nhưng kỹ năng xã hội quá “đỉnh” đó lại mang đến cho cô phiên bản tốt nhất của bản thân - khiến cô ấy gần như không thể cưỡng lại được. 

Bước đầu tiên để chạm đến mức kĩ năng này là làm chủ cách mở đầu cuộc nói chuyện. 

 

3 cách mở đầu đạt hiệu quả trong 90% trường hợp

Dưới đây là 3 script hiệu quả trong mọi tình huống:

  • “Chào. Buổi sáng của bạn thế nào?”

  • “Xin chào! Tôi không nghĩ là chúng ta từng gặp nhau rồi. Tôi là Ramit.”

  • “Buổi sáng tốt lành. Bạn có khỏe không?”

Dường như quá đơn giản phải không nào?

Tôi cố ý đó. Hãy để ý đến sự bình thường của chúng. Sự thật là chúng ta sẽ không phải tìm kiếm từ ngữ quá cao siêu. Chúng ta đơn giản là đang tìm kiếm cách để kết nối và xây dựng các mối quan hệ.

Thật dễ để gật đầu và nhún vai rồi sau đó quay lại với những gì bạn thường làm (có thể không bao gồm những cuộc trò chuyện thoải mái với bất kỳ ai mà bạn muốn bắt chuyện).

Hoặc là bạn có thể thử cách khác. Sử dụng những bản script này từ hôm nay và cảm nhận cách chúng khơi dậy phản ứng tích cực của những người xung quanh bạn. 

Đã bao nhiêu lần chúng ta lướt qua người giữ cửa, nhân viên pha chế đồ uống ở các quán bar, người qua đường, người pha chế cafe và rồi dùng điện thoại để lẩn tránh những cuộc nói chuyện xã giao?

Chúng ta có thể thay đổi điều đó ngay từ ngày hôm nay. Chỉ với một bước rất nhỏ thôi - nói câu Xin chào! Hãy sử dụng một trong các lời ngỏ này để bắt đầu nói chuyện với người bạn chưa quen biết từ bây giờ nhé.

 

Cách để luyện tập tạo những cuộc nói chuyện ngắn: Những thử nghiệm rủi ro thấp

Những câu mở đầu thông thường ở phần trên là những lời khuyên hữu ích khi bạn đang cố gắng để nghĩ ra điều gì để nói.

Nhưng phần khó nhất không phải là có thứ gì để nói mà là có đủ tự tin để thực hiện điều đó. Một trong những cách tốt nhất để tạo dựng sự tự tin là bắt đầu nhiều đoạn hội thoại ngắn trong môi trường rủi ro thấp.

Dưới đây là một vài bản script để giúp bạn luyện tập kĩ năng nói chuyện ngắn với thợ pha cafe hay nhân viên bán hàng.

Kịch bản 1: Người phục vụ và thợ pha chế cafe

Đó là những người được trả lương để trở nên thân thiện, nên đó là một trường rủi ro thấp. Bạn chỉ cần nhận thức được khung cảnh xung quanh: ví dụ, đừng cố tạo dựng những cuộc trò chuyện ngắn ở nơi có một hàng gồm 50 người đang đứng chờ order ở sau bạn.

Họ sẽ hỏi rằng bạn muốn gọi món gì. Thay vì gọi những món quen thuộc (đối với tôi là trà xanh đá xay, không đường), trước tiên hãy nở một nụ cười rồi sau đó thử nói rằng: “Món nào ở đây là ngon vậy? Khi khách hàng không biết nên gọi món gì, bạn có gợi ý gì cho họ không?”

Từ đó, bạn sẽ đặt món theo gợi ý của họ (“Nghe hay đấy! Tôi sẽ thử nó) hoặc theo thông lệ của bạn (“OK, tôi sẽ thử nó vào lần tới.”)

Những câu bông đùa cũng có thể thêm hiệu quả đấy, nhưng hãy kiểm tra khả năng truyền đạt của bạn trước khi thử nó: “Bạn đã bao giờ cố tình viết sai chính tả tên ai đó trên cốc vì bạn không thích họ chưa?” hay “Nghiêm túc mà nói, đơn hàng điên rồ nhất mà bạn nhận được trong tuần này là gì vậy?” (Chú ý là từ “tuần này” sẽ giúp họ thu hẹp phạm vi câu hỏi và trả lời một cách dễ dàng hơn. Bạn cũng không muốn hỏi những câu đầy tính triết lý đúng không nào!)

Hãy nở một nụ cười và giữ tông giọng nhẹ nhàng. Thật tuyệt vời!

Kịch bản 2: Nhân viên thanh toán

Hầu hết các nhân viên thanh toán hành động như những bánh răng trong một bộ máy. Bằng cách dành ra thêm vài giây để tạo kết nối thực sự, bạn sẽ tự động trở nên nổi bật.

"Bạn có được giảm giá khi là nhân viên không?"

[Cầm lên một tờ báo lá cải] ”Tôi không nghĩ là mình từng thấy ai đó mua những thứ này. Bạn có bán được nhiều không?”

Hãy thử hỏi như vậy hoặc tạo ra câu hỏi của riêng bạn dựa trên điều đó. Và nhớ lắng nghe phản hồi của họ, rồi nở một nụ cười và tiếp tục câu chuyện.

Vấn đề ở đây là những bài kiểm tra vi mô trong môi trường rủi ro thấp như trong quán cafe hay cửa hàng sẽ cho bạn trải nghiệm giá trị và sự tự tin mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp áp lực hơn như ở những hội thảo hay quán bar.

 

Cái giá vô hình của kỹ năng xã hội kém.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kĩ năng xã hội của bạn chỉ ở mức trung bình?

Đôi khi những người không nhận ra được tầm quan trọng của kỹ năng xã hội lại là những người cần chúng NHẤT.

Hãy xem trường hợp sau đây:

Gửi từ: M

Ngày: Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2012, lúc 15:40 

Chủ đề: Những bài đăng yêu thích của tôi trong năm 2012

Gửi đến: ramit@iwillteachyoutoberich.com

 

Chào Ramit,

Tôi có phản hồi cho ông, tôi luôn nghĩ rằng một trong những lời khuyên hữu ích nhất của ông là về việc biết khi nào nên ngừng nói và có thể lắng nghe thay vì chỉ liên tục độc thoại. Tôi sẽ lấy một ví dụ cổ điển nếu ông muốn sử dụng nó đối với học sinh của mình. Trong một bữa tiệc gần đây, có một người phụ nữ than thở về việc không có bất kì công việc tự do nào trong ngành của cô ấy. Tôi có người bạn phụ trách một dự án mới ngay trong chính lĩnh vực của cô, đang tuyển dụng nhân viên cho vị trí rất giống với những gì cô mô tả về công việc mơ ước của mình. Khi tôi hỏi cô ấy để xem xem liệu cô có phù hợp để giới thiệu với anh bạn của tôi hay không thì cô chỉ tập trung vào việc là trung tâm của sự chú ý mà không hề để ý hay hoàn toàn phớt lờ những gì tôi nói. Không ai có thể nói thêm vào câu chuyện. Cô ấy cũng không hề nhận ra rằng mình đã thất bại trong bài phỏng vấn ẩn đó.

Mọi công việc mơ ước của tôi đều đến từ những cuộc phỏng vấn không chính thức nhiều tháng hay cả năm trước khi tôi từng làm việc với họ. Những tương tác đó là một lời nhắc nhở về những cơ hội tuyệt vời mà bạn bắt gặp có thể mất đi nhanh chóng như thế nào bởi sự thiếu hiểu biết của chính mình.

Cảm ơn những tài liệu hữu ích của ông trong một năm qua nhé Ramit!

Mona

 

… Cô ấy sẽ chẳng bao giờ biết được mình đã lỡ mất điều gì.

Chúng ta đã trải qua điều đó bao nhiêu lần mỗi ngày? Điều đáng sợ là: chúng ta sẽ không bao giờ biết mình đã bỏ lỡ điều gì bởi vì kỹ năng xã hội kém. Những cơ hội đó chỉ đơn giản là không còn tồn tại.

Ví dụ:

  • Chúng ta không nói chuyện với cô gái đó ở quán bar. Và rồi qua nhiều năm, chúng ta nhận được “lựa chọn thứ hai” từ đối phương, nhưng không phải là người chúng ta muốn mà là người còn sót lại.

  • Bạn “dậm chân tại chỗ” trong việc kết giao với những người bạn mới bởi vì khá khó để gặp gỡ nhau sau khi tốt nghiệp, đặc biệt nếu bạn không đi chơi nhiều.

  • Về mặt kỹ thuật, chúng ta rất giỏi, nhưng lại thất bại trong cuộc phỏng vấn hay bỏ qua cơ hội thăng chức, hoặc không ở trong nhóm những nhân viên mà cấp trên quan tâm.

Thậm chí còn có những ví dụ ám ảnh hơn về hậu quả của việc có kỹ năng xã hội ở dạng “xoàng”:

  • Tôi có những người bạn nghĩ rằng chỉ cần kiếm đủ tiền là sẽ đủ để thu hút một đối phương. Họ đã dành tận 5- 10 năm để làm việc mà chẳng bao giờ dành thời gian để học cách bắt chuyện với một chàng trai hay một cô gái (Thực sự có rất nhiều người Ấn Độ như vậy). Xem nào? Họ đã có nhiều công việc tốt và nhiều tiền ở ngân hàng nhưng lại lỡ một kỹ năng cốt lõi - và kết quả là, nhóm những đối tượng tiềm năng sẽ ít hơn những người khác.

  • Một người bạn của tôi điều hành một công ty công nghệ thành công và đang xem xét mua lại một công ty một thành viên nhỏ. Sau một đêm nhậu, anh ấy hỏi tôi nghĩ gì về anh. Anh ấy là một người bạn tốt nên tôi đã nói cho anh một sự thật đau lòng rằng anh đã quá tự mãn với kinh nghiệm của mình, tôi không muốn anh vào đội của tôi và cũng nói rõ lý do. Người bạn đó đã hủy quyết định mua lại vào ngày hôm sau. Anh ấy sẽ không bao giờ biết được rằng những kỹ năng xã hội của mình khiến anh phải trả một ngày lương 7 con số.

Tất cả những cơ hội bị bỏ lỡ này gộp lại trong hơn 10 năm là gì? 30 năm?

Nếu bạn học được dù chỉ MỘT kỹ thuật để cải thiện kỹ năng xã hội của mình - thứ bạn có thể sử dụng hàng ngày khi nói chuyện với đồng nghiệp, đàn ông, phụ nữ, thậm chí là những người tình cờ trên đường phố - điều đó sẽ đáng giá bao nhiêu?

 
Giới thiệu về video “Small Talk” 

Tôi đã tạo một video mới cho bạn, một khóa học cấp tốc 30 phút về cải thiện kỹ năng xã hội của bạn. Tôi không muốn chỉ cung cấp cho bạn một hoặc hai “mẹo” ngẫu nhiên. Tôi muốn đi sâu hơn.

Video bao gồm các kịch bản dễ dàng để bắt đầu một cuộc trò chuyện, giữ cho nó tiếp tục và kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự (ngay cả với những câu chuyện phiếm). Tôi cũng bao gồm một bản tóm tắt kỹ năng xã hội trực tiếp về cách tạo đoạn hội thoại ngắn, cộng với ý tưởng hiệu quả của Story Toolbox.

1:28 - Xem khi tôi phân tích lần xuất hiện trên truyền hình quốc gia mới nhất của mình, theo từng nhịp

4:07 - Những lỗi kỹ năng xã hội mà tôi thường mắc phải

5:44 - Làm thế nào để bạn bắt chuyện với một người lạ?

8:20 - Làm thế nào để bạn tiếp tục cuộc trò chuyện?

13:47 - Làm thế nào để bạn kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự?

16:57 - Your Story ToolBox: Làm thế nào để khiến bản thân trở nên đáng nhớ?

20:50 - Bạn tạo những cuộc nói chuyện ngắn như thế nào?

 
HÃY LÀM NGAY HÔM NAY

Trong video lúc 16:57, tôi đã mô tả Story ToolBox, một ý tưởng công việc trong mơ cho phép bạn tham gia vào bất kỳ hoạt động tương tác nào - phỏng vấn việc làm, quán bar hoặc tiệc cocktail - và ngay lập tức có 5-10 câu chuyện để sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào.

Những người hoạt động hàng đầu biết rằng bằng cách sử dụng những câu chuyện này - những câu chuyện luôn nhận được phản ứng tích cực - họ có thể kết nối ngay lập tức với bất kỳ ai.

Hôm nay, tôi muốn bạn bắt đầu xây dựng Your Story ToolBox.

----------

Tác giả: Ramit Sethi

Link bài gốc: How to make small talk and other advanced social skills

Dịch giả: Vũ Ngọc Mai - ToMo - Learn Something New 

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024