Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/12/2020 22:12 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 25 Mẹo “Chắc Như Bắp” Giúp Bạn Khởi Nghiệp Thành Công


Việc đa số các công ty khởi nghiệp đều thất bại thật không có gì bất ngờ. Nhưng nhờ vào nghiên cứu của Shikhar Ghosh, giảng viên cao cấp của Trường Kinh doanh Harvard, chúng ta ít nhất có thể đặt một con số chính xác cho tỉ lệ thất bại này- 75%- và hy vọng rằng chúng ta sẽ không nằm trong số đó. Với ba phần tư số công ty khởi nghiệp được đầu tư bằng vốn mạo hiểm đều thất bại, làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp mới của mình sẽ không nằm trong số đó?

Dưới đây là 25 “tuyệt chiêu” sẽ giúp bạn có mặt trong 25% may mắn.

 

1. Biết rõ mục đích của bạn
Công ty khởi nghiệp của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu gì? Tại sao mọi người phải quan tâm? Nếu bạn có thể trả lời 2 câu hỏi chính yếu này, bạn đã trên đường đi đến thành công rồi đấy!
 
 
2. Làm việc bạn yêu thích

Nếu bạn không thật sự đam mê nó, bạn sẽ dễ bị cám dỗ trong những thời điểm khó khăn. Nếu bạn có thể làm điều gì đó mà bạn yêu thích, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục kiên trì. Khởi nghiệp cần hơn 40 giờ làm việc 1 tuần — hãy đảm bảo rằng đây là điều bạn sẵn sàng làm suốt ngày đêm!

 

3. Tin tưởng bản thân

Sự thiếu tự tin có thể hủy hoại bạn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải tin tưởng vào bản thân mình. Nếu bạn biết rằng mình đang nỗ lực 100% để tạo nên thành công cho doanh nghiệp của mình, bạn chắc chắn sẽ thấy tự tin hơn.

 

4. Giao thiệp với những người sẵn sàng giúp đỡ bạn

Mặc dù bạn không muốn ở gần những người “ba phải”, nhưng điều quan trọng là bạn cũng không phải liên tục tranh giành với những người khiến bạn và doanh nghiệp của bạn thất bại. Đừng lãng phí thời gian hay năng lượng của mình chỉ để phòng thủ.

 

5. Học từ sự chỉ trích

Sự tiêu cực về lâu dài sẽ không có ích gì đối với bạn, nhưng những lời chỉ trích thiện chí có thể rất có giá trị. Bất kỳ cơ hội nào để cải thiện một khía cạnh của doanh nghiệp bạn đều nên được hoan nghênh nhiệt liệt.

6. Thử thách sự khôn ngoan thông thường

Học cách nhận ra được khi nào lời khuyên hữu ích chỉ là một gợi ý để phù hợp với mô hình phổ biến của thời đại.

 

7. Học hỏi không ngừng

Bạn nghĩ rằng bạn biết tất cả? Hãy nghĩ lại. Luôn luôn có rất nhiều điều để học hỏi, vì vậy đừng trở nên quá tự mãn. Mọi thứ bạn học được chính là cơ hội để cải thiện doanh nghiệp của mình. Điều đó cũng xảy ra khi bạn mắc phải sai lầm — tất cả các công ty khởi nghiệp đều không tránh khỏi sai sót, nhưng những doanh nhân biết rút kinh nghiệm từ đó sẽ có khả năng nằm trong 25% thành công.

 

8. Chọn một cái tên hay

“Hay” có thể là một tiêu chuẩn chủ quan, vì vậy bạn nên thử đưa ra quyết định dựa trên những gì mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ thích.

 

9. Phục vụ khách hàng của bạn, không phải bạn

Mặc dù bạn có quyền sở hữu công ty khởi nghiệp của mình, nhưng hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng là để phục vụ khách hàng của bạn chứ không phải bạn — các dự án viển vông sẽ không thể tồn tại lâu. Hãy nghĩ tới khách hàng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì và bạn sẽ phải tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ mà họ hứng thú.

 

10. Biết rõ khách hàng cần gì

Việc giả sử một cách mù quáng rằng bạn biết rõ những gì khách hàng muốn có thể rất tốn kém. May mắn thay, việc nghiên cứu về nó trước sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn — bạn có thể tìm kiếm trên các diễn đàn, đặt câu hỏi trên các trang mạng xã hội hoặc chi một số tiền để khảo sát ý kiến ​​(và tránh được cho mình một sai lầm đắt giá !)

11. Huy động vốn phù hợp

Mặc dù bạn cần đủ tiền để mang lại cho công ty khởi nghiệp của mình mọi cơ hội thành công, nhưng hãy nhớ rằng sở hữu quá nhiều tiền có thể khiến bạn lười biếng và luôn sẵn sàng chi tiền “mạnh tay”. Tất nhiên, bạn có thể  lựa chọn sử dụng các quỹ khẩn cấp - chỉ cần đảm bảo rằng bạn có thể tuân theo một ngân sách chặt chẽ và xác định chính xác trường hợp khẩn cấp là gì.

 

12. Lên kế hoạch kỹ lưỡng

Kế hoạch kinh doanh không đơn thuần chỉ là một việc làm miễn cưỡng để giúp bạn có vốn — nó có thể hoạt động như một kim chỉ nam giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Nó rất dễ bị cuốn vào các chi tiết nhỏ và đánh mất bức tranh toàn cảnh.

 

13. Đừng lên kế hoạch quá lâu dài

Đừng để bị mắc bẫy khi suy nghĩ rằng bởi vì bạn đang lập kế hoạch rõ ràng nên bạn sẽ làm việc hiệu quả. Việc lập kế hoạch phải mở đường cho việc thực hiện — càng sớm càng tốt, vì vậy hãy sử dụng thời gian một cách khôn ngoan.

 

14. Tiếp tục lên kế hoạch

Khi bạn đã hoàn thành một ít việc, hãy tiếp tục cố gắng và quay lại lập kế hoạch. Việc thường xuyên đánh giá lại doanh nghiệp và hướng đi của doanh nghiệp có thể sẽ giúp bạn tìm được thêm nhiều cơ hội phát triển.

 

15. Dự đoán tương lai

Không ai có thể biết chắc chắn ngày mai sẽ ra sao, nhưng nếu bạn luôn cập nhật thông tin và biết cách nhìn ra các xu hướng sắp tới, bạn sẽ có nhiều khả năng thành công trong việc dự đoán tương lai.

16. Thích nghi

Tuy nhiên, không ai có thể đoán trước được mọi thứ — suy cho cùng thì bạn cũng chỉ là con người — vì vậy hãy đảm bảo bạn và doanh nghiệp của bạn đủ linh hoạt để phản ứng nhanh trước những tình huống bất ngờ. Đừng để giống như công ty cho thuê phim Blockbuster, một doanh nghiệp mới nhưng đã thất bại trong những năm gần đây vì không có khả năng xoay sở trước những tình huống khó khăn.

 

17. Tận dụng mạng trực tuyến

Việc khai thác sức mạnh của các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp kết nối bạn với các nhân viên, đối tác, khách hàng, nhà cung cấp tiềm năng hoặc những người có thể quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

 

18. Nhưng cũng đừng quên những cơ hội ngoại tuyến

Hãy tạm thời rời xa máy tính, cất điện thoại thông minh đi và giao lưu với mọi người ngoài đời thực tại các hội nghị và sự kiện kết nối doanh nghiệp. Sự liên kết mà bạn có thể tạo ra với một người gặp trực tiếp chắc chắn sẽ mạnh hơn khi chúng ta ngồi trước màn hình. Và tất nhiên, đừng quên mang theo một danh thiếp chuyên nghiệp để biến cuộc gặp gỡ tình cờ thành một mối quan hệ đúng nghĩa.

 

19. Giao lưu với đúng người

Việc kết nối doanh nghiệp là một phương tiện giúp bạn đạt được mục đích cuối cùng — bạn cần xác định ai là người xứng đáng với thời gian của mình và ai thì không. Đừng đánh giá thấp giá trị của một người hữu ích, và tương tự, đừng đánh giá thấp khả năng phá hoại của một người không giúp ích được gì cho doanh nghiệp của bạn.

 

20. Tận tâm với công việc

Việc khởi nghiệp không hề giống như một công việc hành chính bình thường — nếu bạn muốn tránh thất bại, bạn phải chuẩn bị để phù hợp với cuộc sống xung quanh công việc. Có vẻ như làm việc cho bản thân sẽ là những giây phút tuyệt vời hơn, nhưng để thành công, rất có thể bạn sẽ phải làm nhiều hơn 40 giờ tiêu chuẩn một tuần. Ở khía cạnh tích cực, bất cứ kết quả nào từ sự chăm chỉ của bạn đều hoàn toàn thuộc về bạn.

21. Nhưng cũng đừng quên thư giãn

Mặc dù bất kỳ doanh nhân nào cũng phải chịu nhiều áp lực bởi khối lượng công việc tăng lên, nhưng bạn vẫn cần tìm thời gian để thư giãn. Nếu không nghỉ ngơi hợp lý, bạn chắc chắn sẽ bị kiệt sức, gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp của mình hơn.

 

22. Thương lượng mọi thứ

Bất cứ khi nào một mức giá được báo cho bạn, hãy nhớ rằng một tỷ lệ hợp lý của nó sẽ là tỷ suất lợi nhuận. Bạn có thể giảm mức lợi nhuận đó vì lợi ích của bạn không? Không phải lúc nào bạn cũng có thể được giảm giá, nhưng bạn nên nhớ một trong những quy tắc quan trọng nhất của cuộc sống: nếu bạn không mở lời, bạn sẽ không nhận được gì cả.

 

23. Phát triển một quảng cáo chiêu hàng ngắn gọn

Tất nhiên, nếu bạn muốn thuyết phục những người quan trọng rằng bạn xứng đáng với thời gian của họ, bạn sẽ phải thu hút sự chú ý của họ trong vòng 30 giây. Nếu bạn có thể phát triển một quảng cáo chiêu hàng ngắn gọn nhưng thu hút được mọi người và cho thấy ý tưởng của bạn có tiềm năng, chắc chắn bạn sẽ có được nhiều thời gian hơn để thảo luận các vấn đề chi tiết với họ sau này.

 

24. Bắt đầu việc tiếp thị

Nếu mọi người không biết bạn tồn tại, bạn không thể trông mong gì vào những kết quả tốt đẹp được. Dù ngân sách của bạn là bao nhiêu, có những điều bạn có thể làm (như mẹo số 17) để bắt đầu giới thiệu về công ty khởi nghiệp của bạn ngay bây giờ — đăng bài, liên hệ với các trang blog và kể với những ai sẵn sàng lắng nghe về dự án mới của bạn.

25. Đừng từ bỏ!

Trong nhiều trường hợp, các công ty khởi nghiệp không thất bại — nhưng những người đứng sau họ chọn cách bỏ cuộc. Việc hiệu quả nhất mà bạn có thể làm để tạo nên thành công cho công ty khởi nghiệp của mình là gì? Đó chính là không bao giờ chịu thua!

----------

Tác giả: Rob Young

Link bài gốc: 25 Tips to Make Sure Your Startup Doesn’t Fail

Dịch giả: Trần Thụy Đoan Trang - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024