Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/10/2020 16:10 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
Điều gì sẽ xảy ra nếu hai khối rác không gian va chạm vào nhau?


Vào ngày 22/9 vừa qua, ba phi hành gia phục vụ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã được lệnh đến trú ẩn gần một tàu thoát hiểm ở khu vực trạm của Nga. Bởi NASA đã phát hiện ra một mảnh vỡ không gian lớn đang hướng về phía trạm vũ trụ, do đó đã khởi động các động cơ đẩy khẩn cấp để tránh cái mà họ gọi là "sự kết hợp có thể xảy ra" với vật thể.

Đây là lần thứ ba kể từ tháng Giêng, trạm vũ trụ bị buộc phải điều động đột xuất và nó một lần nữa làm nổi bật vấn đề ngày càng gia tăng về các mảnh vỡ trong quỹ đạo Trái đất.

Đầu tuần này, công ty theo dõi rác không gian LeoLabs đã đưa ra cảnh báo rằng một vụ va chạm lớn khác có thể sắp xảy ra.

Một phần của tên lửa Trung Quốc đã bị loại bỏ và một vệ tinh của Liên Xô đã ngừng hoạt động sẽ bay qua nhau trong phạm vi 25 mét, với xác suất va chạm là 10%. Khối lượng tổng hợp của chúng là 2.800kg, cùng với vận tốc tương đối là 53.000 km/h, có nghĩa là bất kỳ vụ va chạm nào cũng sẽ vô cùng thảm khốc.

"Đây là một sự kiện có khả năng nghiêm trọng", cựu phi hành gia và đồng sáng lập LeoLabs, Ed Lu nói. "Nó nằm giữa hai vật thể lớn và ở độ cao 991km. Nếu va chạm sẽ có rất nhiều mảnh vỡ ở lại quỹ đạo trong một thời gian dài."

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu hai khối rác không gian va chạm vào nhau? - Ảnh 1.

Dự đoán của LeoLabs về vụ va chạm.

 

Hàng trăm - có thể là hàng nghìn - mảnh vỡ, do vụ va chạm tạo ra sẽ phát nổ theo các hướng khác nhau, tạo ra vô số khả năng va chạm khác. Nhà thiên văn học Jonathan McDowell, thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, cho biết điều này sẽ làm tăng số lượng mảnh vỡ không gian lên "10% đến 20%".

Một nghiên cứu năm 1978 của nhà khoa học Nasa Donald Kessler cũng cảnh báo rằng hiệu ứng domino của một sự kiện như vậy có thể tạo ra một lớp mảnh vỡ không thể xuyên thủng, khiến các vụ phóng tàu vũ trụ hay tên lửa vào không gian được thực hiện trên mặt đất sẽ không thể thực hiện được. Và về cơ bản, nó như một cái bẫy nhốt con người trên Trái đất.

Chính nghiên cứu này đã thúc đẩy NASA thành lập Chương trình mảnh vỡ quỹ đạo một năm sau đó, nhằm phát triển các cách theo dõi rác không gian và phát triển các biện pháp loại bỏ nó.

Nhưng vấn đề chỉ trở nên tồi tệ hơn kể từ đó. Hiện ước tính có khoảng 200.000 vật thể có kích thước từ 0,4 đến 4 inch và hàng chục nghìn vật thể lớn hơn 4 inch, theo Mạng lưới Giám sát Không gian Hoa Kỳ.

Quản trị viên NASA, Jim Bridenstine, đã kêu gọi hành động trên Twitter vào tháng trước: "Trong hai tuần qua, đã có ba vụ va chạm tiềm ẩn được quan tâm cao. Các mảnh vỡ đang ngày càng tồi tệ hơn! "

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu hai khối rác không gian va chạm vào nhau? - Ảnh 2.

 

Hiện tại không có luật pháp quốc tế nào liên quan tới việc dọn rác không gian, tuy nhiên một số công ty đang cố gắng hành động để giảm thiểu các thảm họa này trong tương lai.

SpaceX đang trong quá trình phóng hàng nghìn vệ tinh lên quỹ đạo, như một phần của dự án Internet không gian Starlink, đã tuyên bố sứ mệnh của nó là "giữ cho không gian sạch sẽ". Cụ thể, mỗi vệ tinh của SpaceX đều được trang bị một hệ thống đẩy, thứ sẽ được kích hoạt để đẩy chúng vào bầu khí quyển của Trái đất và cháy lên, vào cuối vòng đời.

Dữ liệu từ LeoLabs cho thấy rằng viễn cảnh va chạm của hai vệ tinh Trung-Nga mới nhất đã được tránh khỏi trong gang tấc. Nhưng mặc dù vậy, các mối đe dọa vẫn còn hiện hữu.

"Rác không gian không phải là trách nhiệm của riêng một quốc gia nào, mà là trách nhiệm của mọi quốc gia du hành vũ trụ", trang web của NASA tuyên bố. "Vấn đề quản lý các mảnh vỡ không gian vừa là một thách thức quốc tế, vừa là cơ hội để bảo tồn môi trường không gian cho các sứ mệnh thám hiểm không gian trong tương lai… Không gian xung quanh hành tinh này chứa đầy rác. Đã đến lúc phải đổ rác ra ngoài".

 
genk.vn



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024