Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/10/2020 10:10 # 1
camnangreview
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 06/04/2019
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 0
Đề Cương Lý Thuyết và Các Dạng Bài Tập Môn Kiểm Toán


Câu hỏi lý thuyết:

Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tài chính trong mối quan hệ với nghiệp vụ tài chính?

Trả lời

Nghiệp vụ tài chính hay hiệu năng, hiệu quả quản lý là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng, trong đó kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ là những nhân tố quan trọng để đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán.

Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các đơn vị do kiểm toán viên có trình độ, nghiệp vụ tương xứng thực hiện dựa theo hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.

Kiểm toán nghiệp vụ cũng là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các nghiệp vụ cụ thể trong các bộ phận để từ đó hướng tới đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng.

Kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ đều là các hình thức kiểm toán được phân loại theo đối tượng kiểm toán cụ thể nên giữa hai hình thức kiểm toán này có những điểm chung và điểm khác biệt.

*   Giống nhau:

  • Về chức năng: Cả 2 hình thức kiểm toán này đều có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Chức năng xác minh nhằm khẳng định tính trung thực của các tài liệu, thông tin thu thập được và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay tạo lập các bảng khai tài chính. Biểu hiện của chức năng xác minh là báo cáo kiểm toán.

Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện thông qua các phán quyết và những sự tự vấn đối với các doanh nghiệp. Biểu hiện của chức năng này là thư quản lý.

  • Về đối tượng kiểm toán: cả kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ đều có chung đối tượng kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính cũng như hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ cụ thể.
  • Về phương pháp kiểm toán: cả 2 hình thức kiểm toán này đều sử dụng 2 phương pháp kiểm toán đó là kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.

Kiểm toán chứng từ bao gồm: kiểm kê, điều tra và trắc nghiệm

  • Về chủ thể kiểm toán: đều là kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ với đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức phù hợp.

*    Khác nhau:

  Kiểm toán tài chính Kiểm toán nghiệp vụ

 

 

Mục đích kiểm toán

Thu thập bằng chứng để giúp đưa ra những kết luận kiểm toán phục vụ cho hoạt động công khai hoá tài chính.

Góp phần bảo vệ tài sản, bảo đảm độ tin cậy của thông tin, tuân thủ pháp lý, hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý.

 

 

Đối tượng trực tiếp

Các bảng khai tài chính

Tài sản và các nghiệp vụ cụ thể

 

 

Cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất Hiện tại chưa có hệ thống chuẩn mực chung thống nhất, mà chỉ có các tiêu chuẩn, định mức, các quy định cụ thể.

 

 

Phương pháp cụ thể

Thường sử dụng phương pháp kiểm tra cân đối. Phương pháp áp dụng theo hướng tổng hợp hoặc chi tiết các phương pháp kiểm toán cơ bản.

Sử dụng phương pháp đối chiếu trực tiếp số liệu, thông tin. Sử dụng hoặc chi tiết các phương pháp kiểm toán cơ bản.

 

 

 

Khách thể kiểm toán

Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có bảng khai cần xác minh, cá nhân có tài khoản. Bộ phận hoặc loại hoạt động trong khách thể kiểm toán.

 

Trình tự chung trong quan hệ với kế toán

Ngược với trình tự kế toán, kiểm toán từ các bảng khai trước tiên, sau đó mới kiểm tra đến các chứng từ và nghiệp vụ cụ thể. Theo trình tự kế toán. Bắt đầu các chứng từ, nghiệp vụ cụ thể rồi sau đó mới đến các báo cáo.

 

Trình tự theo các bước cơ bản

Gắn với kiểm soát nội bộ và tính tổng quát, tình thời điểm của bảng khai tài chính Tuỳ theo đối tượng kiểm toán cụ thể: tài sản, nghiệp vụ, hiệu quả của hoạt động.

Câu 2: Nêu định nghĩa Kiểm toán nghiệp vụ và các đặc trưng của KTNV?

Trả lời

  1. Kiểm toán nghiệp vụ: là xác minh và bày tỏ ý kiến về các nghịêp vụ cụ thể trong các bộ phận hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng.
  2. Đặc trưng của kiểm toán nghiệp vụ:
  3. Đối tượng kiểm toán: các nghiệp vụ cụ thể (nghiệp vụ tài chính và nghiệp vụ phi tài chính)
  4. Mục đích trong kiểm toán:

- Cung cấp thông tin đúng đắn và khách quan, tin cậy; củng cố tăng cường nền nếp trong doanh nghiệp

- Hướng tới xem xét và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ trong Doanh nghiệp

- Xem xét và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động và tính hiệu năng quản lý

  1. Chủ thể kiểm toán:

Kiểm toán viên nhà nước à Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán viên độc lập à Kiểm toán tài chính

Kiểm toán viên nội bộ à Kiểm toán nghiệp vụ

  • Bất kỳ kiểm toán viên nào khi tiến hành kiểm toán nghiệp vụ cũng phải có đủ trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức

KTV nhà nước tiến hành kiểm toán nghiệp vụ khi kế hoạch kiểm toán có yêu cầu

KTV độc lập tiến hành kiểm toán nghiệp vụ khi khách hàng có yêu cầu

KT nội bộ tiến hành kiểm toán nghiệp vụ để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình

  • Ngoài ra KTV khi tiến hành kiểm toán nghiệp vụ cần phải đảm bảo tính độc lập (là đk cần và đủ để đảm bảo tính khách quan)
  1. Các loại kiểm toán:

- Kiểm toán chức năng: là việc xem xét và đánh giá chức năng trong từng bộ phận của đơn vị

- Kiểm toán nghiệp vụ đặc biệt: xem xét và đánh giá các nghiệp vụ cụ thể trên yêu cầu đặc biệt của ban quản lý.

- Kiểm toán tổ chức: xem xét và đánh giá cơ cấu tổ chức trong các phòng ban, bộ phận của một đơn vị

  1. Trình tự tiến hành: 3 giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc

- Chuẩn bị: đảm bảo chuẩn bị các yếu tố về kĩ thuật, nhân sự, pháp lý để phục vụ cho thực hiện kiểm toán

- Thực hiện: trên cơ sở kế hoạch và chương trình đã được thiết lập thực hiện kiểm toán phải thu nhập đầy đủ các bằng chứng thích hợp

- Kết thúc: trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đã thu thập ở gđ thực hiện các KTV đưa ra ý kiến nhận xét về đối tượng kiểm toán.

Bài 1: Kiểm toán nghiệp vụ về quỹ.

Rà soát số liệu và nghiệp vụ:

* Rà soát số liệu trên Nhật ký của kiểm toán viên:

  1. Trong các lệnh chi số 165 ngày 03/06, số 175 ngày 12/6, số 188 ngày 15/6 đã ghi số tiền chi 6.200.000 VND. Kèm theo các lệnh chi có 6 hoá đơn trong đó có 3 hoá đơn có số tiền 1.000.000 VND trên mỗi hoá đơn và 3 hoá đơn còn lại có tổng số tiền 2.000.000 à Cố tình ghi tăng chi 1.200.000 VND, phải đưa vào Bảng kê chênh lệch.
  2. Trong các Phiếu chi số 161 ngày 2/6, số 176 ngày 12/6, số 180 ngày 14/6 với tổng số tiền 15.000.000 VND về khoản tạm ứng cho nhân viên thu mua vật liệu không kèm theo giấy xin tạm ứng à Thiếu chứng từ gốc là giấy đề nghị tạm ứng, phải đưa vào Bảng kê xác minh.
  3. Lệnh chi số 178 ngày 13/6 chi cho Hợp đồng kinh tế cho công ty X không có bản hợp đồng kèm theo à Không có hợp đồng kèm theo, phải đưa vào bảng kê xác minh.

* Rà soát các nghiệp vụ trong NKCT số 1:

- Đối chiếu giữa dòng Cộng với dòng Đối chiếu.

TK Dòng “Cộng” Dòng “Đối chiếu” Chênh lệch Ghi chú
151 8.000 4.000 -4.000 Bảng kê xác minh
152 20.000 16.000 -4.000 Bảng kê xác minh
153 6.000 6.000 0  
154 5.000 --------- +5.000 Không có số liệu đối chiếuà BKXM
155 28.000 28.000 0  
157 25.000 25.000 0  
213 18.000 18.000 0  
315 60.000 60.000 0  

Xem thêm tại: https://tuhoconline.edu.vn/on-ly-thuyet-va-cac-dang-bai-tap-mon-kiem-toan-hoat-dong.html




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024