Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/05/2010 08:05 # 1
huangda
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 11/20 (55%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 21
Tiếng Trung - Ôn tập K15 kiến thức - Kỳ I


Những vấn đề cơ bản của tiếng Trung theo mình các bạn "sơ cấp" nên chú ý và nắm vững ...

1.Thanh điệu
Tiếng Trung có 4 thanh điệu đánh số từ 1 đến 4 nên những người học tiếng Trung đôi khi họ hỏi nhau là thanh số mấy để biết cách phát âm từ.
Đây là bảng cách phát âm :

Thanh số 1: mā: là thanh không dấu đọc như bình thường , tuy nhiên phát âm cao
Thanh số 2: má: đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt , xuất phát từ trung và cao dần
Thanh số 3: mă: đọc giống dấu hỏi mả , xuất phát từ trung , xuống thấp rồi lên cao nhanh
Thanh số 4: mà: đọc giống dấu nặng mạ , xuất phát từ cao về thấp
Còn 1 thanh nữa đó là 5 , thanh không dấu đọc bình thường như de

2.Phiên âm
2.1Các phiên âm và phụ âm
Thực ra cái này chẳng cần nhớ nhiều
Nguyên âm: Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi “er”
① Nguyên âm “i”:
- Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và không xuất hiện sau các phụ âm: “z, c, s, zh, ch, sh, r”.
- Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s”.
- Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt và nó chỉ xuất hiện sau “zh, ch, sh, r”.
② Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
③ Nguyên âm “e”:
- Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
- Vị trí 2: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “n, ng, và khi ‘e’ đọc nhẹ”.
- Vị trí 3: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”.
- Vị trí 4: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”.
④ Nguyên âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt
⑤ Nguyên âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt
⑥ Nguyên âm “ü”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
⑦ Nguyên âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.
Phụ âm: Bao gồm 22 kí tự để biểu đạt 22 phụ âm của tiếng phổ thông.
1. b: (p) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, trong, không đưa hơi.
2. p: (p’) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, tắc, trong, đưa hơi.
3. m: (m) đọc giống “m” tiếng Việt.
4. f: (f) đọc giống “ph” tiếng Việt.
5. d: (d) đọc giống “t” tiếng Việt.
6. t: (t’) đọc giống “th” tiếng Việt.
7. n: (n) đọc giống “n” tiếng Việt.
8. l: (l) đọc giống “l“ tiếng Việt.
9. z: (ts) tiếng Việt không có âm này, đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát, trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma sát, trong, đưa hơi.
10. c (ts’) tiếng Việt không có âm này, đọc âm đầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z” ở trên nhưng phải bật hơi mạnh.
11. s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài.
12. zh: (t,s) âm đầu luỡi sau, tắc sát, trong, không đưa hơi, giống “tr” tiếng Việt.
13. ch: (t,s’) âm đầu lưỡi sau, tắc sát, trong, đưa hơi, giống “zh” tiếng Việt.
14. sh: (,s) âm đầu lưỡi sau, sát, trong, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi.
15. r: (z,) âm đầu lưỡi sau, sát, đục, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi.
16. j: đọc giống “ch” tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn.
17. q: đọc giống “j” tiếng Việt khác là bật hơi mạnh.
18. x: đọc giống “j” tiếng Việt khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà chỉ ma sát rồi ra ngoài.
19. g: (k) đọc giống “c” và “k” tiếng Việt, khác là bật hơi mạnh.
20. k: (k’) đọc giống “g”, khác là bật hơi mạnh.
21. h: (x) đọc giống “ng” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi, sát, trong.
22. ng: (n,) đọc giống “ng”, phụ âm này không đứng đầu làm thanh mẫu, chỉ đứng cuối một số vận câu.

Thường gặp :

ai - ai
ei - ây
ao - ao
ou - âu
an - an
en - ân
ang - ang
eng - âng
ong - ung
ia - i+a
ie - i+ê
iao - i+ao
iou - i+âu
ian - i+en
in - in
iang - i+ang
ing - inh & yêng
iong - i+ung
uo - u+ô
uai - u+ai
uei - u+ây
uan - u+an
uen - u+ân
uang - u+ang
ueng - u+âng
üe - uy+ê
üan - uy+en
ün - uyn
................................

5. Nét viết cơ bản

Còn khá nhiều nét biến thể của nó nhưng trình độ chỉ cần nắm những nét cơ bản và vận dụng thành thạo  là 好了 hihi


 
4.Quy tắc viết  cơ bản
Trừ vài ngoại lệ, qui tắc chung là từ trái qua phải; từ trên xuống dưới; từ ngoài vào trong.

1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .
2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .
3. Từ trái qua phải: 州 , 划 , 外 ,
4. Từ trên xuống dưới: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .
5. Từ ngoài vào trong: 司 , 向 , 月 , 同 , 風 , 风 , 周 .
6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 遊 , 道 , 建 . (các bạn chú ý )
7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 ,
8. Vào nhà, đóng cửa: 日, 回 ,  国 ,

5.Kết cấu chữ Hán

Các bạn tham khảo (phần này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trong các kỳ học kế tiếp ...)


1. Trái-phải: 八 , 外 , 北 , 把 , 付 , 明 , 地 . 和 , 好 , 汉 .
2. Trên-dưới: 二 , 分 , 公 , 志 , 定 , 多 ,
3. Ngoài-trong: 日, 回 ,  国 , 固
4. Trái-giữa-phải: 小 , 水 , 做  , 倒 .
5. Trên-giữa-dưới: 三 , 合 , 克 , 器 , 意 ,
6. Trên-phải trên-phải dưới: 但 , 你 , 程 ,
7. Trên-dưới trái-dưới phải:  最 , 命 , 众 ,
8. Trên trái-trên phải-dưới: 想 , 您 ,  些 , 型
9. Góc dưới trái-góc trên phải: 这 , 还 , 过 , 选 , 遊 , 道 .
10. Liên thể: 十 , 人 , 刀 , 了, 七 , 九 , 山 , 南 , 之 .

Phần I về ôn tập xin đc kết thúc tại đây .Các bạn có vấn đề chưa rõ ràng vui lòng để lại cm or liên lạc với mình thanks ! Chúc bạn một ngày vui vẻ !




 
Các thành viên đã Thank huangda vì Bài viết có ích:
17/11/2011 14:11 # 2
rubifan
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 17/11/2011
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Tiếng Trung - Ôn tập K15 kiến thức - Kỳ I


 Xin vui lòng đăng nhiều bài hơn để những người mới nhập học như tôi biết được nhiều hơn. xiexie!



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024