Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/04/2010 09:04 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Đừng sợ ngôn ngữ ..... 8X , 9X


Trong khi các nhà ngôn ngữ ở Việt Nam đau đầu vì sự sáng tạo (đôi khi đi quá xa) của tuổi “teen” thì ở Thái Lan, các chuyên gia ngôn ngữ lại coi đây là một hiện tượng thú vị cần nghiên cứu.

Làn sóng blog du nhập vào nước ta từ hơn 1 năm trở lại đây. Các nhà ngôn ngữ học đang đau đầu về cách sử dụng ngôn ngữ của tuổi "teen" với muôn vàn tiếng lóng, tiếng đọc trại và thậm chí là các từ mới chưa bao giờ xuất hiện trong từ điển.

Bản thân từ "blog" (viết nhật ký trên mạng) cũng vốn không phải là một từ tiếng Anh chính thống. Nó xuất phát từ "web log", tức là những ghi chép trên trang web. Nếu viết liền 2 từ này lại thì nó sẽ được đọc như là "we blog" (chúng tôi blog). Kể từ đó "blog" nghiễm nhiên trở thành một động từ dùng để miêu tả hành động ghi chép hay viết nhật ký trên trang web.

Không chỉ có từ blog, từ khi điện thoại di động và các dịch vụ tán gẫu trực tuyến ra đời, giới trẻ cần có một cách để thông tin nhanh hơn, ngắn gọn hơn.

Ở các nước sử dụng tiếng Anh, bạn đừng ngạc nhiên khi họ viết trong tin nhắn chữ "sk8board" thay vì viết đầy đủ là "skateboard" (ván trượt). Sở dĩ có sự viết tắt này là vì âm "ate" được phát ra nghe tương tự như "eight" (số 8).

Chưa hết, nếu tán gẫu trên internet với một "teen" Thái Lan, hẳn đôi khi bạn sẽ đau đầu vì không hiểu tại sao họ gõ một dãy 55555 trên màn hình. Số 5 trong tiếng Thái đọc là "ha". Bởi vậy 55555 có thể hiểu là "ha ha ha ha ha", một cách biểu hiện tiếng cười sảng khoái.

Còn ở Việt Nam, bỏ sang một bên cái tiếng đọc trại mà lắm lúc ngay cả chính tuổi "teen" còn không thể hiểu nổi, giới trẻ cũng có nhiều cách vận dụng ngôn ngữ thú vị. Họ sẽ gõ trên màn hình chữ "3 em mới đi làm về" thay vì viết đầy đủ "Ba (bố) em...". Họ cũng viết "8 chút xíu đi" thay vì viết đủ "Tám (tán dóc, nhiều chuyện) chút xíu đi". Ngay cả từ "tám" cũng mới được sáng tạo trong thời gian gần đây.

Để liệt kê ra hết những ngôn ngữ tuổi "teen" thì e rằng phải viết ký sự dài kỳ mất. Tuy nhiên, trong khi các nhà ngôn ngữ ở Việt Nam đau đầu vì sự sáng tạo (đôi khi đi quá xa) của tuổi "teen" thì ở Thái Lan, các chuyên gia ngôn ngữ lại coi đây là một hiện tượng thú vị cần nghiên cứu.

Theo họ, hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của tuổi "teen" đang đặc biệt nở rộ trong thời gian này với sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa mà trong đó, internet góp phần không nhỏ. Thậm chí, người Thái còn đang tính chuyện tập hợp một số ngôn ngữ tuổi "teen" để bổ sung vào từ điển. Các nhà ngôn ngữ học Thái cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá về sự sáng tạo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay.

Tuy nhiên, ngôn ngữ tuổi "teen" thường bị quy kết là tiếng lóng vì nó chỉ được công nhận, được hiểu trong một bộ phận của xã hội. Cũng như ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học của Thái đã nỗ lực để tiếng Thái chính thống được sử dụng thay vì tiếng lóng. Thế nhưng họ nhận ra rằng thật sai lầm khi làm ngơ trước ngôn ngữ tuổi "teen". Đó cũng là một phần của lịch sử. Nó phản ánh một thời kỳ xã hội và nếu bỏ mặc nó, một phần lịch sử sẽ bị chìm vào quên lãng.

Thật vậy, hiện ở Thái Lan, khi đọc lại những tài liệu cũ từ thời Vua Rama V (nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), người ta đã không thể hiểu được một số từ bởi những chuyên gia ngôn ngữ thời đó quên thu thập và truyền lại cho hậu thế. Vì vậy, một góc nhỏ của lịch sử đã bị mất đi.

Ý thức được việc này, Học viện Hoàng gia Thái Lan đã bắt tay vào việc thu thập một số từ không chính thống và mới được giới trẻ "phát minh". Họ tin rằng sự thu thập này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu về ngôn ngữ trong tương lai.

Ngay cả một chuyên gia Thái Lan đang biên soạn cuốn từ điển mới cũng phải công nhận rằng, hồi ông còn trẻ, tuổi "teen" lúc ấy cũng phát minh ra nhiều từ mới tuy không nở rộ và nhiều như bây giờ. Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ tuổi "teen", các chuyên gia Thái phát hiện ra rằng, giới trẻ ngày càng sáng tạo hơn trong việc phát minh những từ mới. Đó không chỉ là sự sáng tạo đơn thuần mà điều đó phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ mà sự giao thoa của các nền văn hóa là một ví dụ mà trong đó, ngôn ngữ là yếu tố dễ thấy nhất.

Không chỉ ở Thái Lan, điều này có thể cũng đúng với giới trẻ Việt, nơi giới trẻ xưa nay vẫn quen với sự rụt rè và chưa dám thể hiện mình nhiều. Nói cách khác, ngôn ngữ tuổi "teen" ngày nay là một công cụ giúp giới trẻ tự khẳng định mình. Cách sáng tạo ra ngôn ngữ mới cũng phản ánh cách mà giới trẻ suy nghĩ. Tuổi "teen" sử dụng các từ mới này một cách vô tư và hoàn toàn không lo lắng về ảnh hưởng của nó. Đơn giản, họ chỉ dùng cho vui.

Các bậc phụ huynh thường khuyên con mình nên đối diện với khó khăn thay vì lẩn tránh nó. Ngôn ngữ tuổi "teen” có thể là một vấn đề đau đầu với người lớn nhưng thay vì trốn tránh, cách tốt hơn có lẽ là nghiên cứu nó để hiểu con cái mình hơn và cũng để thấy rằng không phải sự chuyển biến nào của giới trẻ cũng đáng lo ngại cả.

Theo Tinhnhanhblog




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024