Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/10/2017 22:10 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
Bóng đá và những trò bẩn khôi hài


Làng túc cầu không phải là nơi tập hợp toàn những quân tử. Để chiến thắng, các đội bóng nghĩ ra không ít chiêu trò từ quái dị cho tới hèn hạ để gây ức chế cho đối thủ.

 
 

Sự kiện đội tuyển Peru quyết định tự mang nước sang Argentina thay vì uống nước do nước chủ nhà cung cấp khiến không ít người chưa từng có khái niệm về "những trò bẩn" trong bóng đá cảm thấy ngạc nhiên.

Tại sao Peru lại phải kỳ công đưa hàng trăm chai nước vượt qua chặng đường lên tới 4.800 km cho các cầu thủ uống? Lý do sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên: Vì Argentina đã từng bị mang tiếng đầu độc đối thủ bằng nước "bẩn". Bẩn ở đây không có nghĩa là kém vệ sinh, mà nước chủ nhà bị nghi ngờ bỏ vào chai nước thứ gì đó khiến đối thủ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Bóng đá và những trò bẩn khôi hài - Ảnh 1.

HLV Ricardo Gareca của ĐT Peru nghi ngờ trong nước của Argentina không sạch

Sự kiện này khiến không ít CĐV còn lơ mơ với nhát dao "đâm sau lưng" của đội chủ nhà dành cho các đội khách cảm thấy ngạc nhiên và tò mò. Liệu thế giới bóng đá tồn tại bao nhiêu chiêu trò bẩn thế này?

Câu trả lời là: Nhiều vô số kể.

Năm 2014, rất nhiều cầu thủ Liverpool phàn nàn về chuyện West Ham bắt xe bus chở cầu thủ đội khách phải đỗ cách SVĐ tới… 2km. Các cầu thủ Liverpool xuống xe và buộc phải cuốc bộ suốt 2km để tới sân. Vào tới phòng thay đồ, nhiều cầu thủ The Kop cảm thấy vô cùng ngột ngạt, khó chịu. Hóa ra là đội chủ nhà West Ham, không hiểu vô tình hay cố ý, lại bật… điều hòa nóng.

Không đến mức xấu tính như West Ham, nhưng Chelsea cũng từng bị tố cáo chơi xấu với các đội khách. Trong phòng thay đồ dành cho đội khách tại sân Stamford Bridge không hiểu tại sao chỉ có 2 bàn massage (trong khi đó phòng thay đồ của Chelsea có tới 6 bàn).

Các bàn massage này được sử dụng trong thời gian nghỉ giữa 2 hiệp, giúp các cầu thủ thư giãn cơ bắp. Nhiều đội khách từng đá ở Stamford Bridge phàn nàn, họ phải nằm cả ra đất để massage vì có mỗi 2 cái bàn.

Bóng đá và những trò bẩn khôi hài - Ảnh 2.

Đội chủ nhà có tới 6 chiếc bàn massage trong khi đội khách chỉ có 2 để phục vụ trong giờ nghĩ giữa 2 hiệp

Phần ghế ngồi của các cầu thủ đội khách rất thấp, tủ đựng quần áo thay vì đặt trên cao, lại đặt ngay dưới chân, khiến các cầu thủ đội khách phải đứng lên ngồi xuống rất nhiều lần để cất đồ.

CLB Wimbledon cũng là một trong những đội bóng sở hữu phòng thay đồ mà chẳng đội khách nào muốn vào. Phòng thay đồ dành cho đội khách không có điều hòa ấm, nên nó lạnh ngắt vào mùa Đông. Cửa sổ phòng lại hướng ra một quán bar chơi nhạc ầm ĩ suốt ngày.

Nói tới chuyện nhạc nhẽo ầm ĩ, Man United đã từng là nạn nhân. Trong một chuyến đi du đấu ở Croatia, không hiểu sao khách sạn của Quỷ đỏ lại xuất hiện một nhóm nhạc đường phố chơi ầm ĩ suốt đêm, khiến nhiều cầu thủ Man United không tài nào ngủ nổi.

Bóng đá và những trò bẩn khôi hài - Ảnh 3.

Man Utd từng là nạn nhân của một ban nhạc đường phố khi du đấu tại Croatia.

Danh sách liệt kê ở trên là những CLB (bị nghi) đã cố tình tạo ra khó khăn cho đối thủ bằng những "trò mèo" trong phòng thay đồ. Nhưng có không ít CLB thậm chí đã nghĩ tới việc chơi khăm đội khách ngay từ khi họ thiết kế SVĐ. Middlesbrough là một trong số đó.

 

Không hiểu sao phòng thay đồ đội khách tại sân Riverside lại được thiết kế hình chữ L, gây khó khăn cho đối thủ trong việc giao tiếp với nhau và cũng chẳng có không gian để HLV đứng truyền đạt ý tưởng.

Phòng thay đồ của Benfica lại được trang trí một cách rùng rợn. Họ điêu khắc một con đại bàng to tướng, gương mặt dữ tợn nằm chình ình giữa phòng. Có khá nhiều đội khách mới đến sân của Benfica lần đầu đều cảm thấy phòng thay đồ của họ hơi u ám, ma mị và đáng sợ.

Còn ở Việt Nam từng truyền tai nhau về chuyện một đội chủ nhà thuê hẳn thầy cúng hất nước thánh và máu vào đội khách ngay khi họ vừa bước ra sân từ đường hầm. Không rõ hiểu quả thế nào, nhưng ngay khi bước ra sân đã dính mấy thứ ghê ghê đó, tâm trạng đâu mà đá nữa.

Thế mới thấy, làng túc cầu dù là châu Âu, cũng không hẳn tập trung toàn quân tử.

 



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024