Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2017 15:05 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT​


 

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT


I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU 
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Xã hội Cộng sản nguyên thủy có sự tồn tại của các quy tắc xử sự hay không? Có tồn tại pháp luật hay chưa? Tại sao?

2. Quan điểm Mác-LêNin nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

3. Quan điểm phi Mác-xít nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

4. Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Chủ nghĩa Mác-LêNin và quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc pháp luật là gì?

5. Hiểu như thế nào khi nói pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước bằng 2 cách: ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội đang tồn tại.

6. Tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp? Nội dung tính giai cấp của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính giai cấp.

7. Tại sao pháp luật lại mang tính xã hội? Nội dung tính xã hội của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính xã hội.

8. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật?

9. Tại sao pháp luật lại phụ thuộc vào kinh tế? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

10. Sự tác động tích cực và tiêu cực của pháp luật đối với kinh tế là gì? Lấy ví dụ minh họa cho sự tác động này.

11. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với chính trị? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

12. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với nhà nước? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

13. Mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

14. Nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

15. Nội dung của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

16. Nội dung của tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật.

17. Thế nào là hình thức tập quán pháp? Tập quán và tập quán pháp khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

18. Thế nào là hình thức tiền lệ pháp? Lấy ví dụ minh họa.

19. Thế nào là hình thức văn bản pháp luật? nêu ưu và nhược điểm của hình thức văn bản pháp luật.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội, đó chính là pháp luật.

2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

6. Sự mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật sẽ làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.

7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các qui định pháp luật.

8. Pháp luật luôn chỉ tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

9. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

10. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.

11. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

12. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội.

13. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

14. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việt pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

16. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập quán.

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU 
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Xã hội Cộng sản nguyên thủy có sự tồn tại của các quy tắc xử sự hay không? Có tồn tại pháp luật hay chưa? Tại sao?

2. Quan điểm Mác-LêNin nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

3. Quan điểm phi Mác-xít nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

4. Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Chủ nghĩa Mác-LêNin và quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc pháp luật là gì?

5. Hiểu như thế nào khi nói pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước bằng 2 cách: ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội đang tồn tại.

6. Tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp? Nội dung tính giai cấp của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính giai cấp.

7. Tại sao pháp luật lại mang tính xã hội? Nội dung tính xã hội của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính xã hội.

8. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật?

9. Tại sao pháp luật lại phụ thuộc vào kinh tế? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

10. Sự tác động tích cực và tiêu cực của pháp luật đối với kinh tế là gì? Lấy ví dụ minh họa cho sự tác động này.

11. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với chính trị? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

12. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với nhà nước? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

13. Mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

14. Nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

15. Nội dung của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

16. Nội dung của tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật.

17. Thế nào là hình thức tập quán pháp? Tập quán và tập quán pháp khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

18. Thế nào là hình thức tiền lệ pháp? Lấy ví dụ minh họa.

19. Thế nào là hình thức văn bản pháp luật? nêu ưu và nhược điểm của hình thức văn bản pháp luật.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội, đó chính là pháp luật.

2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

6. Sự mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật sẽ làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.

7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các qui định pháp luật.

8. Pháp luật luôn chỉ tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

9. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

10. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.

11. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

12. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội.

13. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

14. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việt pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

16. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập quán.




Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024