Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/04/2017 07:04 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
Vĩnh Xuân hay Vịnh Xuân? [P.2]


Phần 2 
Ngũ Mai sư bá đi về Vân Nam, vùng quê của người. Một đêm, đang ngồi thiền, chợt nghe tiếng khóc thê thảm vọng đến . Lòng dạ bỗng bồn chồn, người bỏ buổi luyện công và hướng về phía tiếng khóc đi tới . Theo truyền thuyết thì Ngũ Mai sư bá giỏi thuật phi hành lướt đi trên đường, trực chỉ nơi có tiếng khóc, vượt qua các mái nhà và cây cối, từ trên nóc nhà, người thấy một ông già và một cô gái độ tuổi 17, 18 tuổi đang ôm nhau khóc lóc, trông rất thương tâm . Ngũ Mai sư bá nhảy xuống bên cạnh nhẹ nhàng như chiếc lá rụng làm hai bố con hoảng hồn sụp xuống lạy, tưởng như thân tiên, ma quỷ hiện hình . Ngũ Mai sư bá đỡ hai bố con dậy rồi hỏi han: “Tôi chỉ là một hiệp khách giang hồ thôi, không phải là thân tiên gì đâu, vậy hai bố con có chuyện gì đau khổ mà khóc lóc thê thảm vậy, ta có giúp gì được chăng ?” Ông già gạt nước mắt kể lể :” Chúng tôi là người Quảng Đông, đến đây làm ăn sinh sống, chẳng may mẹ cháu mới mất, ở đây lại có một tên cường hào rất bạo ngược, lại giỏi võ nghệ, hắn bắt ba ngày nữa phải nộp con gái tôi cho hắn, nếu không hắn sẽ đốt nhà và cướp con gái tôi đi . Hai bố con tôi vì vậy mà buồn khổ, khóc lóc làm động đến ngài, xin ngài tha lỗi “,đoạn lại ôm con gái mà rỏ nước mắt. Ngũ Mai sư bá lại hỏi: “ Sao không báo quan ?” . “ Giời ơi bọn chúng nó là một giuộc cả, báo làm gì, chúng tôi chỉ biết khóc cho vợi buồn thôi “ . Nghe xong, Ngũ Mai sư bá nói : “ Thôi đừng khóc nữa, tôi sẽ giúp cho . Ngày mai cứ nhận lời với hắn đi, nhưng hẹn hắn ba năm sau hãy rước về “ . “ Tại sao lại ba năm ạ ? Vậy thêm một thời gian nữa rồi cũng sa vào tay hắn mà thôi “,ông già than thở . “ Người Trung Quốc có phong tục để tang người chết ba năm, đoạn tang mới được cưới gả, ông cứ nói với hắn thế” . Hôm sau, ông già y lời . Và cũng từ đó, Ngũ Mai sư bá ở lại truyền dạy võ công cho cô gái . Trong suốt ba năm đó, cô gái được rèn luyện cả nội ngoại công phu với các môn quyền pháp và binh khí của hệ phái võ thuật mới mà Ngũ Mai sư bá cùng Chí Thiện thiền sư phối hợp sáng chế ra . Một buổi sáng Ngũ Mai sư bá gọi cô gái đến nói : -“ Ta ở đây đã được ba năm, hôm nay ta phải ra đi, con đã lãnh hội hết sở đắc của ta rồi đó, bây giờ con không phải sợ bất kỳ ai nữa, con có thể tự giải quyết chuyện của mình và giúp đỡ những người yếu đuối khác ở đời” . -“ Thưa sư phụ, ơn sư phụ giáo dưỡng con biết lấy gì trả cho được, sư phụ hay cho con đi theo để phụng dưỡng người, cha con cũng đã mất, con chỉ còn sư phụ tren cõi đời này “. – Không con đã trưởng thành, võ công của con đã đạt đến bậc nhất của các cao thủ võ lâm rồi, ở đời còn nhiều sự đau khổ hơn chuyện của con, hãy bước vào đời mà hành hiệp đi con ạ. – Thưa sư phụ, con đi theo sư phụ học ba năm mà vẫn chưa biết tên của môn phái là gì ? – Môn này do ta cùng Chí Thiên thiền sư hội với nhau mà làm ra . Con họ Nghiêm, tên Vịnh Xuân, vậy ta đặt tên là Vịnh Xuân Quền và con là tổ thứ nhất . Hãy nhớ lấy . Sau đó Ngũ Mai sư bá ra đi và từ đó về sau không ai nghe thấy phong thanh của người nữa . Ba năm sau, tên cường hào ác bá kia y hẹn đến nhà Nghiêm Vịnh Xuân . Trước mắt hắn là một người con gái khác hẳn trước kia, vừa xinh đẹp nhưng lại đàng hoàng, đĩnh đạc không chút sợ sệt . Vịnh Xuân thách đấu võ làm tên này ngớ người ngạc nhiên . Vốn cũng là một cao thủ, hắn nhận lời . Vịnh Xuân trút mọi căm hờn vào trận đấu, vì biết bao số phận liễu yếu đào tơ bị tên này cướp đi những mảng đời thanh xuân . Sau 3 chiêu, Vịnh Xuân hạ gục đối phương và điểm huyệt phế võ công, biến hắn thành phế nhân . Ít lâu sau, nghe theo lời Ngũ Mai sư bá, Vịnh Xuân mở lò dạy võ, nhưng chỉ dạy cho con gái . Cũng từ đó tên tuổi của Vịnh Xuân phái được mở mang và chữ Vịnh Xuân còn có nghĩa là bài thơ vịnh mùa xuân, một niềm hi vọng vào tương lai cho bao thiếu nữ trong vùng . Ở Côn Minh có một gia đình nọ buôn muối, con gái nhà này cũng đến học võ của sư tổ Vịnh Xuân, cô còn nhỏ. Ở tỉnh Quảng Đông, lại có một nhà chuyên mang muối ở Quảng Đông lên Vân Nam bán . Mỗi lần ông khách buôn mang muối đến Côn Minh thường nghỉ lại nhà cô bé nọ . Sáng sáng, ông khách thấy con gái nhà chủ luyện mãi một môn võ công trông lạ mắt, mềm dẻo vô cùng, vốn là người luyện võ, chuyên về Thiếu lâm ngoại gia, đòn thế cương mãnh nhanh nhẹn, lại là khách giang hồ nên có hôm nổi hứng ra đùa với cô bé . Bao nhiêu đòn đánh đếu bị cô gái gạt ra, đỡ được cả, lòng lây làm lạ, khách vào hỏi chủ nhà xem cô bé học ai . Ông già liền giới thiệu :” À, nó học sư phụ họ Nghiêm, còn trẻ thôi” . Bảo giới thiệu, cô gái lắc đầu lè lưỡi “ Không đựoc đâu, sư phụ nghiêm lắm không cho biết được đâu “ . ông khách khăng khăng đòi gặp để xin học . Ông chủ nhà nể tình nên giới thiệu ông khách với Nghiêm Vịnh Xuân . Khi ấy Vịnh Xuân còn trẻ nên cũng ngại ngùng vì thấy ông khách có tuổi lại đàng hoàng, chững chạc . Ngày xưa người Trung Quốc có tục “ nam nữ thụ thụ bất thân “, nên khi ông khách đòi học, Vịnh Xuân không dám nhận lời . Sau ông khách xin đấu thử, Vịnh Xuân đành nhận lời . Rồi ông khách thua, rập đầu bái sư xin học . Vịnh Xuân cả kinh vội đỡ dậy và nhận lời . Ít lâu sau trong tập luyện luôn phải tập dính tay, hai bên lại tâm đầu ý hợp nên có vẻ quyến luyến . Ông khách cũng thực bụng thưa chuyện với ông già buôn muối, ông già nhận lời đứng ra làm mối, hai người thành thân. Ông khách tên là Lương Bác Trù. Nghiêm Vịnh Xuân theo chồng về Quảng Đông. Sau khi truyền võ công của môn phái cho chồng, cả hai vợ chồng đều thu nhận đồ đệ riêng. Được mây năm Lương Bác Trù qua đời, Vịnh Xuân xuống tóc qui y cửa phật ở trấn Phật Sơn và dạy thêm một số môn sinh trong thời gian này, rồi sau đó viên tịch tại chùa. Vì thế mà có tên Thiếu Lâm nội gia Vịnh Xuân Quyền.

Một thuyết khác lại cho rằng, Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ một người hát kịch và giỏi võ thuật dưới triều Hoàng Đế Ung Chính (1723-1736) tên là Trương Ngũ, tự Than Thủ Ngũ ở Hồ Nam đến Phật Sơn truyền lại môn võ này và rồi truyền từ Than Thủ Ngũ tới Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để và Đại Hoa Diện Cẩm (A Cẩm).


Rõ ràng có nhiều thuyết khác nhau về tên gọi và nguồn gốc của môn quyền thuật này. Song đa số đều nhất trí rằng, môn phái này có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm. Rất có thể Ngũ Mai sư thái và Chí Thiện thiền sư là khởi nguồn của môn quyền thuật này. Với một cơ duyên nào đó, các cao thủ ở Hồng Thuyền đã được truyền dạy các tuyệt kỷ khác nhau của hai vị sáng tổ kia. Sau đó, họ đã xây dựng và phát triển các tuyệt học này (bao gồm các bài quyền, bát trảm đao, lục điểm bán côn, mộc nhân thung) thành một hệ thống võ thuật vô cùng tinh tuý và truyền thụ lại một cách bài bản cho các đệ tử. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể xem các vị sư phụ ở Hồng Thuyền chính là sáng tổ của môn Vĩnh/Vịnh Xuân quyền ngày nay, bởi chính họ là người đã kết hợp và hệ thống hoá lại bài bản của các vị sư phụ Thiêú Lâm về làm một mối, và truyền lại cho các thế hệ sau này.


Một số dòng phái hiện nay

Hiện nay Vịnh Xuân là một trong số những môn võ phát triển quy mô bậc nhất thế giới, trải rộng trên 140 quốc gia với rất nhiều hệ phái, trong đó có 3 hệ phái chủ đạo do Hiệp hội Vịnh Xuân quyền Thế giới phân loại là Hệ phái Vịnh Xuân quyền Hồng Kông của Đại sư Diệp Vấn (Yip Man); Hệ phái Vịnh Xuân quyền của Đại sư Nguyễn Kỳ Sơn (Yuen Kay San) và Hệ phái Vĩnh Xuân Việt Nam khởi phát từ Đại sư Nguyễn Tế Công. Còn trong “Vịnh Xuân quyền toàn tập”, Robert Chu, Réne Ritchie, Y. Wu đã tổng hợp được các chi phái sau:

(Lưu ý, trong tên Hán tự của các hệ phái, một số hệ phái ghi rõ ràng Vĩnh Xuân quyền, thay vì Vịnh Xuân quyền.)

1. Diệp Vấn Vịnh Xuân quyền (Yip Man Wing Chun kuen), phát triển mạnh tại Hồng Kông và nhiều nước phương Tây.
2. Nguyễn Kỳ Sơn Vịnh Xuân quyền (Yuen Kay San Wing Chun kuen)
3. Cổ Lao Vịnh Xuân quyền (Gu Lao Wing Chun kuen): phát xuất từ ngôi làng cùng tên.
4. Nam Dương Vịnh Xuân quyền (Nanyang Wing Chun kwen)
5. Bành Nam Vĩnh Xuân quyền (Pannam Wing Chun kwen)
6. Bào Hoa Liên Vĩnh Xuân quyền (Pao Fa Lien Weng Chun kwen)
7. Hồng thuyền Vĩnh Xuân quyền (Hung Suen Weng Chun kwen)
8. Chí Thiện Vĩnh Xuân quyền (Jee Shim Weng Chun kwen)
9. Phúc Kiến Vịnh Xuân Quyền (Fujian Wing Chun kwen)
10. Hồng thuyền Hí ban Vĩnh Xuân Quyền (Hung Sue Hay Ban Weng Chun kwen)
11. Vịnh Xuân quyền Malaysia (Malaysian Wing Chun kwen): dòng phái phát triển tại Malaysia do công của Diệp Kiên (Yip Kin) từ năm 1930
12. Phiên thân Vịnh Xuân quyền (Pien San Wing Chun kwen) có gốc khởi từ lương y Lương Tán tại làng Cổ Lao
13. Vĩnh Xuân quyền Việt Nam (Vietnam Wing Chun) do Nguyễn Tế Công truyền vào từ những năm trước 1945.
14. Diêu Kỳ Vịnh Xuân quyền (Yiu Kai Wing Chun kwen)
15. Các chi phái Vịnh Xuân tổng hợp (Triệt quyền đạo, Vịnh Xuân Thái Cực .v.v.)

Phả hệ môn phái

[​IMG]



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024