Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/04/2017 07:04 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
Vĩnh Xuân hay Vịnh Xuân? [P.1]


Phần 1
Vịnh Xuân quyền (Wing Chun, ving tsun, Wing Tsun, Wing Chun kuen) hay Vĩnh Xuân quyền (Weng Chun Kuen), Vịnh Xuân Công Phu (Wingchun Kung Fu) hay Vịnh Xuân phái, đều để chỉ một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thời gian ra đời của môn võ này vẫn còn phải tìm hiêủ thêm. Tuy nhiên, hầu hết đều khẳng định môn quyền thuật này xuất hiện trong thời kỳ cao trào của phong trào phản Thanh phục Minh cách đây chừng 2 thế kỷ. Bên cạnh đó, có một nhóm thiểu số cho rằng môn phái này đã có lịch sử không dưới 400 năm.
Môn quyền thuật này được truyền vào Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX. Người có công lớn nhất truyền bá môn quyền thuật này vào Việt Nam là ông Nguyễn Tế Công (Yuan Chai Wan). Ông được xem là sư tổ của môn quyền thuật này tại Việt Nam.

Hiện nay, các chi phái tại Việt Nam cũng chưa thống nhất với nhau về cách gọi tên của môn phái. (Vĩnh Xuân hoặc Vịnh Xuân). Có lẽ ai quen gọi thế nào thì cứ gọi như vậy. Điều quan trọng là hiện nay hai tên này đều để chỉ một môn quyền thuật.

[​IMG]
Ngũ mai Sư thái

Lịch sử và tên gọi của môn phái
Cho đến nay, chưa có các tư liệu lịch sử chính xác về quá trình hình thành, phát triển của môn phái này. Nhưng có một điểm hầu hết các thuyết đều thống nhất, đó là thời gian ra đời của môn phái nằm trong khoảng giai đoạn cao trào của phong trào phản Thanh phục Minh ở Hán Quốc (hay thường được biết đến là Trung Nguyên, một quốc gia nằm trong Trung Quốc ngày nay, nơi cư trú của người tộc Hán), cách đây trên dưới 200 năm. Vương Thái trong Sổ tay Võ thuật có viết: “Võ phái Vịnh Xuân ra đời gần 2 thế kỷ, vào năm Gia Khánh đời Thanh (1810), thuộc Nam Phái Thiếu Lâm”.

Một số thuyết nghiên cứu về lịch sử môn phái đã nhấn mạnh vai trò sáng tổ của các nhân vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa dưới ngọn cờ khôi phục Minh triều thông qua việc chiết tự tên môn phái. Theo đó, chữ Xuân 春 được hiểu bao gồm 3 chữ Đại (大), Thiên (天) và Nhật (日) (ánh sáng bao la khắp gầm trời) ngầm ý chỉ nhà Minh (明), và chữ Vĩnh (永) với ý nghĩa mãi mãi, hoặc chữ Vịnh (詠) có ý nghĩa ca ngợi.

Một thuyết khác lại cho rằng tổ sư của môn phái võ này là Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của Nghiêm Nhị, học trò của Ngũ Mai lão sư thái. Sau đó Nghiêm Vịnh Xuân truyền lại cho chồng là Lương Bác Trù, Lương Bác Trù sau đó phát triển môn võ và đặt tên là Vịnh Xuân Quyền.

Một thuyết khác lại nói, sau khi chùa Thiếu Lâm bị nhà Thanh đốt phá, một cao tăng của chùa là Chí Thiện đã trốn xuống phía nam và ở ẩn trong đoàn Hồng Thuyền như một người đầubếp. Chí Thiện là một cao thủ võ Thiếu Lâm. Mọi người trong đoàn thuyền thì chỉ coi ông như một ông già bình thường và không ai biết ông là một cao tăng Thiếu Lâm. Trong một lần cứu đoàn thuyền khỏi một cuộc tấn công của bọn cướp, ông đã lộ danh tính. Mọi người nhận ra ông là một cao thủ Thiếu Lâm nổi tiếng và đề nghị ông dạy võ công cho. Do không gian chật hẹp trên thuyền, các kỹ thuật thông dụng của Thiếu Lâm không thể truyền dạy. Lại nữa, Chí Thiện còn một mối băn khoăn, đó là trước khi chùa Thiếu Lâm bị phá huỷ, rất nhiều “gián điệp” của nhà Thanh đã lọt vào chùa và những người này rất thông thạo công phu Thiếu Lâm. Chí Thiện sợ rằng nếu việc ông ẩn tại đoàn thuyền và việc dạy võ bị lộ ra thì tính mạng của họ sẽ bị đe doạ. Thời gian không còn nhiều để dạy mọi người các kỹ thuật truyền thống của Thiếu Lâm để phòng thân, nhất là đối với các cao thủ của Thanh triều kể ở trên. Còn một yếu tố khác nữa, người miền nam Trung Hoa thường thấp bé hơn người phía bắc, nếu sử dụng cùng một hệ thống kỹ thuật, người miền nam sẽ có nhiều bất lợi. Với tất cả các trắc ẩn này, Chí Thiện bắt đầu truyền dạy một hệ thống đánh cận chiến đặc biệt, đặt trọng tâm vào tốc độ, xung lực và mượn lực. Sử dụng toàn bộ cơ năng của cơ thể, bao gồm bộ pháp, vận động của hông và phần thượng bàn để tăng cường xung lực đòn đánh. Môn này tuân theo những nguyên tắc gần giống Thái Cực Quyền, vận động theo các vòng xoáy và cuốn, nhưng với biên độ nhỏ hơn rất nhiều để tăng cường tốc độ. Ông gọi đó là cách “dùng kỹ thuật để hoá kình(công phu)”. Khi được hỏi tên của môn võ mới này, Chí Thiện nói đó là Vĩnh Xuân, tên của toà Vĩnh Xuân điện trong chùa Thiếu Lâm.
[​IMG]
Vĩnh Xuân Hồng Thuyền
Một thuyết khác lại cho rằng Vịnh Xuân Quyền ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, đời Thanh, sau khi vua Càn Long cho hoả thiêu Thiếu Lâm tự . Các nhà sư Thiếu Lâm sau khi thoát khỏi vụ hoả hoạn đã tìm cách liên kết với anh hùng hào kiệt khắp Trung Quốc để tập hợp lực lượng, luyện tập võ nghệ hòng khởi nghĩa để “ Phản Thanh, phục Minh “. Hai thủ lĩnh của võ lâm Trung Hoa lúc đó là Chí Thiện thiền sư, phương trượng chùa Thiếu Lâm và Ngũ Mai sư bá ( nguyên là họ Hoàng Hoa, ở chân núi Bạch Hạc và là chưởng môn của Bạch Hạc phái) . Hai vị này võ nghệ rất uyên thâm, công lực phi phàm, rất có danh tiếng trong võ lâm hồi đó. Cả hai đã lao tâm khổ tứ kết hợp với nhau sáng tạo ra một hệ thống võ thuật mới sau khi đã rút tỉa chỉnh lý, tinh giản các chiêu thức của các môn võ chiến đấu công hiệu của các môn phái khác và dựa trên cơ sở chính là Thiếu Lâm nội gia và Bạch Hạc phái . Nhưng rồi một tăng, một ni cứ đi mãi với nhau tất bị sinh nghi, triều đình nhà Thanh giăng lưới khắp nơi và vẽ hình hai người để truy nã . Một hôm Ngũ Mai sư bá nói với Chí Thiện thiền sư rằng : “ Nếu chúng ta còn đi với nhau e khó tránh được tai mắt của triều đình, chi bằng ta chia tay nhau, đổi họ thay tên rồi phiêu bạt giang hồ tìm hào kiệt mà vận động, truyền bá võ công cùng tinh thần yêu nước đợi thời hành động” . Sau đó, hai người quy ước với nhau cách chào mới, đó là lối chào có tên “Minh tự cung thủ lễ“, một bàn tay dựng thẳng và một bàn tay quặp 4 ngón lại áp vào nhau như chữ nhật và chữ nguyệt, biểu hiện sự quang minh chính đại, lòng dạ trong sáng và cũng là chí hướng phản Thanh, phục Minh. Đoạn mỗi người đi một ngả . Chí Thiện thiền sư về tỉnh Quảng Đông, nghe nói sau đó ngưòi cải trang và dạy võ cho các gánh hát. Nhánh của Chí Thiện thiền sư võ công có phần cương mãnh, quyết liệt hơn dòng võ của Ngũ Mai sư bá truyền ra sau này.



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024