Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/04/2017 11:04 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
Thiền và Karate



[​IMG] 
Ngày xưa, học võ là một nhu cầu rất cần thiết chứ không phải là bộ môn thể thao nên nông dân, binh lính và những nhà tu hành ai cũng đều có thể học võ và giỏi võ. Trong môn võ Karate những nguyên lý của đạo Thiền đã được ứng dụng để giúp hoàn hảo các chuyển động tự vệ phối hợp giữa trí óc và thân thể. Người tập tư tưởng được tập trung thông suốt dẫn đến hiệu quả trong chiến đấu. Theo thuyết Trung Quán Tông (Madhiyamaka) của Nagarjuna (Long Thọ)(150 - 250)- Tổ sư thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ: Vạn vật đều mang tính chất tương đối và không có bản tính tự tại. Khi liên hệ với các sự vật khác thì một sự vật nào đó mới có ý nghĩa tương đối. Karate liên hệ với thuyết Trung Quán Tông dựa trên biến tượng Sunyata (điều kiện tính). Karate chỉ được hình thành khi các động tác, tư thế thích nghi với “điều kiện tính” tức là hòa hợp được với tự nhiên. Karate chỉ thuần túy phản đòn khi bị tấn công tùy thuộc vào số lượng đòn mà đối phương tung ra. Phản ứng như vậy được xem là không do ý chí. Do đó, nó cũng tùy đáp ứng mục đích “tùy nghi” trong ý thức Sunyata của Phật giáo. Như vậy, Karate chỉ xuất hiện khi các động tác, tư thế thích hợp với Sunyata. Trong nghệ thuật luyện quyền, người môn sinh Karate còn luyện tập nghệ thuật Hitsuzendo (Thư pháp thiền) và Shodo (Thư đạo) để tìm nhắc lại cái Tâm ban đầu “Bản lai diện mục” (Original face)được “Tràn ngập năng lực từ cái nhìn giác ngộ”. Lúc thực hành, họ giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài. Thân có tịnh thì tâm mới an, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực thì nét không thể run rẩy hoặc dừng nửa chừng, vì nó sẽ làm bút khí ngưng trệ, tác phẩm sẽ không giá trị. Họ tập để không còn những chướng ngại trong tâm khi chiến đấu mới hiệu quả. Triết lý sống của thiền dựa trên quan điểm về sự hướng nội của mỗi cá nhân. Sống theo triết lý thiền là sống với “Cái thực tại”, bỏ đi những căng thẳng, lo âu của quá khứ và tương lai chỉ tập trung vào hiện tại, hoạt động đang làm. Thiền là lãnh địa của tâm năng trực giác, là ngôn ngữ của vô ngôn. Thiền là cái thế giới đang là, mọi sự vật, hiện tượng, tâm hay cảnh luôn đang trôi chảy, tất cả đều chuyển động biến đổi. Khi chúng ta đang sống thì các ý nghĩ khởi lên là điều tự nhiên, ngay cả lúc tọa thiền hay thiền hành cũng vậy. Điều quan trọng là để chúng tự đến và đi mà ta không theo đuổi chúng hoặc dẹp trừ chúng. Theo Thiền sư Kosho Uchiyama thuộc dòng thiền Soto (Tào Động), “Niệm khởi” là điều tự nhiên. Nhưng khi ta bám vào niệm đó, chạy theo chúng thì ta đang suy nghĩ. Nghĩ về việc gì là dùng ý nghĩ để bám vào việc đó. Không bám vào việc đó tức là buông xả. Thí dụ niệm “A” (đóa hoa) khởi lên khi ta nhìn thấy đóa hoa. Nếu có niệm “A1” (đóa hoa này đẹp) tiếp theo sau thì đó là suy nghĩ, dính mắc. Sau niệm A1 sẽ lại tiếp tục A2, A3, v.v… Tức là dù có niệm A nhưng nếu không có suy nghĩ nào tiếp tục thì niệm A sẽ tự biến đi ta không dính mắc vào nó nữa. Như vậy là chúng ta buông xả suy nghĩ. Trạng thái biến đổi trong tâm chúng ta cũng như trong thiên nhiên có lúc trời xanh quang đãng, có lúc giông tố mưa bão… Nó tự đến rồi tự đi như nhà thơ thiền Matsuo Basho viết: “Ao sâu / con ếch nhảy vào / vang tiếng nước xao”. Niệm vẫn luôn tự khởi do hoạt động của bộ óc con người trong đời sống hằng ngày, nó vẫn cần có những sự suy tính, phân biệt như đói thì nghĩ đến ăn, mệt thì nghĩ đến ngủ. Niệm có khởi thì chỉ cần không chạy theo chúng, không dính mắc, không nắm chặt lấy chúng mà không cần phải lo diệt trừ chúng. Ngồi thiền là quan tâm đến những hoạt động đó của bộ óc, hóa giải hiện tượng không để vào tiềm thức. Thiền không phải là hữu niệm hay vô niệm. Trong thiên nhiên bất tận, thiền dẫn dắt con người tìm về bản nguyên của mình. Muốn thế, việc trước nhất là phải phá vỡ bức tường ngăn cách giả tạo để nối liền cõi ý thức và vô thức, làm sống dậy tinh lực nguyên thủy. Thiền là một phương pháp luyện thân, luyện tâm và luyện tinh thần đã có từ rất xa xưa, sau đó Đức Thích Ca Mâu Ni đã sử dụng trở thành Phương pháp Quán nội (Vipassana), khai ngộ tiếp cận chân lý.

Thiền là một trong những pháp môn tu tập của Phật giáo. Đứng về phương diện kinh điển đó là pháp môn “Bất nhị”, là Trí Bát Nhã (Prajnà paramita). Theo Thiền sư Kodo Sawaki: “Zen và Võ thuật là một”. Trong thiền cũng như trong võ thuật đòi hỏi sự khổ luyện không thể tính thời gian để đạt tới sự giác ngộ, thiền là cả cuộc đời, võ thuật cũng vậy. Thực hành thiền là dùng sáu giác quan (Lục căn) gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, đó là cái gốc cho những cái khác nương tựa, nảy nở tạo thành. Chung quanh chúng ta là những hiện tượng biến đổi không ngừng của vật chất, chi phối đến tư tưởng và hành động từng giây, từng phút gọi là Lục trần. Lục căn tiếp xúc với Lục trần mới có sự phân biệt phán đoán tạo ra Lục thức. Từ đó, chúng ta biết và hiểu rõ kinh nghiệm sống của mình. Suy ngẫm tìm về chân tâm giúp quán chiếu Ngũ uẩn (Panca Khandhà) tức là cái Ta kết hợp với năm nhóm của các năng lực vật chất và tinh thần. Đó là: Sắc uẩn (tập hợp những yếu tố vật chất cấu thành thân thể con người gồm các ngũ quan, tay chân và ngũ tạng); Thọ uẩn(gồm các cảm thụ nảy sinh khi ngũ quan và cơ quan tinh thần tiếp xúc với thế giới bên ngoài); Tưởng uẩn(là những tri giác tưởng tượng bắt nguồn từ mối quan hệ của sáu năng lực con người với thế giới bên ngoài); Hành uẩn (là làm, chứa tất cả những hành vi, ý muốn); Thức uẩn (là ý thức hiểu biết). Mỗi Uẩn đều thay đổi không ngừng, nó có tác động ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Mặt khác, nó ràng buộc và phụ thuộc với thế giới bên ngoài. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Sắc là Tứ đại, gốc của bốn cái kia như Địa, Thủy, Hỏa, Phong (để diễn tả các trạng thái của vật chất lỏng, hơi, nóng, đặc, v.v...) trong trạng thái của các vật thể từ vô cơ tiến đến cái tinh vi của hữu cơ. Sắc có rồi lại mất đó là không.

Không trong Karatedo có nghĩa là tánh không (Sunyata) của Vạn pháp, là hiện tượng tạo tác rồi biến đổi. Khi một hợp duyên đã khởi và đủ điều kiện chín muồi thì một đối tượng mới sinh ra. Nó biến chuyển từ hình tượng này qua hình tượng khác tạm gọi là Duyên sanh. Không không có nghĩa là trống không mà Không ở đây là do Duyên sanh ở thân Tứ đại phối hợp lại rồi chuyển hóa từ không hóa có rồi từ có đến không, nó tồn tại giả hợp bao gồm vật và tâm. Không là sự chuyển hóa qua mười hai công đoạn (Hetupaccaya) mà trong triết học Phật giáo gọi là Thập nhị Nhân duyên (Duyên khởi) hoặc Nhân duyên sanh. Nó cũng không mang nghĩa là hư vô. Không là Đạo và Đạo chính là Không. Trong cái Không không phân biệt Ta - Người, Có - Không, v.v… đó là Tâm bất nhị (tức là không thể có hai thế giới). Thực hành thiền là làm chủ được vọng tưởng, không khởi niệm vọng tưởng nữa mà đi thẳng vào cơ chế của “Tánh giác” sẽ đi đến sự giác ngộ. Hakuin Ekaku - Một bậc thầy lớn về thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”. Khi diệt được cái Ta bất trị thì nó không còn điểm tựa, mặt trời Giác ngộ mới bừng sáng từ trong Tâm con người. Một khi cái ngã đã chết thì “Đời sống” mới bắt đầu, đó là một cuộc sống tự tại và an lạc. Trong Thiền tông Phật giáo phủ nhận sự cứu rỗi như một phép lạ bởi nó không hóa giải được nghiệp mà trên tất cả chính là Phật ở tại Tâm, đạt Chân tâm ấy là Niết bàn (là đạt được sự tĩnh lặng, giải thoát, buông xã tham dục, sân, si). Theo các nhà nghiên cứu võ thuật, những thế võ sơ khai của các nhà sư xuất phát từ các tư thế thiền. Những nguyên lý của thiền đã giúp hoàn hảo các chuyển động tự vệ và sự phối hợp giữa trí óc và thân thể. Cái thần của các võ phái phương Đông cũng chính là cái thần của thiền. Những tác phẩm điêu khắc cổ như các pho tượng Bách Phật Đồ (100 tư thế thiền) được thể hiện qua tư thế đứng hoặc ngồi rất giống các võ sĩ Karate nó được miêu tả rất sinh động. Vị trí phía bên phải các pho tượng Phật có những nét nhu nhuyễn, mềm mại nhưng tràn đầy nội lực và bên trái các pho tượng lại mang nét cương mãnh nhưng thanh thoát. Các võ sư Karate đã cho chúng ta thấy rất nhiều kỹ thuật võ học hiện đại trên đó. Qua một tư thế của Karate, chúng ta thấy nó được đặt căn bản trên các yếu tố ổn định và trung chính mà vẫn khoan thai, nhờ đó khí huyết mới lưu thông điều hòa, nội lực mới phát triển, cảm giác mới bén nhạy. Tư thế thiền thật ra chỉ là những hình ảnh thô sơ của các tư thế võ thuật. Các tư thế ấy chỉ thật sự sống động khi có luồng sinh khí của hơi thở (điều tức) mà ngày xưa Đức Thích Ca Mâu Ni đã sử dụng để khai ngộ. Hơi thở đó chính là nguồn sống của thiền và của võ thuật.

Theo: PHAN CHI
Huyền đai Đệ Lục đẳng - Uỷ viên biên tập Văn phòng Chưởng môn



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024