Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/03/2016 17:03 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Luận văn thạc sỹ: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung


Luận văn thạc sỹ: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung

Với đề tài nghiên cứu: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung, bài luận văn thạc sỹ ngành Hải dương học này có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên đang chuẩn bị cho bài khóa luận, luận văn thạc sỹ sắp tới đây của mình. VnDoc chúc các bạn có một kỳ báo cáo thực tập được đánh giá cao!

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu về nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam đã được tiến hành trong nhiều năm trở lại đây. Đối tượng nghiên cứu đa dạng, bao gồm các loài hải sản sống ở tầng đáy, các loài nổi nhỏ và cả cá nổi lớn. Trong thành phần nhóm cá nổi lớn thì cá ngừ được quan tâm nhiều bởi chúng là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao đối với các nghề khai thác xa bờ như câu vàng cá ngừ đại dương, lưới rê khơi, và gần đây là nghề lưới vây khơi. Trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh mà nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ đang ngày một suy giảm nghiêm trọng thì việc phát triển nghề khai thác xa bờ ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Tuy nhiên, công tác dự báo ngư trường cho nghề khai thác xa bờ ở nước ta còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành thủy sản. Hiện nay, đã có nhiều kết quả nghiên cứu cấu trúc các trường hải dương và mối quan hệ của chúng với sự tập trung và di cư của cá nhằm phục vụ cho việc dự báo ngư trường khai thác ngày càng hiệu quả hơn. Đây là cách làm đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

Để phân tích cấu trúc các trường hải dương một chi tiết và chính xác thì cần phải có một chuỗi số liệu liên tục và đủ dầy về mật độ số liệu. Nhằm giải quyết vấn đề trên, bài luận văn này đã sử dụng số liệu môi trường (số liệu nhiệt độ nước mặt biển, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt) từ nguồn viễn thám phân tích cấu trúc nhiệt và sự biến động của hàm lượng chlorophyll a tầng mặt, đồng thời luận văn cũng sử dụng nguồn số liệu này đồng bộ với nguồn số liệu cá ngừ (số liệu thu thập từ các chuyến điều tra khảo sát do viện nghiên cứu hải sản chủ trì thực hiện từ năm 2000-2008) từ đó phân tích mối quan hệ giữa cá với trường nhiệt độ và chlorophyll a nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền trung Việt Nam.

Nguồn số liệu số liệu môi trường (nhiệt độ nước biển tầng mặt, hàm lượng chlorophyll a tầng mặt)

Nguồn dữ liệu nhiệt độ nước biển tầng mặt sử dụng trong luận văn được lấy từ CSDL ảnh NOAA-AVHRR từ năm 2000 đến 2009 - cơ sở dữ liệu này đã bắt đầu từ nhiều năm trước và đã có những nghiên cứu độ chính xác của cơ sở dữ liệu này. Với hàm hồi quy: y = 0.075x – 3.0, Lee và cs (2005) đã nghiên cứu độ chính xác của cơ sở dữ liệu này đối với khu vực biển xung quanh Đài loan. Nghiên cứu này đã cho thấy độ chính xác của CSDL này là 0.6oC. Barton (1995 và Kearns & cs (2000) đã chứng minh rằng độ chính xác của CSDL này là từ 0 – 0.24oC. TS. Jason Roberts (2002) cũng đã nghiên cứu so sánh với các số liệu của các trạm phao khu vực Thái Bình Dương cũng cho độ lệch chuẩn là 0.79oC. Những số liệu này có thể cho thấy được rằng, CSDL ảnh NOAA-AVHRR là tin cậy và có thể sủ dụng được đối với yêu cầu của luận văn.

Cơ sở dữ liệu MODAS (Modular Ocean Data Assimilation) được phát triển bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ. Cơ quan này đã nghiên cứu, phát triển MODAS như là một chuỗi chuyển đổi thời gian thực của những quan trắc vệ tinh AVHRR về dạng lưới nhiệt độ độ phân giải cao.

Các trường nhiệt từ cơ sở dữ liệu MODAS được đưa ra từ những năm 1999. MODAS thu các dữ liệu vệ tinh AVHRR và sử dụng thuật toán nội suy tối ưu (OI-Optimal Interpolation) để phục hồi các giá trị nhiệt độ ở những pixel bị mây che phủ. Bên cạnh đó, MODAS còn sử dụng các giá trị thực đo bằng phao từ ba nguồn: Mạng lưới Đại dương – khí quyển nhiệt đới (the Tropical Atmosphere-Ocean (TAO) array), mạng lưới trạm thực nghiêm cố định (the Pilot Research Moored Array (PIRATA)) và Trung tâm Dữ liệu Hải dương học quốc gia (The National Oceanic Data Center – NODC).

Trường nhiệt thu được từ CSDL MODAS được lưu dưới dạng các file *.nc. Dạng lưu trữ này có thể đọc được và chuyển đổi đơn giản trong môi trường Linux.

Tất cả các giá trị nhiệt độ khu vực nghiên cứu đã được trích xuất và tạo nên một CSDL với chung có định dạng là kinh độ, vĩ độ và giá trị nhiệt độ.

Số liệu chlorophyll a tầng mặt sử dụng để tính toán trong luận văn cũng được lấy từ CSDL ảnh NOAA (http://reason.gsfc.nasa.gov/Giovanni). Ở đây tất cả các giá trị về hàm lượng chlorophyll a cũng được trích xuất ra một dạng chung là kinh độ, vĩ độ, giá trị chlorophyll a. Để phục vụ tính tương quan mối quan hệ giữa nhiệt, chlorophyll a với cá ngừ, các số liệu về nhiệt độ và hàm lượng chlorophyll a được lấy đồng bộ với số liệu cá ngừ về mặt không gian và thời gian.

Nguồn số liệu cá ngừ đại dương

Số liệu gốc được tập hợp từ các chương trình nghiên cứu nguồn lợi hải sản có liên quan đến đối tượng cá ngừ đã được thực hiện tại vùng biển Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2008. Số liệu của các chương trình này được thu thập thông qua các chuyến điều tra độc lập, các chuyến giám sát trên tàu khai thác thương phẩm. Các nghề được lựa chọn là nghề câu vàng cá ngừ đại dương

Hiện tại, nguồn số liệu gốc này đã được cập nhật và lưu giữ tại cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuộc Phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản.

Mời bạn click vào link tải phù hợp dưới đây để tải về

Link Download Luận văn thạc sỹ: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung chính:

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp khác cho bạn tại các liên kết dưới dây.

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Các thành viên đã Thank Hương-Hà Nội vì Bài viết có ích:
13/09/2016 09:09 # 2
civil056
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 27/150 (18%)
Kĩ năng: 15/60 (25%)
Ngày gia nhập: 28/11/2012
Bài gởi: 1077
Được cảm ơn: 165
Luận văn thạc sỹ: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung


Thanks bạn vì tài liệu hữu ích nhé!




 
18/11/2016 15:11 # 3
tpoplayerone
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 16/20 (80%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 20/10/2015
Bài gởi: 26
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Luận văn thạc sỹ: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung


tks bạn nhiều nhé

--------------------------




Được chỉnh sửa bởi lien7h30 vì:link ẩn
18/11/2016 19:11 # 4
minhkhoi282
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 14/40 (35%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 03/11/2016
Bài gởi: 74
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Luận văn thạc sỹ: Phân tích số liệu viễn thám nhằm tìm hiểu khả năng tập trung của cá ngừ đại dương tại vùng biển xa bờ miền Trung


Rất tốt tks nhé mình đang cần ! 



Tinh bột nghệ Minh Khôi chuyên 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024