Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/08/2015 10:08 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
CƠ QUAN MEN RĂNG


CƠ QUAN MEN RĂNG 

Cơ quan men răng có nguồn gốc từ lá răng. Trong quá trình phát triển, lá răng đi  xuống hoặc đi lên (hàm trên) lún sâu vào lớp trung biểu mô, sự đi xuống này kéo  theo màng đáy và phần tận cùng của lá răng tế bào biệt hoá, nhân lên tạo thành nhú  răng rồi chuông răng, dần dần phát triển và phân thành 4 lớp tế bào: 

- Lớp biểu mô men ngoài.

  - Lớp tế bào lưới. 

 - Lớp trung gian. 

- Lớp biểu mô men trong. 

Tất cả những tế bào của cơ quan sinh men được gắn với nhau bằng thể liên kết.  Toàn bộ cơ quan sinh men bị ngăn cách với cấu trúc chung quanh (nhú ngoại trung  mô, bao răng) bằng màng đáy.  Những tế bào lớp căn bản (lớp đáy, lớp sinh sản) của biểu mô men trong và men  ngoài gắn với màng đáy bằng thể bán liên kết. Màng đáy đóng vai trò kiểm soát sự trao đổi chuyển hoá và tương tác  giữa biểu  mô  và trung  mô, ngoại trung  mô.  Sự  tăng trưởng của các cơ quan sinh men ban đầu xảy ra ở phần rìa chuông răng, nơi biểu  mô men  ngoài  và  biểu  mô  men  trong  tiếp  xúc  trực  tiếp  với  nhau  tạo  vùng tương phản. Bản chất của vùng này chỉ có 2 lớp tế bào: một biểu mô men trong và một biểu mô men ngoài. 

Cơ quan tạo men còn giữ sự liên hệ với biểu mô miệng bằng lá răng trong suốt quá  trình hình  thành  chuông  răng,  sau  đó  lá  răng  bắt  đầu  thoái  hoá,  bị  phân  cắt thành từng mảnh, và cuối cùng biến mất. Cũng cần nhắc lại rằng trong quá trình hình thành chuông răng ở những mầm răng sữa, trước đó không lâu một tế bào lá răng đã tách thêm một lá phụ đi vào sau trong ở phần trung mô bên dưới, để tạo thành mầm răng vĩnh viễn. 

Riêng với ba răng cối vĩnh viễn chỉ có một mầm tạo chuông răng duy nhất. Đôi khi trong quá trình tiêu biến lá răng, các lá răng không bị tiêu hết, tạo thành các tiểu đảo biểu bì và được gọi là hạt trai Serres. 

* BIỂU MÔ MEN RĂNG NGOÀI: 

Biểu mô men ngoài ban đầu tiếp xúc với các lá răng ở phần đỉnh của các cơ quan sinh men. 

Biểu mô men ngoài là một biểu mô vuông đơn hoặc lát đơn, nhân lớn, tròn nằm giữa  tế bào.  Bào  quan  thường  phân  bố  quanh  nhân,  bào  tương  chứa  nhiều  hạt Glycogene. Hình ảnh phân chia tế bào chỉ quan sát được ở vùng tương phản ở đáy của chuông. Ở những vùng khác tế bào không phát triển thì tế bào không phân chia. Lớp biểu mô men ngoài được cung cấp máu bởi những mao mạch xuất phát từ bao răng, những mao mạch này nằm sát màng đáy của biểu mô men ngoài, chúng có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng, vitamine, hormone rất cần thiết cho sự phát triển cơ quan men. Dĩ nhiên sự cung ứng các chất này được kiểm soát chặt chẽ bởi màng đáy biểu mô men ngoài. 

* LỚP TẾ BÀO LƯỚI: 

Lớp tế bào lưới chiếm phần trung tâm cơ quan tạo men. Các tế bào này hình sao, các nhánh bào tương của chúng liên kết với nhau bằng thể liên kết, nhân nằm giữa tế bào, bào quan khá phát triển quanh nhân, bộ Golgi rất phát triển, ở đây tụ đặc các Glycosaminoglycans, các chất này sẽ chứa trong các túi nhỏ  và sau đó được đưa  vào khoảng gian bào theo cơ chế xuất bào. Glycosaminoglycans là thành phần cơ bản của chất nền ở lớp này, đồng thời chúng là một cơ chất ưa nước làm gia tăng sự thấm các thành phần dinh dưỡng cần thiết từ các mao  mạch bên ngoài  vào trong chất tạo men.

* LỚP TRUNG GIAN: 

  Lớp trung gian nằm  giữa lớp  tế bào lưới và lớp  biểu mô men trong, gồm 3 - 5 hàng tế bào hình trụ, những tế bào này thường được gắn với nhau ở mặt bên trên và mặt bên dưới bởi các thể liên  kết. Về sau những tế bào này bắt đầu  dẹp lại, bào tương của tế bào trong giai đoạn hoạt động chứa rất nhiều hạt có enzyme hoạt hoá. 

* LỚP BIỂU MÔ MEN TRONG:

Là một hàng biểu mô đứng trên màng đáy, gắn chặt với màng đáy bằng thể bán liên kết, ngăn cách với  nhú ngoại trung  mô  ở  bên dưới. Trong giai đoạn chuông, hàng biểu mô men trong hơi cao hơn biểu mô men ngoài, tuy nhiên hàng biểu mô trong về sau rất phát triển, nhất là những tế bào ở trung tâm của chuông răng, từ đó chúng biệt hoá thành biểu mô trụ và có khuynh hướng lan ra ngoài - đây là dấu hiệu đầu tiên của quá trình tạo men răng. 

* VÙNG TƯƠNG PHẢN: 

Vùng tương phản là nơi  tiếp giáp  giữa biểu mô trong  và biểu  mô ngoài. Ở đây không có lớp tế bào lưới cũng như lớp trung gian. Đối diện với vùng tương phản là nơi  tụ đặc các đám tế bào ngoại trung  mô, những đám tế bào này kích thích quá  trình gián phân của các tế bào vùng tương phản. 

 Sự phát triển của cơ quan tạo men sẽ được khởi đầu bằng sự nhân lên của các tế bào vùng tương phản. Ở giai đoạn này các tế bào còn non không biệt hoá, đối lập với hiện tượng biệt hoá của các tế bào lớp men trong ở trung tâm chuông, sau đó các tế bào lớp trong của vùng tương phản mới biệt hoá để sinh men răng. Sau cùng 

chúng tham gia vào quá trình biệt hoá để tạo thành một lớp gồm 2 hàng tế bào, hai hàng tế bào này sẽ đi xuống để nằm  giữa lớp  trung biểu  mô  và bao răng,  về sau chúng sẽ biệt hoá để tạo chân răng

nguồn: duoclyvn



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024