Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/04/2015 21:04 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
10 Lỗi Cần Tránh Khi Dùng Bữa Trưa Với Đối Tác


Dùng bữa với đối tác là một “sự kiện” không thể thiếu đối với mọi doanh nhân.  Theo John Brandon – biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Inc., những bữa ăn trưa mang tính chất công việc cùng với khách hàng, nhà đầu tư… thường mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ cho công ty, miễn là bạn không mắc phải 10 lỗi đơn giản sau đây:

1. Quá tập trung vào công việc

Bạn nghĩ rằng sau bữa ăn mình sẽ là người phải thanh toán hóa đơn, vì thế phải tận dụng khoảng thời gian này bằng cách “nhồi nhét” tối đa thông tin cho đối tác?

Đừng quên rằng việc kinh doanh sẽ không thể thành công nếu bạn không thể tạo ấn tượng tốt đẹp và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Hãy mở đầu buổi dùng bữa bằng cách hỏi thăm một chút về gia đình, về những chuyến du lịch gần đây hoặc về bất cứ vấn đề gì để nhà đầu tư hoặc khách hàng cảm nhận được rằng bạn thật sự quan tâm đến họ như một người bạn chứ không phải chỉ là một “cỗ máy cung cấp tiền”.

2. Tập trung quá mức vào thức ăn

Đây cũng là một trong những lỗi khá phổ biến. Khi thức ăn được mang đến, bạn rất dễ bị phân tâm khỏi câu chuyện đang dang dở, đặc biệt là khi bạn đã trót bỏ bữa sáng.

Ngay khi đang trộn salad, bạn cũng đừng nên đánh mất sự tập trung của mình vào đối tác. Việc này sẽ giúp bạn không bị bối rối và “trật nhịp” giữa buổi thảo luận thân mật trên bàn ăn.

3. Không duy trì sự tiếp xúc bằng mắt

Khi tập trung quá nhiều vào thức ăn hoặc vào những công việc tiếp theo sẽ làm trong ngày, bạn sẽ quên duy trì sự tiếp xúc bằng mắt với đối tác. Điều này có thể khiến họ nghĩ rằng bạn không có thiện ý, không mặn mà gì với buổi gặp mặt này.

Hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ lơ là việc nhìn thẳng vào mắt khách hàng hoặc nhà đầu tư để họ biết bạn luôn thực sự quan tâm đến vấn đề mà họ đang nói.

4. Tạo mâu thuẫn

John Brandon cho biết, ông đã từng dùng một bữa trưa với nhiều đối tác kinh doanh. Một người trong số họ đưa ra một vấn đề gây tranh cãi để mọi người cùng bàn luận.

Có vẻ như “chiêu” này khá thú vị để làm giảm sự nhàm chán vì những người trong bàn ăn đều được bày tỏ quan điểm của mình. Tuy nhiên, mọi người có những ý kiến trái chiều nhau là điều không thể tránh khỏi. Do đó, họ sẽ ra về với một tâm trạng khó chịu hoặc thậm chí là cảm thấy bị tổn thương.

5. Thân mật quá mức

Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt và hỏi thăm một số vấn đề cá nhân để thể hiện sự quan tâm không có nghĩa là phải tỏ ra quá thân mật hoặc tò mò quá nhiều về những vấn đề nhạy cảm của đối tác (chẳng hạn như việc họ đang phải giải quyết những tranh chấp sau ly hôn), trừ khi bạn và họ đã thực sự trở thành bạn bè.

6. Nói quá nhiều

John Brandon cho rằng mình là một người khá hướng nội và thích để cho người khác thoải mái nói và bày tỏ quan điểm, cảm xúc. Tuy nhiên, khi đóng vai trò là “đầu tàu” của bữa ăn, ông sẽ không bao giờ để buổi gặp gỡ trở nên “cạn đề tài” và luôn là người “điền vào” các khoảng lặng không thoải mái giữa mọi người.

Điều này hết sức cần thiết để những người khác có thời gian suy nghĩ về vấn đề mới và tạo điều kiện cho họ nói nếu muốn.

“Im lặng là vàng”, và nó cũng là một cách tốt để làm mới lại buổi trò chuyện.

Quan trọng nhất là khi bạn quyết định đặt câu hỏi để “điền vào chỗ trống” giữa mọi người, hãy làm sao cho họ cảm thấy được khơi gợi để tiếp tục nói, chứ không phải là bạn chỉ đang hỏi những câu vô thưởng vô phạt cho qua chuyện.

7. Quá tâng bốc một người trong bàn ăn

Khen ngợi và tâng bốc một người nào đó có thể là cách để bạn thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, “thủ thuật” này sẽ nhanh chóng bị phản tác dụng khi bữa ăn trưa đó còn có sự tham gia của nhiều người khác. Họ sẽ đánh giá thấp và cho rằng bạn là người thích nịnh nọt và không đáng tin.

8. Tỏ ra quá xa cách

Giữa lúc mọi người đang rôm rả bàn về một chủ đề nào đó một cách thật sôi nổi thì bạn không nên tỏ vẻ thờ ơ, lãnh đạm dù thật sự bạn không hứng thú với chủ đề đó lắm.

Hãy lắng nghe câu chuỵên một cách khách quan, điềm tĩnh và đặt một vài câu hỏi để các đối tác thấy rằng bạn không cố tình “làm lơ” sự nhiệt tình của họ.

9. Liên tục khoanh tay

Động tác khoanh tay trước ngực là một cử chỉ rất dễ làm “nản lòng” người đối diện, vì nó cho thấy rằng bạn đang “đóng cửa” mọi ý tưởng của mình lẫn của họ.

Trong suốt bữa ăn trưa, hãy giữ cho đôi tay của bạn rộng mở như một động thái chào đón mọi ý kiến, mọi bình luận, mọi câu chuyện của khách hàng hoặc nhà đầu tư.

10. Quá chu đáo

Quan tâm đến cảm xúc của các đối tác trong bữa ăn trưa là rất tốt nhưng đừng để họ cảm thấy khó chịu vì được “chăm sóc” quá mức.

“Lựa chọn lý tưởng nhất trong trường hợp này là bạn phải làm sao để vừa có thể tận hưởng hương vị phần thức ăn của mình vừa thoải mái duy trì sự tương tác vui vẻ với khách hàng, nhà đầu tư…”, John Brandon cho biết.

Nguồn: Saga Tổng hợp & Biên dịch




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024