Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/01/2015 22:01 # 1
ngottuongvy
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 12/50 (24%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 112
Sinh viên đừng quá coi trọng lương khi mới ra trường


Sinh viên đừng quá coi trọng lương khi mới ra trường
 
Nếu không chấp nhận mất mát, hi sinh, rủi ro thì đừng bao giờ nghĩ đến hai chữ “thành công".
Sinh viên đừng quá coi trọng lương khi mới ra trường

Ngày 27/11/2014 vừa qua, trường Đại học Hoa Sen đã vinh dự là trường đại học trong khu vực miền Nam có buổi trò chuyện với tỷ phú Mỹ - Ông Merle Allan Hindrich. Ông Hinrich là người sáng lập đồng thời cũng là CEO của tập đoàn Global Source, Ltd. Ông là người rất tâm đắc trong lĩnh vực Thương mại quốc tế.

Chủ đề của bổi hội thảo nói về “Education, Leadership and Career Development” và sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Suốt buổi hội thảo không có thông dịch viên, nhưng đã thu hút hơn 20 cán bộ giảng viên và hơn 50 sinh viên chủ yếu trong ngành Kinh doanh quốc tế và sinh viên từ Pháp trong chương trình trao đổi sinh viên quốc tế.

Hiện nay tại Việt Nam, trong năm 2013 khoảng hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm các công việc tạm thời không đúng chuyên ngành. Có rất nhiều lý do xung quanh vấn đề này. Chẳng hạn như:

Về phía doanh nghiệp đưa ra các tiêu chí quá khó khăn, chỉ chọn các sinh viên giỏi và có kinh nghiệm nhiều. Khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp hạn chế chi phí do đó không muốn tuyển thêm người. Hoặc các doanh nghiệp thường phàn nàn sinh viên chưa đủ kiến thức chuyên môn để áp dụng vào thực tế cũng như chưa trang bị đủ kỹ năng mềm.

Về phía sinh viên còn “kén cá chọn canh” để tìm được một công việc đã khó nhưng vẫn chưa muốn làm, vì cảm thấy đồng lương không xứng đáng với trình độ. Sinh viên chưa chịu dấn thân vào làm việc để học hỏi kinh nghiệm, mà vẫn còn xem trọng vấn đề bằng cấp. Do đó, các kiến thức sách vở chưa áp dụng vào thực tế được. Ngoài ra, đa phần sinh viên vẫn chưa có thiếu kỹ năng mềm như kỹ năng hội nhập, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giao tiếp,….
 
Sinh viên đừng quá coi trọng lương khi mới ra trường - ảnh 1
 
Đặc biệt có thể trình độ Tiếng Anh của các bạn chưa tốt. Bên cạnh đó, một quan niệm khác làm ảnh hưởng đến việc tìm việc của sinh viên là tìm việc phải có các mối quan hệ quen biết rộng, “nhờ vào người quen thì mới tìm được việc”, do đó tạo nên sự chán nản trong quá trình tìm việc của sinh viên. Mặt khác, từ những sinh viên không làm đúng chuyên ngành dẫn đến làm mất đi cơ hội làm đúng chuyên ngành của sinh viên khác, cứ như vậy sự việc cứ tiếp diễn, giống như hiện tượng “ngồi nhằm chỗ” vậy.
Là một sinh viên năm ba, từ buổi hội thảo của ông Hinrich, tôi nhận thấy được rất nhiều bài học khi chuẩn bị ra trường. Thứ nhất, phải trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là trình độ Anh văn và kỹ năng mềm. Thứ hai, sau khi ra trường, theo như ông Hinrich chia sẻ chúng ta không nên đặt nặng vấn đề tiền mà phải làm công việc phù hợp với sở thích của mình là điều quan trọng hơn hết, vì khi làm việc với sở thích và niềm đam mê của mình thì chúng ta mới có thể dành toàn tâm toàn ý cho công việc, không cần quan tâm đến vần đề thời gian mà có thể làm việc với tất cả niềm say mê của mình. 
 
Sinh viên đừng quá coi trọng lương khi mới ra trường - ảnh 2
 
Do đó, khi mới ra trường không nên đặt nặng vấn đề tiền lương mà quan trọng hơn hết đó là tìm được một công việc mà mình cảm thấy yêu thích, có thể lúc đầu là làm không công hoặc lương thấp nhưng sau đó với năng lực và kiến thức thực sự của bản thân thì thăng tiến trong công việc là một điều không xa. Thứ ba là khi gặp khó khăn thì không nên nản chí mà phải cố gắng hết sức để vượt qua mọi việc. Như người ta thường nói “không có con đường nào trải đầy hoa hồng” và chính ông Hinrich cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn mới trở thành tỷ phú như ngày hôm nay.
 
Sinh viên đừng quá coi trọng lương khi mới ra trường - ảnh 3
 
Dưới đây là cảm nghĩ của hai bạn sinh viên đã cùng tham dự buổi hội thảo với tôi: 
"Rất may mắn, tôi được ông trả lời câu hỏi của tôi. Theo tôi được biết, ông khởi nghiệp khi không có đồng tiền nào, qua bao nhiêu sự hy sinh ông mới trở thành con người như hôm nay. Hơn nữa, dù có nhiều sự hy sinh trong cuộc sống, gia đình, người thân,…nhưng miễn là mình thích con đường mình đã chọn. Hồi lâu sau, tôi liếc nhìn bạn tôi ngồi hàng ghế phía sau, mắt long lanh hạnh phúc chăm chú lắng nghe làm tôi xúc động theo." -Sang 
"Tôi cảm nhận được ở ông một sự đam mê cháy bỏng, đam mê với những công việc mình đã chọn, đam mê học tập không ngừng và đam mê theo đuổi sự nghiệp. Và niềm đam mê đó ông cũng mong muốn rằng thế hệ sinh viên chúng tôi hãy cảm nhận được ở bản thân mình và duy trì nó. Ngoài ra chúng tôi còn học được ở ông lòng yêu nghề. Nghề nghiệp sẽ gắn bó ta suốt cuộc đời cho nên hãy chọn một công việc mà ta thấy thật sự thích thú, thật sự gắn bó với nó thì ta mới có thể thể hiện hết năng lực bản thân, vui vẻ, thoải mái hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong suốt quá trình làm việc cũng phải không ngừng học tập. Một điều nữa tôi thật sự tâm đắc là: Nếu không chấp nhận mất mát, hi sinh, rủi ro thì đừng bao giờ nghĩ đến hai chữ “thành công". - Thanh Vy
Nguồn: netlife.vn

 



( ^^ ) Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. 

       Khi ta không muốn, ta tìm lý do! :]]]]


Được chỉnh sửa bởi nguyenquynhtran vì:xóa link ẩn,thêm từ khóa
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024