Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/01/2015 12:01 # 1
homychau
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 32/60 (53%)
Kĩ năng: 16/50 (32%)
Ngày gia nhập: 29/09/2014
Bài gởi: 182
Được cảm ơn: 116
Sách “ô nhiễm” - cần cái nhìn tỉnh táo


Sách “ô nhiễm” - cần cái nhìn tỉnh táo

​Sách “ô nhiễm” - cần cái nhìn tỉnh táo © Tuoi Tre ​Sách “ô nhiễm” - cần cái nhìn tỉnh táo

Lần đầu tiên có một tham luận tọa đàm được trình bày theo kiểu... game show, đó là sáng tạo của nhóm sinh viên khoa xuất bản của Ðại học Văn hóa TP.HCM.

Các bạn đã minh họa - dù rằng còn thô sơ - đường đi của những thông tin lệch lạc trong sách để trở thành kiến thức của những em học sinh: tiếp thu từ sách, các em bỗng trở thành những người ích kỷ (mụn mọc trên mặt người khác thì yên tâm nhất), lẫn lộn về cờ Tổ quốc, hay ma lanh vặt theo ngôn ngữ đường phố...

“Game show” ấy như một yêu cầu khẩn thiết: không nên để kéo dài tình trạng các sách xấu, sách gây “ô nhiễm” môi trường giáo dục.

Phát biểu đề dẫn cho tọa đàm (do Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM tổ chức), ông Lê Hoàng đưa ra cách hình dung những quyển sách “gây ô nhiễm” là các sách chất lượng kém, kiến thức cung cấp không chuẩn, nội dung được biên tập cẩu thả, thậm chí có nội dung nhảm nhí, vô bổ, phản cảm...

Nó tuy không phải là loại ảnh hưởng đến chính trị tư tưởng hay tác hại đến nhiều giới, nhưng rõ ràng nó gây bức xúc cho người đọc, và trong nhiều trường hợp, bạn đọc bắt gặp những quyển sách này trên thị trường, hay đọc thông tin trên các báo, sẽ ngộ nhận rằng tình hình sách bây giờ sao mà xuống cấp quá.

Ông Nguyễn An Tiêm - Vụ Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo trung ương - ví von rằng các em thiếu niên như những mầm non của xã hội, các loại sách “ô nhiễm” có thể khiến các mầm non này phát triển không bình thường, và đến lúc xã hội sẽ nhận lấy quả chín cũng không bình thường.

Bạn đọc - người tiêu dùng cần được bảo vệ

Câu chuyện về sách như thế này tưởng như chuyện nhỏ trong làng sách, nhưng tọa đàm đã được quan tâm từ nhiều phía, cục trưởng Cục Xuất bản, chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM cùng đến dự và thống nhất cùng bàn cụ thể các giải pháp “đúng và trúng” để chấm dứt tình trạng sách “gây ô nhiễm”.

Và cái nhìn thường tập trung vào các sách liên kết giữa đơn vị làm xuất bản tư nhân với các nhà xuất bản nhà nước. Ông Ðỗ Thành - giám đốc Công ty Nhân Trí Việt - khẳng định hành lang pháp lý của ta về xuất bản còn có chỗ thiếu chặt chẽ, chưa sát với thực tế, nên tạo lỗ hổng để các sách xấu ra đời.

Ông Lê Thanh Hà - giám đốc Nhà xuất bản Ðại Học Sư Phạm TP.HCM - dẫn ra trường hợp có công ty tư nhân chỉ cần đưa bản thảo đến nhà xuất bản vào buổi chiều thì sáng mai đã có giấy phép, “như vậy tình trạng bán giấy phép là có thật”. Pháp luật đã bị gạt ra ngoài với cách làm xuất bản như vậy, nhưng cách ấy vẫn tồn tại lâu nay.

Ông Vũ Ðình Thân - giám đốc Công ty Gia Vũ - kể lại trường hợp năm 2008 có một công ty tư nhân từng mang đến một nhà xuất bản 200 bản sách tham khảo toán - văn các loại với tên tác giả toàn là tiến sĩ, thạc sĩ, nhưng sau khi làm rõ thì hóa ra các sách đó đều là mạo nhận tên tuổi của các tác giả kia.

Từ góc độ người đọc, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cho rằng bà tin tưởng tỉ lệ sách “ô nhiễm” ở ta thật  sự không nhiều, nhưng cũng cần có cách nào đó để bảo vệ người đọc trước tình trạng “ô nhiễm” như vậy.

Một bản sách xấu đưa ra thị trường là gây hại cho người tiêu dùng, thế thì khi cần sẽ kiện ai, kiện ở đâu, ai hỗ trợ đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong trường hợp này là người đọc?

Sẽ có chính sách ưu tiên cho sách thiếu niên

Ông Chu Văn Hòa - cục trưởng Cục Xuất bản - cho rằng cần có cái nhìn tỉnh táo hơn đối với công tác xuất bản. Ông nêu ra một con số: trong khó khăn của thị trường năm qua, ngành xuất bản vẫn nỗ lực sản xuất tăng 50 triệu bản sách. Ðó là tín hiệu vui chung của cả ngành, bởi “Cục Xuất bản xem những công ty tư nhân cũng là những người làm công tác xuất bản.

Tùy thời điểm, việc liên kết xuất bản có thể gọi bằng những tên khác nhau, nhưng nếu ai làm được tốt thì xã hội sẽ tôn vinh, và các nhà xuất bản làm sách không liên kết vẫn có sai phạm” - ông Hòa nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, ông An Tiêm cũng cho biết quan điểm lãnh đạo thống nhất trong ngành xuất bản là “không đồng nhất liên kết xuất bản với nguyên nhân sai phạm”.

Theo ông, việc liên kết xuất bản giữa các đơn vị tư nhân và nhà xuất bản nhà nước đã phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống xuất bản. “Chỉ có sai sót từ những người thực hiện, chứ bản thân cơ chế này không có lỗi” - ông An Tiêm khẳng định.

Ông Hòa cũng đề cập các ý kiến gần xa cho rằng dạo gần đây Cục Xuất bản xử phạt rất nặng. “Nếu nói như vậy thì lại mâu thuẫn với ý kiến lâu nay cho rằng ta chế tài không đủ sức răn đe. Vả lại không phải tôi muốn phạt bao nhiêu là phạt, vì tất cả đều có khung quy định của pháp luật, tốt nhất chúng ta không nên có tư tưởng can thiệp vào mức phạt vì đó là chuyện của pháp luật”.

Ông cũng nói thêm luật đã quy định các giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung sách, nên “không một ai trốn khỏi trách nhiệm này đâu. Cục Xuất bản đang chấn chỉnh hoạt động, nếu có ai ngồi đây mà ngày mai làm sai là tôi phạt liền”.

Tuy nhiên không chỉ có phạt, Cục Xuất bản thông báo sắp tới trong chương trình sách quốc gia sẽ có chính sách ưu tiên cho sách thiếu niên, đồng thời giám sát, rà soát các nhà xuất bản, bồi dưỡng đội ngũ xuất bản và quy hoạch lại ngành... là những bước đi dài tiếp sau.

Hi vọng đó sẽ là chặng đường tươi sáng hơn khởi đi từ câu chuyện về “sách ô nhiễm” hôm nay.

 

 



Hồ Thị Mỹ Châu - LIBRA1910

Email: hothimychau1910@gmail.com

^_^ Mychau Ho *_*

 


 
Các thành viên đã Thank homychau vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024