Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/01/2015 16:01 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
Thực Tập - Sinh Viên Trông Chờ Vào Ai?


Thực tập là cách tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các nhân viên khác nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức.

Thực tập là một phần rất quan trọng để đánh giá năng lực của sinh viên về khả năng thu nhận kiến thức và khả năng ứng dụng thực tế những kiến thức đó vào thực tế công việc. Các thực tập sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp ở nơi mà các thực tập sinh đến thực tập. Khi được thực tập tại các doanh nghiệp các bạn sẽ được quan sát môi trường làm việc ở công ty, xem nó có năng động không? Các nhân viên ở đó có nhiệt tình và dễ hòa nhập không? Và sếp ở đó thế nào?

Sinh viên thực tập còn có cơ hội mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia, các anh chị đi trước trong ngành của mình để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong ngành. Song song với việc là điền vào CV của mình kinh nghiệm thực tập tại công ty X, doanh nghiệp Y nào đó. Cũng có một số trường hợp bạn sẽ được nhận lương khi thực tập và đặc biệt là bạn sẽ được tuyển vào vị trí đó khi còn đang thực tập.

Thực tập là một việc quan trọng và cần thiết nhưng thực tế của thực tập thì sao?

Nhìn thẳng vào thực tế thực tập sinh ở các công ty và quan sát các bạn sinh viên thực tập, chúng ta có thể nhìn thấy một sự thật là nhà trường chỉ cấp giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên và yêu cầu báo cáo kết quả thực tập. Vô hình chung, điều này làm cho các sinh viên của chúng ta làm báo cáo thực tập hơn là trải nghiệm ở các công ty. Thêm một điều nửa, các trường chưa dạy sinh viên thực tập như thế nào cho tốt và “xài” công ty, sếp ở đó như thế nào.

Về phía các doanh nghiệp thì tình hình còn tệ hơn khi các sinh viên thực tập bị coi là người thừa trong công ty vì sợ sinh viên phá hỏng hay tiếc lộ thông tin. Có những trường hợp sinh viên chỉ làm những công việc vặt như photocopy, pha trà,… thậm chí là giữ xe. Còn có trường hợp, các anh chị được giao nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên thực tập thì chỉ giao tài liệu cho về tự nghiên cứu. Khiến sinh viên cả thấy mình như một kẻ “ăn nhờ ở đậu” trong công ty để xin được một chữ ký vào báo cáo tốt nghiệp.

Sinh viên ơi! Đừng là kẻ ăn nhờ ở đậu

Vậy sinh viên thực tập phải trông cậy vào ai đây? Sinh viên khó có thể trông chờ vào nhà trường hay doanh nghiệp. Sinh viên PHẢI trông cậy vào chính mình.

Đầu tiên, sinh viên thực tập và cả sinh viên của các năm nhất, năm 2 phải nên chuẩn bị cho mình những kiến thức nền tảng của ngành, nghề mình đang theo đuổi. Đầu tư phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết để có thể tự tin hơn trong môi trường doanh nghiệp. Việc phát triển các kỹ năng mềm với sự hỗ trợ của kiến thức chuyên môn sẽ giúp sinh viên sống sót lâu hơn trong một doanh nghiệp.

Các sinh viên cũng cần xác định cho mình công ty mình sẽ xin thực tập và tìm hiểu về môi trường doanh nghiệp ở đó trước. Xem xem công ty đó có văn hóa như thế nào, sếp ở đó là ai và các công việc trong công ty đó cần những gì. Khi chuẩn bị tất cả, bạn sẽ đường đường chính chính bước vào môi trường đó với đầy đủ vũ khí, trang bị của một người đi trải nghiệm chứ không phải là một người đi học.

Và đặc biệt, các bạn cần thoát khỏi cái tư duy “ăn nhờ ở đậu” trong công ty để có thể định vị được giá trị của bản thân mình. Các công việc đơn giản như photocopy, pha trà, đánh máy, giao hàng… thật sự nhàm chán nhưng bạn hãy thực sự làm tốt các công việc đó xem. Thử làm một thực tập sinh có tốc độ đánh máy nhanh nhất công ty xem nào.

Khi bạn tham gia 100% tâm trí vào một công việc dù nhỏ nhất, chắc chắn bạn sẽ là một điểm sáng. Và khi người ta tin bạn làm tốt được việc nhỏ thì mới dám giao cho các bạn những việc lớn hơn. Nói gọn là việc nhỏ Làm Được thì việc lớn mới Được Làm.

Các bạn hãy chủ động, đến và xin đi ăn trưa hay mời cà phê để có được vài phút ngắn ngủi để hỏi về những kinh nghiệm, bài học để làm những công việc phức tạp nào đó, hay chỉ là những tố chất cần thiết để làm công việc đó là gì. Với những người thật sự giỏi, với những bậc thầy trong công việc chỉ cần một vài phút thôi cũng đã là quá đủ vì họ đã thấm tất cả vào máu của mình.

Sinh viên ơi, đừng quá trông chờ vào một ai đó, hãy thay đổi từ chính mình. Vì chỉ có mình mới là chủ tương lai của mình thôi.

 

                                                                                                     Lê Trường An
                                                                                                 Triết học đường phố




Được chỉnh sửa bởi nguyenquynhtran vì:thêm từ khóa
Các thành viên đã Thank tranminhdathao vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024