Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/07/2014 08:07 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
Giải pháp nào cho nợ xấu đã mua


Giải pháp nào cho nợ xấu đã mua?

Số nợ xấu VAMC bán được cho tới nay khá khiêm tốn, chỉ ở mức 400 tỷ đồng. Theo nhìn nhận chung của các chuyên gia, trong bối cảnh năng lực tài chính của VAMC hiện nay có hạn, nếu chiều mua vào cứ tăng nhanh mà đầu ra bế tắc sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu với tổ chức này ngày càng tăng lên.

Giải pháp nào cho nợ xấu đã mua?

Tính từ đầu năm đến ngày 1/4, VAMC mua được gần 4 nghìn tỷ đồng nợ gốc từ các tổ chức tín dụng. Với 39 nghìn tỷ đồng nợ VAMC mua trong 3 tháng cuối năm 2013, tính chung, VAMC đang nắm giữ khoảng 43 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Phó chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho biết, tổng giá trị trái phiếu đặc biệt đối với số nợ xấu này là gần 35,5 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch năm 2014, VAMC sẽ mua 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu, theo đó quý I mua vào 10 nghìn tỷ đồng, quý II mua 20 nghìn tỷ đồng. Kết quả hoạt động 3 tháng vừa qua cho thấy VAMC đã không đạt chỉ tiêu đề ra.

 

Mua nợ xấu đã khó, bán nợ xấu còn khó hơn. Số nợ xấu VAMC bán được cho tới nay khá khiêm tốn, chỉ ở mức 400 tỷ đồng. Theo nhìn nhận chung của các chuyên gia, trong bối cảnh năng lực tài chính của VAMC hiện nay có hạn, nếu chiều mua vào cứ tăng nhanh mà đầu ra bế tắc sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu với tổ chức này ngày càng tăng lên.

Số liệu về nợ xấu có nhiều ý kiến trái chiều nhau, song theo báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng VN tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73%/ tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013. Khi tình hình kinh tế vĩ mô trong năm qua được cải thiện, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu, đó là tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dư nợ tín dụng (cuối tháng 12/2013).

Một câu hỏi đặt ra là, nếu bán nợ xấu lúc này thì có thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư (NĐT) cả trong và ngoài nước hay không? Các chuyên gia đều cho rằng, nếu chỉ xét riêng về mặt thị trường thì câu trả lời chắc chắn là có. “Các NĐT luôn tìm kiếm cơ hội. Nhưng khi đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các khoản nợ xấu thì NĐT sẽ kỳ vọng mua được với giá của các tài sản đó giảm xuống rất nhiều. Vấn đề là VAMC và các ngân hàng, DN liên quan có chấp nhận điều đó hay không? Nếu có, cơ chế để chấp nhận như thế nào cần được đặt ra” – ông Phạm Hồng Hải đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, việc thiếu minh bạch thông tin về nợ xấu đang là một trong những rào cản lớn nhất, bên cạnh các rào cản về chi phí thời gian, thủ tục hành chính rườm rà (như công tác bàn giao hồ sơ, thủ tục thưa kiện ra tòa, thi hành án, bán tài sản…), tạo ra những hạn chế để các nhà đầu tư ngoại  hợp tác với các đối tác Việt Nam.

“Chúng tôi dự kiến sẽ bán lại nợ xấu lần đầu trong tương lai gần, hy vọng là vào quý tới” ông Hùng cho biết thêm, khách hàng đầu tiên của VAMC có thể là nhà đầu tư trong nước. VAMC đã nhận được câu hỏi từ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến nợ xấu mà VAMC đang nắm giữ, tuy nhiên hầu hết họ mới chỉ muốn làm môi giới trung gian, ông Hùng cho biết. “Nếu ai đó thực sự muốn bỏ tiền mua lại nợ hay bất cứ tài sản ký quỹ nào chúng tôi có, chúng tôi sẵn sàng thảo luận và thúc đẩy thương vụ”, ông nói.

 

Chứng khoán hóa các khoản nợ

Theo chuyên gia cao cấp Ngân hàng Lê Trọng Nhi, chứng khoán hóa nợ xấu là một phương cách/kỹ thuật chuyển hóa các khoản nợ xấu thành các loại trái phiếu hoặc cổ phiếu khác nhau và các chứng khoán thành này có thể được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp hoặc một định chế tài chính uy tín hoặc cơ quan nào đó của Chính phủ, được đóng gói và bán đấu giá trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần phải có một tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm. Vì khi phát hành trái phiếu ra bên ngoài sẽ cần một tổ chức đứng ra xếp hạng tín nhiệm đối với các khoản nợ xấu đó với tư cách là TSĐB. Ngoài ra, cần sự tham gia của một đối tượng nữa là tổ chức bảo lãnh phát hành. Trường hợp bán trái phiếu ra bên ngoài không hết thì tổ chức này sẽ “bao tiêu”. Đồng thời, cũng cần có một tổ chức, có thể là ngân hàng, giám sát, bảo vệ quyền lợi của NĐT, để đảm bảo là công ty mua bán nợ xấu thực hiện đúng các mục tiêu đặt ra.

Cụ thể như trường hợp của Khách sạn Bảo Sơn trước đây, hay như trường hợp của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) mới đây. Trong trường hợp này, để “chứng khoán hóa” các khoản nợ của doanh nghiệp, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SHB) đã phối hợp với một tổ chức chuyên về xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp là DATC, chuyển hóa được một phần khoản nợ thành cổ phần thành công. Từ đó làm đòn bẩy để doanh nghiệp lấy lại sức lực thực thi tái cấu trúc. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn, cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.

Ngoài ra, để tiến trình chứng khoán hóa thành công, trong vai trò ồng chủ nợ các khoản nợ xấu tại một doanh nghiệp nào đó, các ngân hàng thương mại cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp cùng tổ chức chuyên về xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp. Song song với đó, Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém, miễn các loại thuế GTGT, TNDN... cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ.

Như vậy, thực tế Việt Nam hiện tại, rõ ràng chứng khoán hóa các khoản nợ là gợi mở giúp ngân hàng xử lý triệt để các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiệp vụ tái cơ cấu của ngân hàng còn nhiều hạn chế, để chứng khoán hóa thành công các khoản nợ, ngân hàng cần phối hợp với một tổ chức chuyên về xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp như DATC. Đây là hướng đi mới giúp xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp nhanh nhất, hiệu quả nhất.

(Nguồn: kinhdoanhnet.vn)

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024