Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/05/2014 17:05 # 1
dieuhiendn91
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 49/60 (82%)
Kĩ năng: 14/40 (35%)
Ngày gia nhập: 21/03/2014
Bài gởi: 199
Được cảm ơn: 74
Nước rút cho năm cuối


Sự âu lo và bận rộn của sinh viên năm cuối là điều rất phổ biến. Làm thế nào để bạn vừa có được tấm bằng loại “khá giỏi”, vừa tích lũy được các kỹ năng cần thiết để bước vào đời vững tin hơn?
 

Chân dung sinh viên năm cuối

 

Hình ảnh thường thấy của đại đa số sinh viên năm cuối đó là chạy nước rút để chuẩn bị cho tấm bằng ra trường. Bạn phải tất bật để hoàn thành các môn học ở trường, chuẩn bị ôn thi môn điều kiện, đi tìm đơn vị thực tập, làm báo cáo, thi tốt nghiệp. Thêm vào đó, bạn nào chưa có các chứng chỉ Anh Văn hay tin học thì lại vội vã kiếm một trung tâm nào đó để thi. Tự nhận thấy bản thân còn kém về các môn chuyên sâu hay các kỹ năng, nhiều bạn lại dò tìm các cơ sở để bồi dưỡng thêm.

 

Như vậy, sự âu lo và bận rộn của sinh viên năm cuối là điều rất phổ biến. Làm thế nào để bạn vừa có được tấm bằng loại “ khá giỏi”, vừa tích lũy được các kỹ năng cần thiết để bước vào đời vững tin hơn?

 

 Định hướng để đi đến thành công

 

Khoảng thời gian cuối khóa rất dễ khiến cho các bạn sinh viên năm cuối cảm thấy mệt mỏi và rối rắm, vì lúc này bạn cảm giác có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều thứ cần phải học. Một điều tồi tệ hơn nữa là bạn nhận ra lỗ hổng kiến thức quá lớn, gây tâm lý bất an, nếu không được khích lệ kịp thời, nhiều bạn có khuynh hướng buông xuôi.

 

Trước hết bạn phải thực sự tỉnh táo để tạo được sự quân bình trong tư tưởng. Bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ người thân, nhưng quan trọng nhất vẫn là chính bạn. Hãy cố gắng định hướng lại bản thân mình, có thể lúc này bạn chỉ đang bị những ồn ào bên ngoài làm nhiễu. Vì vậy, cách tốt nhất để có thể sắp xếp những lộn xộn này là bạn nên viết ra những việc phải làm, những môn bạn cần học để kết thúc môn, những kỹ năng bạn thiếu.

 

Việc sắp xếp rất quan trọng, vì khi đã giải quyết được một trong số những việc bạn viết ra, bạn sẽ phần nào cảm thấy yên tâm hơn, lấy lại cho bản thân thế quân bình và tiếp tục cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo.

  

Những khoảng chờ. Bạn tận dụng ra sao?

 

Bên cạnh những khoảng thời gian bận rộn, thì các bạn sinh viên năm cuối cũng khá dư dả một vài khoảng thời gian. Đó là những khoảng thời gian chờ, chờ để đi thực tập, chờ làm báo cáo thực tập, chờ thi tốt nghiệp. Khoảng thời gian chờ này có thể kéo dài từ hai đến bốn tuần, không quá dài, nhưng cũng đủ để bạn thực hiện một điều gì đó hữu ích nếu bạn biết tận dụng.

 Trước nhất, bạn tự lập một thời khóa biểu cho riêng mình, đây là phương thức nhanh nhất để bạn biết khoảng thời gian chờ là bao lâu.

 

Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn lên lịch học nhóm, trao đổi về các môn thi tốt nghiệp.

 

Tận dụng thời gian buổi tối để học thêm về các kỹ năng mềm ở các lớp hay một khóa học ngắn chuyên sâu về ngành học bạn yêu thích.

 

Bạn có thể nhờ sự chỉ dẫn của giảng viên đối với các môn học bạn chưa thông suốt.

 

Theo ý kiến của một vài sinh viên thì khoảng thời gian thực tập là khoảng thời gian nhàn rỗi, vì không được cơ quan tin tưởng để giao việc.  Nếu lọt vào trường hợp như vậy, thay vì buồn chán và bất mãn, bạn hãy cố gắng tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm khác, như giao tiếp với các anh chị ở đơn vị thực tập, hỗ trợ họ những công việc nhỏ mà bạn có khả năng làm, tự xây dựng cho bản thân một tác phong nghiêm túc khi đến cơ quan. Bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của công ty, bằng cách này báo cáo thực tập của bạn sẽ mang tính thuyết phục hơn nữa.

 

Là sinh viên năm cuối, nghĩa là bạn phải sống có trách nhiệm hơn bởi cánh cổng giảng đường sắp lùi xa. Bạn sắp phải đối mặt với cuộc mưu sinh đầy cam go nhưng không kém phần thú vị. Hãy tự biết phấn đấu để nuôi dưỡng ước mơ, xây dựng cho bản thân hoài bão. Đừng để thời gian trôi qua một cách lãng phí, để rồi sau này bạn tiếc nuối và dằn vặt.

 

blog.first-viec-lam.com




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024