Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/11/2012 01:11 # 1
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


M.U.R.D.E.R - Một phương pháp học tiếng Anh rất tốt


1. Mood (Tâm trạng):

Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học. 
Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.

2. Understanding (Sự hiểu biết):

Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.
Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được

3. Recall (Nhắc lại):

Sau khi đã học được một phần,dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.

4. Digest (Hấp thụ):

Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.
Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được,

5. Expand (Mở rộng):

Trong bước này, hãy liên quan tới những gì bạn vừa học 
Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì? 

Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị? 
Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác? 

6. Review (Ôn lại):

Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành
Xem xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.

Bước cuối cùng này vô cùng quan trọng, bởi nó tổng hợp và đánh giá toàn bộ quá trình bạn vừa thực hiện ở trên.

Các bạn hãy thử áp dụng phương pháp M.U.R.D.E.R này nhé. Chúc các bạn thành công.


(Sưu tầm)



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
14/11/2012 01:11 # 2
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Mẹo để học Tiếng Anh hứng thú hơn

Bạn đã học tiếng Anh khá lâu và đã đạt được một trình độ nhất định nhưng trong suốt một khoảng thời gian dài qua, bạn thấy mình không tiến bộ được gì nhiều. 

Bạn bắt đầu thấy nản lòng hay lo lắng vì điều đó? Sau đây sẽ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn lấy lại cảm hứng cho việc học tiếng Anh của mình.

1. Tự hỏi bản thân xem mình muốn học gì trong tuần này?

Bạn hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi hàng ngày, hàng tuần. Hãy cân nhắc xem lúc này bạn cần và muốn học gì nhất? Tập trung vào một bài đang học trên lớp hay một bài tập ngữ pháp cụ thể sẽ rất dễ dàng phải không nào? Nếu mỗi tuần bạn lại dành chút thời gian để suy nghĩ và thiết lập mục tiêu nho nhỏ cho mình, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng tuần và chính sự tiến bộ đó lại là động lực giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì chính cảm giác thành công này còn thôi thúc bạn học tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Nhưng hãy lưu ý đặt những mục tiêu thật đơn giản và thiết thực để bạn có thể thực hiện được mà không cảm thấy quá sức nhé!

2. Xem xét lại tất cả những thông tin quan trọng đã học trong ngày trước khi đi ngủ

Một nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta xử lý các thông tin mới ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Trước khi đi ngủ hãy xem qua một vài bài tập ngữ pháp hay bài tập đọc, bạn chỉ cần liếc qua rất nhanh những gì mà bạn vừa mới học và bộ não sẽ xử lí những thông tin này khi bạn ngủ. Cách này vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.

3. Luyện nói tiếng Anh trước gương hay đọc to các bài khoá tiếng Anh

Hãy nói lên những gì bạn nghĩ ở trong đầu.Vì cũng như khi chơi tennis, việc bạn biết tất cả những kĩ năng cơ bản của việc chơi không có nghĩa là bạn là một tay chơi tennis cừ. Tiếng Anh cũng vậy, biết tất cả các cấu trúc ngữ pháp và nhiều từ vựng cũng không có nghĩa là bạn có thể nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành nói một cách thường xuyên. Luyện nói trước gương, đọc to những bài khoá sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, có kiến thức nhiều hơn và ghi nhớ các cách diễn đạt một cách tự nhiên.

4. Luyện nghe tiếng Anh 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ năm đến mười phút

Việc học nghe tiếng Anh cũng giống như việc đi bộ. Nếu bạn đi vài cây số chỉ trong một ngày và sau đó lại chẳng hề đi lấy một bước trong cả tháng thì việc đi bộ chẳng những không giúp bạn có được một thân hình cân đối mà còn khiến bạn đau chân thêm. Kỹ năng nghe cũng vậy. Nếu bạn quyết định học nghe thật chăm chỉ trong vòng vài giờ và sau đó bạn không hề làm thêm bất kì bài luyện nghe nào thì kỹ năng nghe của bạn không thể tiến bộ được. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ nghe trong vài phút nhưng thường xuyên (mỗi ngày nghe năm đến mười phút) thì chẳng bao lâu bạn sẽ rèn luyện được thói quen nghe tiếng Anh và chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rất nhiều.

5. Tìm cách thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tế

Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. Bạn cần sử dụng tiếng Anh trong những tình huống thực tế. Học tiếng Anh trên lớp rất quan trọng nhưng thực tế làm sao để sử dụng tiếng Anh trôi chảy còn quan trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tạo cho mình những tình huống bằng cách sử dụng Internet để nghe tin, nói chuyện với người nước ngoài, viết ý kiến của mình lên các forum, trao đổi thư điện tử bằng tiếng Anh với những người bạn, v.v. Đây là cách mà bạn có thể luyện được khả năng sử dụng tiếng Anh chủ động và thực tế.


Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn hào hứng trở lại với việc học tiếng Anh. Bạn cũng có thể áp dụng những mẹo này thành một phương pháp học mới xem sao. Chúc bạn học tập hiệu quả!

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
14/11/2012 01:11 # 3
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Học tiếng Anh - 4 Bước đơn giản mà hiệu quả

Bạn đã tự trang bị cho mình một vốn kiến thức về tiếng Anh khá ổn. Tuy nhiên đôi lúc bạn vẫn thấy không tự tin lắm khi nói trước mọi người? Bạn không đạt được các điểm số cao như mong muốn hoặc như bạn phải được trong các bài kiểm tra?

Bạn thực sự cần một nơi nào đó để luyện tập và nâng cao các kỹ năng của mình. Vậy thì hãy thử nghiệm với 4 bước đơn giản sau đây nhé!

1. Chuẩn bị 
Với một vốn tiếng Anh kha khá, nên có lẽ bạn không cần phải bắt đầu lại từ đầu. Hãy xem lại các kỹ năng của mình và phần nào mình yếu nhất. Đó chính là phần bạn cần học. Như vậy nhiệm vụ của bạn là bạn cần phải lên kế hoạch bổ sung ngay.

Vậy thì, bạn nên chọn 1 mục nào đó trong những thứ bạn cần học: nghe, nói, đọc hay viết. Trong từng kỹ năng này lại có những mục cụ thể. Từ vựng, ngữ pháp, viết luận… và thậm chí các vấn đề còn có thể chia nhỏ hơn nữa. Dành một chút thời gian để phân tích lý do vì sao bạn muốn học những vấn đề này. Và hãy thật tập trung! Nếu không thật sự tập trung bạn rất dễ bị sao nhãng sang những chủ đề khác. 
Nếu trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc khi đọc một cuốn sách, bạn bắt gặp thông tin thú vị hoặc cần thiết… nhớ ghi chú lại. Bạn có thể xem lại vào lúc khác. Nhưng vào thời điểm này… Mục tiêu mà bạn đề ra là gì? Bạn cần bổ sung những kiến thức gì? Hãy TẬP TRUNG vào nhiệm vụ hiện tại. 

2. Luyện tập:
Bây giờ thì bạn đã biết mình muốn học cái gì rồi, còn chần chờ gì nữa mà bạn không search trên Internet về đề tài đó. Qua đó bạn có thể tìm kiếm được các trang cung cấp cho bạn các công cụ và tư liệu quý giá như các file audio, video, các dạng bài tập, và các đề kiểm tra để luyện tập những vấn đề bạn muốn học. Hãy nghe nhiều như bạn muốn, đọc nhiều như bạn cần, luyện viết, luyện nói thường xuyên, chăm chỉ làm các bài tập. Đó là những kỹ năng mà bạn đang cần nâng cao, kiến thức mà bạn đang phải trau dồi.

3. Sử dụng:
Tốt rồi! Bạn đã chuẩn bị kỹ càng, luyện tập chăm chỉ và thực sự sẵn sàng! Bạn đã trang bị những gì mà bạn muốn, và việc bạn cần làm bây giờ là áp dụng nó trong những tình huống thực tế. Sử dụng những gì bạn đã học với bạn bè và người quen. Hãy tham gia các diễn đàn và áp dụng những điều mà bạn biết. Cố gắng sử dụng các kiến thức ít nhất là 30 lần để bạn thực sự ghi nhớ được và biến nó chính là kiến thức của bạn.

4. Đánh giá:
Sau tất cả những việc bạn đã làm, hãy ngồi lại trong vài phút và đánh giá kết quả. Bạn học được những gì cần học chưa? Bạn đã khắc phục được những lỗ hổng kiến thức chưa? Tất cả những việc làm của bạn cần phải được đánh giá một cách nghiêm túc để bạn có thể theo dõi được những chuyển biến trong quá trình học tập của mình.

Nếu bạn thực sự quyết tâm học tiếng Anh, hãy lưu ý đến những vấn đề này. Cố gắng thực hành 4 bước trên hàng ngày trong khi học, và khả năng của bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ. Vậy thì ngay bây giờ… Bạn hãy lên kế hoạch và bắt tay vào thực hành đi thôi!

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
14/11/2012 01:11 # 4
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Phương pháp học tốt Tiếng Anh

Có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh. Tùy theo cách học và điều kiện của mỗi người mà sẽ có những phương pháp riêng phù hợp và hiệu quả. 

Dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của riêng mình sau một số năm đi học và giảng dạy cũng như kinh nghiệm của rất nhiều người đã từng học tiếng Anh hiệu quả trước đó. Bài viết này chỉ xin bàn về những vấn đề cơ bản nhất đối với người học ngoại ngữ không chuyên. 

Học phát âm
Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã.

* Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols - IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Ngoài giờ học trên lớp với các thầy cô, các bạn nên tự học phát âm ở nhà qua phần mềm Speech Solutions và tham khảo thêm phần phát âm của đĩa CD-ROM Cambridge Advanced Learners’ Dictionary được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng vi tính.

Học từ vựng
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.

Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi.

Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay một tháng). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng.
Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ đề càng nhiều càng tốt.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay. Tôi xin giới thiệu các bạn tham khảo bộ sách sau: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper - Intermediate Students.

Học nói
Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Theo tôi, để học nói các bạn đừng quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong môi trường tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.

Mother-mẹ, từ ngữ được coi là đẹp nhất trong tiếng Anh.

Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:

- Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).

- Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.

- Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn hẹn nhau đến lớp sớm 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ.

- Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần.

Học nghe
Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng từ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.


Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh …). Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều sách luyện nghe tiếng Anh để bạn có thể tự học thêm ở nhà.

Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Anh ngày nay, đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. 

Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, tôi tin rằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng và bạn sẽ thêm yêu cái thứ tiếng thú vị và rất cần thiết cho tương lai của bạn sau này.

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
14/11/2012 01:11 # 5
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Đam mê điện ảnh và học tốt Tiếng Anh

Điện ảnh ngày nay đang tạo một sức hút kỳ diệu đối với giới trẻ nhờ vào những giá trị về tinh thần mà nó mang lại. Tại sao các bạn không cùng thưởng thức và rèn luyện tiếng Anh qua các bộ phim ngay bây giờ nhỉ?

1. Tại sao chúng ta lại xem phim bằng tiếng Anh?
Nếu như bạn là một người yêu thích điện ảnh thì hẳn chúng ta sẽ cảm thấy rất thú vị khi được thưởng thức một bộ phim nguyên bản chưa được lồng tiếng. Khi đó, chúng ta có thể cảm nhận được giọng nói thực, ngay cả hơi thở của những diễn viên mà chúng ta yêu thích. Được thưởng thức những giá trị nghệ thuật đích thực cũng là một động cơ đáng kể để học Tiếng Anh phải không bạn?

Với mục tiêu là “vừa học vừa chơi” thì khi thưởng thức một bộ phim nước ngoài, điều mà bạn chú ý sẽ là những câu hội thoại bằng tiếng Anh, bạn có thể nhắc đi nhắc lại, bắt chước những ngữ điệu và cách dùng từ của diễn viên trong phim. Làm như vậy, bạn vừa có cảm giác lôi cuốn vào bộ phim, vừa luyện cho mình những phản xạ tiếng Anh và có thể tự mình đặt câu. Cách học như vậy khác hẳn so với việc bạn học cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp trên sách vở. Chính vì thế khi xem phim bạn lưu ý những điều sau:

Học từ ngữ được sử dụng trong phim:Tiếng Anh giao tiếp rất khác với những gì chúng ta học được trên sách vở về ngôn ngữ và cách dùng. Ví dụ như:

-Sách:The price of five dollars was acceptable, and I decided to purchase it. (Giá của 5 đô la là chấp nhận được, và tôi quyết định mua nó).
-Ngôn ngữ nói: It was, like, five bucks, so I was like "okay".
Xem phim là một cơ hội cho chúng ta học hỏi những từ không có trong sách vở hay những từ lóng không thể tìm thấy trong từ điển. Ví dụ như trong một bộ phim bạn có thể nghe thấy câu: Give me the freaking keys!, nhưng bạn lại không thể tìm thấy từ freakingtrong cuốn từ điển nào.

Học cách diễn đạt những từ ngữ đó:Phim ảnh giúp bạn cải thiện không chỉ khả năng phát âm mà còn ngữ pháp và từ vựng. Nếu như bạn nghe người Mỹ hoặc người Anh nói chuyện, bạn có thể học cách nói giống họ, nhắc đi nhắc lại và chuyển thành câu nói của mình để có thể bật ra bất cứ khi nào bạn giao tiếp với người bản ngữ.

Học để hiểu ngôn ngữ nói:Những bộ phim thường được sản xuất không phải mục đích dành cho những người học tiếng Anh cho nên mà diễn viên trong phim thường nói rất nhanh đúng theo ngữ điệu của người bản xứ, vì thế đây là một cơ hội để bạn được nghe người bản xứ nói tiếng Anh. 

2. Làm thế nào để xem phim – học Tiếng Anh hiệu quả nhất?
Không phải chúng ta cứ xem phim là có thể học được tiếng Anh, chính vì vậy mà bạn nên lưu ý đến những vấn đề cơ bản khi xem phim.

Những khó khăn mà gặp phải khi xem phim: Như đã đề cập ở các phần trên, việc học tiếng Anh bằng cách xem phim khác hẳn với việc học tiếng Anh trên sách vở bởi vì bạn không thể xác định rõ chắc chắn một từ vựng, một cấu trúc nào đấy bạn không hiểu để tra từ điển như khi bạn đang học trên sách vở được. Vì thế, hạn chế trong khả năng nghe và vốn từ vựng ít sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn khi xem phim. Trang bị cho mình cho mình một vốn từ phong phú và nhiều cấu trúc giao tiếp để việc xem phim thú vị hơn và bổ ích hơn.

Bạn phải làm gì khi không hiều? Nếu như bạn đã xem bằng đĩa CD hoặc DVD, bạn có thể ngừng lại rồi tua đi tua lại ở chỗ nào mà bạn không nghe rõ hay không hiếu ý diễn viên đang nói gì, bạn có thể dựa vào hoàn cảnh bộ phim để đoán nghĩa của từ. Nếu như không được bạn có thể tra từ điển ngay lúc đấy để ghi nhớ. Tuy nhiên, hầu hết các đĩa DVD đều có phụ đề, sẽ không là vấn đề khi bạn gặp phải những đoạn hội thoại nhanh, bạn có thể bật phụ đề và kiểm tra xem mình đã nghe và hiểu đúng chưa. Thế nhưng xem phụ đề phim thường xuyên sẽ làm bạn lười hơn – bạn sẽ mất dần phản xạ nghe và chỉ nhăm nhăm đọc phụ đề.

Hướng dẫn xem phim: Ở một số bộ phim có phần giải thích các câu khó xuất hiện trong phim, vì vậy việc đọc qua nó là một điều cần thiết trước khi xem phim để nắm bắt được những từ và cụm từ khó được sử dụng. Đây thực sự là một bí quyết để xem phim, bởi vì:

-Nó đưa lại cảm giác rất tuyệt khi được xem một bộ phim nguyên gốc: thật là thú vị khi bạn học được nhiều từ vựng và còn gì thú vị hơn là tận hưởng bộ phim với niềm thích thú.
-Bạn sẽ không phải dừng bộ phim giữa chứng và tận hưởng trọn vẹn bộ phim.

Lời dẫn không giải thích tất cả các câu khó xuất hiện trong bộ phim nhưng đủ cho bạn hiểu những gì đang diễn ra trong bộ phim.

Kỹ năng học: Bạn có thể học từ việc xem phim một cách hiệu quả?

-Tập trung vào những điều thú vị: từ mới, cụm từ và cấu trúc ngữ pháp.
-Sử dụng từ điển để học những điều thú vị mà bạn góp nhặt từ các bộ phim: Bạn có thể dừng bộ phim để tra những từ khó, bạn có thể viết lại những câu thú vị.
-Bạn có thể ghi lại những từ và cụm từ đó để học và ôn lại.

3. Mua phim ở đâu?
Ngày nay, để mua một đĩa phim rất dễ, thế nhưng hầu hết các cửa hàng đều bán đĩa có phụ đề tiếng Việt, nếu như bạn đang học tiếng Anh thì đó quả là một điều bất lợi. Vì vậy bạn có thể xem các bộ phim nguyên gốc qua các cách sau:

-Các kênh truyền hình cáp hoặc vệ tinh qua các kênh truyền hình bằng tiếng Anh (HBO, Star Movie).
-Bạn có thể mua đĩa CD hoặc DVD trực tuyến qua trang web: Amazon.com.
-Hiện nay có một số rạp chiếu phim phụ đề tiếng Việt không có thuyết minh (Megastar), bạn có thể xem nhưng nhớ là hạn chế đọc phụ đề.

Vừa học vừa chơi là một cách học rất hiệu quả và hi vọng các bạn có thể tự góp nhặt những kiến thức tiếng Anh qua những bộ phim thú vị bạn nhé!


(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
15/11/2012 01:11 # 6
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Đòn bẩy cho việc học tiếng Anh

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành hành trang không thể thiếu thế nhưng nhiều người chỉ xem việc học tiếng Anh như là một nghĩa vụ. Xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để tìm thấy niềm ham mê với bộ môn này.

1. Tưởng tượng bạn trong tương lai 

Hãy thả mình tưởng tượng nhé! Bạn đang ở trên một chuyến bay trờ về nhà sau một chuyến du lịch dài ngày ở nước ngoài, bên cạnh bạn là một người đang đọc một tờ báo Mỹ. Để rút ngắn của chuyến bay, bạn đã làm quen và có một cuộc trò chuyện: 

- The engines are awfully loud, aren't they? 

- Yeah. It looks like the airplane may break into pieces at any moment. 

Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng với cuộc trò chuyện và dần dần thích thú với nó. Trước khi máy bay hạ cánh một vài phút, người bạn mới quen mới thốt lên “ "You speak just like an American. Your pronunciation, your grammar — it's amazing!" ( Bạn nói tiếng Anh như người Mỹ, phát âm, ngữ pháp của bạn – thật là đáng ngạc nhiên!”) . Một cách tự nhiên, bạn rời khỏi máy bay trong trạng thái rất vui vẻ và dự báo hôm nay là một ngày tốt lành của bạn. 

Có thể một ngày nào đó, trong điệu nhạc du dương ngọt ngào của của một bài hát tiếng Anh trong cuộc hẹn hò lãng mạn, Đột nhiên cô bạn gái hỏi : 

- What's the song about? (Bài hát nội dung thế nào vậy anh?)

- It's about love, honey. (Nó nói về tình yêu em ạ) 

- You're so smart. I wish I knew English like you do. (Anh giỏi thật đấy. Em ước gì mình cũng giỏi tiếng Anh như anh vậy).

Sự tưởng tượng tưởng chừng như là viễn vông và không có giá trị nhưng thực tế nó đã tạo cho người học một động lực vô cùng lớn để chạm tay mở cánh cửa ngôn ngữ tiếng Anh.

2. Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào bạn muốn 

Trong việc học tiếng Anh có một nguyên tắc nhỏ “ The more you use English, the more you will want to learn it ” (Bạn càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì bạn càng yêu thích nó). Trên thực tế ngày nay tiếng Anh rất phổ biến, và nó chính là phương tiện giúp cho bạn “thu lượm” tất cả mọi thứ để đặt vào trong long bàn tay bạn: 

· Ở hầu hết các trang Web: Có khoảng hơn một tỷ trang web được viết bằng tiếng Anh về nhiều lĩnh vực khác nhau! Thật là đáng ngạc nhiên khi chỉ với một ngôn ngữ mà bạn có thể tiếp cận được cả với một kho tàng kiến thức trên Internet. 

· Sách: Sách viết về bất cứ lĩnh vực nào. Đọc sách được viết bởi các tác giả người Anh hoặc Mỹ và cả những quyển sách được chuyển thể từ ngôn ngữ khác sang tiếng Anh. Bất kể là bạn có thích hay không, bạn có thể đọc nó bằng tiếng Anh! 

· Báo chí: Chỉ có báo chí được viết dưới ngôn ngữ tiếng Anh là có thể mua ở bất cứ ngóc ngách nào của thế giới. Bạn sẽ không phải mất thời gian quý báu của mình để tìm kiếm các đầu báo Time, Newsweek hay là International Herald Tribune.

· Khoa học: Tiếng Anh là chìa khóa để mở ra cả thế giới khoa học. Vào năm 1997, theo thống kê thì có khoảng 95% bài báo được viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên chỉ khoảng 50% trong số đó là của các nước nói tiếng Anh như Mỹ và Anh. 

· Những bản báo cáo thông tin: Theo dõi các kênh truyền hình quốc tế như CNN hay NBC là một cách hay, đây là những kênh truyền tải thông tin nhanh, chuyên nghiệp hơn những kênh địa phương và bạn có thể theo dõi chúng bất cứ nơi đâu trên thế giới. 

Nếu như tiếng Anh đưa lại cho bạn những hiểu biết mới trong chương trình mà bạn yêu thích, từ những cuốn phim đang nổi hay chỉ là những chiền thắng nho nhỏ ở trò chơi trên mạng thì bạn sẽ nhận thấy rằng mình cần trang bị nhiều kiến thức ngữ pháp, cấu trúc câu, từ vựng…hơn nữa. Niềm hứng khởi học tiếng Anh sẽ lớn nhanh cùng với những việc mà bạn làm và nếu như kết hợp với những phương pháp học tập hiệu quả thì khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn tưởng.

3. Giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh 

Dường như đã thành lệ, ếu như bạn nói về nhứng chủ đề dường như có vẻ nhàm chán thì không hẳn là bạn sẽ chẳng tìm thấy cho mình một cảm giác chán hơn thế mà bạn lại bắt đầu cảm thấy thích thú nó. Hãy tưởng tượng bạn đang chán nản và mệt mỏi với một môn học không phải là sở trường của bạn để chuẩn bị cho bài kiểm tra ngày mai. Bạn có 2 ý tưởng: 

· Bạn có thể than phiền với mọi người về những gì mà bạn phải chịu đựng. 

· Bạn sẽ nói với những người đó về những gì mà bạn đã học. 

Nếu như bạn lựa chọn phương pháp thứ nhất thì sẽ chẳng có gì cải thiện được cảm giác nhàm chán của bạn cả. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nếu như bạn lựa chọn cho mình phương án 2, những thảo luận về chù để này sẽ bắt đầu và cách nhìn nhận của bạn sẽ chuyển sang một hướng khác. Đột nhiên nó sẽ trở thành một chủ đề rất đáng nói và khá thú vị, thế nhưng bắt đầu cuộc thảo luận đấy như thế nào cho hiệu quả? 

Nếu như bạn đang học tiếng Anh, bạn có thể gây ngạc nhiên cho người nghe bằng cách bắt đầu: 
Hi, I'm studying English and I hate it. (Xin chào, tôi đang học tiếng Anh và tôi ghét nó) , hoặc có thể bắt đầu câu chuyện bằng tiếng Việt: Chào, ngày hôm nay tôi đã học 50 từ tiếng Anh. Cậu có biết là những từ vựng tiếng Anh để làm gì không? 

Nếu như lúc đó không có ai ở gần bạn, bạn có thể trò chuyện và bắt đầu việc học bằng cách gọi điện, gửi thư điện tử, gửi tin nhắn đến bạn bè. Có thể những người mà bạn liên lạc chẳng có một chút hào hứng nào cả nhưng điều quan trọng là bạn tự tìm cho mình thêm một chút đam mê, và hứng thú cho việc học.

4. Tìm một người bạn để cùng học tiếng Anh 
Nếu như bạn có thể tìm một người bạn cũng đang học tiếng Anh và cùng trình độ với bạn thì quả đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn có một động lực học tiếng Anh. 
· Bạn sẽ có một người bạn để trò chuyện tiếng Anh và niềm hứng thú sẽ tăng dần lên qua những cuộc trò chuyện.
Việc học tiếng Anh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và được giải quyết qua các cuộc tranh luận giữa hai người.
Bạn sẽ cố gắng học tiếng Anh nhiều hơn nữa bởi vì bạn không muốn thua kém người bạn của bạn.
Việc gặp gỡ trao đổi bài vở thường xuyên thật sự cần thiết, chắc chắn bạn sẽ thành công. Hãy nhớ rằng Có công mài sắt có ngày nên kim - Nothing is impossible for willing hearts. 

5. Hãy nhớ rằng có rất nhiều điều mà bạn chưa biết 

Việc bạn có thể sử dụng và nắm vững một chút tiếng Anh thực sự là một thành công lớn! Thế nhưng đây lại là thời điểm để bạn cố gắng đạt nhiều thành công hơn nữa và tìm cho mình những phương pháp thật sự hiệu quả. 
Đừng bao giờ tự cho rằng trình độ tiếng Anh của mình đã hoàn hảo. Thậm chí ngay cả khi bạn là sinh viên xuất sắc trong lớp học, hãy luôn cố gắng tìm tòi điểm yếu của mình và khắc phục chúng. Khi mà bạn đã nói được tiếng Anh trôi chảy, những vấn đề của bạn sẽ trở nên rất nhỏ bé: dấu chấm câu, những cấu trúc ngữ pháp ít được sử dụng, những từ khó, những từ long, từ thông tục ( street language). Ngay bây giờ, những vấn đề của bạn lại trở nên cơ bản hơn: những lỗi sai trong phát âm, từ vựng, vấn đề ngữ pháp với thì hiện tài hoàn thành và các cấu trúc câu điều kiện. 

Chúng ta có nguyên tắc là: Học phải đi đôi với hành ( One small action is more powerful than reading hundreds of articles) – điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại khó thực hiện. Và việc áp dụng những kinh nghiệm nho nhỏ như trên để tạo cho mình động lực tiếng Anh bạn nhé!


(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
15/11/2012 01:11 # 7
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Những cụm từ có giới từ thông dụng

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ hết sức phổ biến. Vì thế, việc sử dụng tiếng Anh cũng đòi hỏi sự chuẩn xác hơn. Bên cạnh việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp thì việc hiểu và sử dụng chính xác các giới từ cũng hết sức quan trọng. Bởi cùng một giới từ, nhưng khi kết hợp với các danh từ hay động từ khác nhau, sẽ cho nghĩa khác nhau. Do tính phức tạp và khó có một luật lệ bao quát cho tất cả các trường hợp nên bài viết này chỉ giới hạn ở những giới từ thông dụng.


From time to time (occasionally): thỉnh thoảng.
We visit the museum from time to time (Thỉnh thoảng chúng tôi đến thăm viện bảo tàng.)

Out of town (away): đi vắng, đi khỏi thành phố.
I can not see her this week because she's out of town. (Tuần này tôi không thể gặp cô ấy vì cô ấy đã đi khỏi thành phố.)

Out of date (old): cũ, lỗi thời, hết hạn.
Don't use that dictionary. I'ts out of date. 
(Đừng dùng cuốn từ điển đó, nó lỗi thời rồi.)

Out of work (jobless, unemployed): thất nghiệp.
I've been out of work for long.
(Tôi đã bị thất nghiệp lâu rồi.)

Out of the question (impossible): không thể được.
Your request for an extension of credit is out of question. 
(Yêu cầu kéo dài thời gian tín dụng của anh thì không thể được.)

Out of order (not functioning): hư, không hoạt động.
Our telephone is out of order. 
(Điện thoại của chúng tôi bị hư.)

By then: vào lúc đó.
He'll graduate in 2009. By then, he hope to have found a job. 
( Anh ấy sẽ tốt nghiệp vào năm 2009. Vào lúc đó , anh ấy hi vọng đã tìm được một việc làm.)

By way of (via): ngang qua, qua ngả.
We are driving to Atlanta by way of Boston Rouge. 
(Chúng tôi sẽ lái xe đi Atlanta qua ngả Boston Rouge.)

By the way (incidentally): tiện thể, nhân tiện 
By the way, I've got two tickets for Saturday's game. Would you like to go with me?
(Tôi có 2 vé xem trận đấu ngày thứ bảy. Tiện thể, bạn có muốn đi với tôi không?)

By far (considerably): rất, rất nhiều.
This book is by far the best on the subject.
(Cuốn sách này rất hay về đề tài đó.)

By accident (by mistake): ngẫu nhiên, không cố ý.
Nobody will receive a check on Friday because the wrong cards were put into the computer by accident. (Không ai sẽ nhận được bưu phiếu vào ngày thứ sáu vì những phiếu sai vô tình đã được đưa vào máy điện toán.)

In time ( not late, early enough): không trễ, đủ sớm.
We arrived at the airport in time to eat before the plane left.
(Chúng tôi đến phi trường vừa đủ thời gian để ăn trước khi phi cơ cất cánh.)

In touch with (in contact with): tiếp xúc, liên lạc với.
It's very difficult to get in touch with her because she works all day.
(Rất khó tiếp xúc với cô ấy vì cô ấy làm việc cả ngày.) 

In case (if): nếu, trong trường hợp.
I'll give you the key to the house so you'll have it in case I arrive a littlle late.
(Tôi sẽ đưa cho anh chiếc chìa khóa ngôi nhà để anh có nó trong trường hợp tôi đến hơi trễ một chút.)

In the event that (if): nếu, trong trường hợp.
In the event that you win the prize, you will be notified by mail. 
(Trong trường hợp anh đoạt giải thưởng, anh sẽ được thông báo bằng thư.)

In no time at all (in a very short time): trong một thời gian rất ngắn.
He finished his assignment in no time at all.
(Anh ta làm bài xong trong một thời gian rất ngắn.)

In the way (obstructing): choán chỗ, cản đường.
He could not park his car in the driveway because another car was in the way. 
(Anh ta không thể đậu xe ở chỗ lái xe vào nhà vì một chiếc xe khác đã choán chỗ.)


On time (punctually): đúng giờ.
Despite the bad weather, our plane left on time.
(Mặc dù thời tiết tiết xấu, máy bay của chúng tôi đã cất cánh đúng giờ.)

On the whole (in general): nói chung, đại khái.
On the whole, the rescue mission was well excuted.
(Nói chung, sứ mệnh cứu người đã được thực hiện tốt.)

On sale: bán giảm giá.
Today this item is on sale for 25$. 
(Hôm nay mặt hàng này bán giảm giá còn 25 đô la.)

At least (at minimum): tối thiểu.
We will have to spend at least two weeks doing the experiments. 
(Chúng tôi sẽ phải mất ít nhất hai tuần lễ để làm các thí nghiệm.)

At once (immediately): ngay lập tức.
Please come home at once.
(Xin hãy về nhà ngay lập tức.)

At first (initially): lúc đầu, ban đầu.
She was nervous at first, but later she felt more relaxed. 
(Ban đầu cô ta hồi hộp, nhưng sau đó cô ta cảm thấy thư giãn hơn.)

For good (forever): mãi mãi, vĩnh viễn.
She is leaving Chicago for good. 
(Cô ta sẽ vĩnh viễn rời khỏi ChicagoCác bạn hãy cố gắng nhớ và sử dụng các giới từ trên ôột cách thường xuyên nhé. Chúc các bạn thành công.


(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
15/11/2012 01:11 # 8
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Các động từ mệnh đề với "over"

Những động từ mệnh đề, hoặc động từ đa từ, là những động từ mà có 1 hoặc 2 trợ từ (một giới từ hoặc trạng từ), ví dụ, 'over' hoặc 'under', để tạo cho các động từ thành những nghĩa mới. Những nghĩa mới này thường là không là nghĩa đen. 

Ví dụ, to get có nghĩa là lấy hoặc sở hữu (she's got a new car - cô ta có một chiếc xe mới) nhưng to get over someone có nghĩa là cảm thấy vui vẻ hơn sau khi ai đó mà bạn đã có mối quan hệ thân mật mà làm bạn đau khổ 

Ví dụ: Helen's mum said that Helen was getting over Michal - Mẹ của Helen nói rằng Helen đã quên Michal) 


Các mệnh đề động từ với 'over'

Talk it over: Thảo luận về việc gì đó
Helen's mum said she'd talk it over with Helen's dad.
Mẹ của Helen nói rằng bà ta muốn nói bàn bạc với ba của Helen. Don't just walk out! Let's talk it over first.Đừng bỏ đi! Hãy bàn bạc lại. 

Hand something over/Hand over something: Đưa cái gì đó cho ai 
You need to hand over your passport when you talk to the immigration officer.Bạn cần trình hộ chiếu của bạn khi bạn nói chuyện với nhân viên xuất nhập cảnh. 

The robbers told us to hand over our wallets, purses and jewellery.Những tên cướp bảo chúng tôi nộp ví, giỏ xách và tư trang. 

Hang over/Hang over someone or something: Lo lắng về cái gì đó mà có thể xảy ra 
The threat of unemployment hangs over the country when the economy isn't doing well.
Sự đe dọa về thất nghiệp làm lo lắng cả quốc gia khi nền kinh tế không tốt lắm.

This essay has been hanging over me all weekend. I know I have to finish it but I'd much rather go out with my friend and have some fun.
Bài tiểu luận đã làm tôi lo lắng cả cuối tuần. Tôi biết tôi phải hoàn tất nó nhưng tôi muốn đi chơi với bạn bè và thư giãn. 

Paper over (the cr@cks): Cố gắng giấu đi khó khăn hơn là tìm giải pháp cho nó
There's no point trying to paper over the issue. We need to face it and deal with it now.
Không thể giấu diếm khó khăn này. Chúng ta cần phải đối mặt và giải quyết nó ngay bây giờ.

They tried to paper over the cr@cks but eventually the boss realised there was a problem.
Họ cố gắng che đậy khó khăn nhưng cuối cùng sếp nhận ra rằng đó là vấn đề cần giải quyết.

Be doubled over: Bị gập người xuống vì bạn đang bị đau hoặc đang cười
When she told me that joke I was doubled over with laughter.
Khi cô ta kể cho tôi nghe chuyện cười đó tôi đã cười đến đau bụng.

She was doubled over with the pain.
Cô ta lăn lộn vì quá đau. 

Chew something over / Chew over something: Suy nghĩ về việc gì đó một cách cẩn thận hoặc bàn bạc nó với người khác trước khi quyết định làm cái gì
Let me chew it over first. 'll let you know my decision tomorrow.
Hãy để tôi suy nghĩ lại. Tôi sẽ báo cho chị biết quyết định vào ngày mai. 

You should chew over what he said. He had some really good ideas in the meeting.
Bạn nên suy nghĩ về cái ông ta vừa nó. Ông ta thật sự có những ý kiến hay trong cuộc họp.

Blow over: Một hoàn cảnh mà sự nguy hiểm hoặc đe dọa tiềm năng đã chấm dứt trở thành khó khăn 
The government hopes the scandal will blow over before the election next month.Chính phủ hy vọng xì căng này sẽ chấm dứt trước cuộc bầu cử tháng tới.

She thought the problem was going to drag on for months but it actually blew over very quickly.Bà ta nghĩ rằng khó khăn sẽ diễn ra trong nhiều tháng nhưng thực tế nó diễn ra rất nhanh. 

Các mệnh đề động từ với 'under' 

Go under: thất bại về tài chính (việc làm ăn hoặc công ty)
The business went under and they lost everything.
Việc làm ăn thất bại và họ mất tất cả.

If the economy continues on this downward trend, thousands of companies will go under.
Nếu nền kinh tế tiếp tục theo hướng đi xuống, ngàn hàng công ty sẽ phá sản. 

Go under: Chìm 
The boat took too much water in. It went under and was never seen again.
Chiếc thuyền có quá nhiều nưới. Nó chìm xuống và không bao giờ thấy nữa. 

The ship went under and all the passengers drowned.
Chiếc thuyền chìm và tất cả hành khách chết đuối. 

Go under:Mất sự tĩnh táo khi bạn được tiêm thuốc mê 
She went under as soon as she was given the anesthetic for the operation.
Cô ta bị mê sau khi được tiêm thuốc mê trong cuộc giải phẩu. 

The dentist gave me a jab and I went under.Nha sĩ tiêm thuốc cho tôi và tôi bị mê. 

Be snowed under: Có quá nhiều việc phải làm 
I'm sorry I won't be able to come to your party. I'm snowed under at the office just now.
Tôi xin lỗi vì không thể đến dự tiệc của bạn được. Bây giờ, tôi có quá nhiều việc trong văn phòng. 

I'm snowed under at work but my boss never seems to notice
.Tôi ngập đầu với công việc mà sếp không bao giờ để ý. 

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
15/11/2012 01:11 # 9
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Chiến thuật nâng điểm bài thi Nói TOEFL

TRƯỚC NGÀY THI

Trước tiên bạn hãy tự viết ra bài nói và tự ghi âm lại những gì bạn nói ra. Tạo lập một hệ thống các câu hỏi hướng dẫn giúp bạn tự đánh giá khả năng của mình. Dưới đây là một số ví dụ về những câu hỏi như vậy mà bạn có thể tham khảo:

+ Tôi có nói đầy đủ nội dung bài nói không? 
+ Tôi có nói rõ ràng không? 
+ Tôi có sai ngữ pháp không? 
+ Tôi sử dụng từ có chính xác không? 
+ Tôi sắp xếp dàn ý có rõ ràng và hợp lý không? 
+ Tôi có trả lời thông tin đầy đủ không? 
+ Tôi sử dụng thời gian có hiệu quả không?


Khi bạn đã hoàn thành việc tự đánh giá, hãy tự tìm hiểu xem nên thay đổi phần nào trong bài nói của mình. Sau đó thử lại, và ghi âm lại. So sánh hai bản ghi âm và tìm hiểu xem có cần chỉnh sửa gì nữa hay không.

Liên tục phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Tìm hiểu những phần nào bạn có thể và không thể làm tốt và tại sao.

Khi bạn nghe lại bài ghi âm luyện nói của bạn, hãy đánh giá tốc độ bạn nói. Sau đó hãy tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
+ Tôi nói có nhanh quá không? 
+ Tôi nói có chậm quá không? 
+ Tôi có hay bị ngừng lời không? 
+ Tôi có hay bị ầm à ầm ừ không?


Bạn có thể tự kiểm soát quá trình tiến bộ của mình bằng cách lưu lại những bản ghi âm của mỗi lần luyện nói. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến tham khảo từ các bạn, giảng viên hoặc giáo viên của bạn.

TRONG NGÀY THI TOEFL

Hãy nhớ rằng bạn được phép ghi chú nhanh thông tin trong tài liệu nghe và đọc kết hợp với phần Speaking trong bài thi TOEFL iBT.

Nghe phần hướng dẫn một cách cẩn thận và hiểu rõ câu hỏi bạn nghe được.

Sử dụng thời gian chuẩn bị càng hiệu quả càng tốt. Sắp xếp câu trả lời của bạn bằng cách tư duy về những ý kiến quan trọng mà bạn muốn chuyển tải càng đơn giản và gọn gàng càng tốt.

Đừng bắt đầu nói khi giám khảo chưa yêu cầu bạn bắt đầu.

Trả lời từng câu hỏi đầy đủ trong khoảng thời gian cho phép.

Nhớ phải điều chỉnh microphone và âm lượng của bạn một cách cẩn thận.

Nói vào microphone bằng âm lượng vừa phải. Đừng ghé sát miệng bạn vào microphone. Nếu bạn ghé quá sát miệng vào microphone, giám khảo sẽ khó có thể nghe được bạn nói gì.

Đừng thì thầm. Nếu bạn nói thì thầm, giám khảo có thể sẽ không hiểu bạn nói gì.

Mong rằng những kinh nghiệm trên giúp các bạn tự tin hơn trong các kì thi TOEFL.

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
27/11/2012 10:11 # 10
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Học từ mới thế nào?

Trong môi trường học tiếng Anh tại Việt Nam, học viên phải có ý thức tự học và nỗ lực cao để học từ vựng ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên điều đó lại không hề dễ dàng bởi sự phức tạp về mặt ngôn ngữ, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Vậy giáo viên có thể làm gì giúp học viên đạt hiệu quả cao?


Trước tiên, giáo viên cần đa dạng hoá cách trình bày từ vựng trong bài giảng. Thêm vào đó, để tăng tính hiệu quả trong việc học từ vựng (cụ thể là ghi nhớ và sử dụng thành thạo những từ đã học) cần khuyến khích học sinh tận dụng những phương pháp học họ đã biết và dạy họ những phương pháp học mới. Theo nghiên cứu của Pacivic (1999), phương pháp học có thể chia làm bốn nhóm cơ bản:


1. Học độc lập:

Nhóm này bao gồm những chương trình học tập được lên kế hoạch rõ ràng, do người học chủ động đề ra do tự họ cảm thấy cần phải tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh ngoài giờ lên lớp.

- Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề

- Ghi lại các từ tiếng Anh đọc được hay nghe được khi xem chương trình ti vi

- Làm những tấm card từ mới/ Lướt qua từ điển

- Mỗi ngày một từ mới

- Ghi âm lại bản tin tiếng Anh và tập nghe

- Ôn tập từ mới thường xuyên

Ở nhóm phương pháp này, việc tư duy vận dụng các đơn vị từ vựng được kết hợp với cách thức xử sự trong giao tiếp. Việc này giúp người học có thể sử dụng được các đơn vị ngôn ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp.

2. Luyện tập máy móc·Đọc to từ mới

- Sử dụng từ điển song ngữ

- Tự kiểm tra bản thân

- Ghi chép lại những từ mới đã học trên lớp

3. Luyện tập sử dụng trong những tình huống cụ thể: 
Nhóm phương pháp này hoạt động dựa trên ngữ cảnh của từ vựng trong bài. Chúng giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua những tình huống giao tiếp thực tế trong cuộc sống.

- Ghi nhớ từ tiếng Anh khi đọc sách hay xem ti vi

- Sử dụng những từ đã học trong nhiều ngữ cảnh khác nhau

- Tìm định nghĩa

- Nghe bài hát tiếng Anh và tìm ra ý nghĩa của lời bài hát

- Sử dụng những từ đã học trong các cuộc hội thoại

- Luyện tập sử dụng những từ đã học cùng bạn bè

4. Ghi nhớ: 
Nhóm này bao gồm một loạt phương pháp ghi nhớ dựa trên sự liên hệ về mặt hình ảnh và ngôn ngữ giữa từ tiếng Anh với từ tương ứng trong tiếng Việt hoặc với những từ tiếng Anh khác.

- Sử dụng tranh, hình ảnh minh hoạ

- Sự liên hệ với tiếng mẹ đẻ

- Tìm kiếm sự tương đồng giữa những từ đang học

- Minh hoạ bằng các phương tiện nghe nhìn khác


Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất trong số những phương pháp đã nêu vì mỗi phương pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách khác nhau.

Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau mà có khi chính họ cũng không nhận thấy. Hiệu quả của việc tự học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào. 

Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và về nhà) để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững những phương pháp tự học từ vựng. Nhờ đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu quả và sau đó quyết định chọn lựa phương pháp tự học hiệu quả nhất đối với họ. Vậy đâu là những ứng dụng của các nhóm phương pháp này? Phần 2 của bài viết này sẽ đưa ra những ứng dụng bổ ích.

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
27/11/2012 10:11 # 11
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Người học tiếng Anh có phong cách

Đã bao giờ bạn nghe giảng trên lớp và băn khoăn tự hỏi là tại sao mà người ngồi kế bên không thể tập trung vào bài giảng? Hay khi đi làm bạn mất rất nhiều công sức mới để hiểu được một bài thuyết trình khi đồng nghiệp của bạn cho rằng nó rất dễ hiểu?


Nguyên nhân của những rắc rối này không phải bởi bạn kém thông minh hơn những người khác mà chỉ đơn giản là bạn có cách học và tiếp cận những tri thức mới không giống mọi người. Phong cách học của mỗi cá nhân quyết định họ là ai và họ xử lý thông tin thế nào. Dù bạn đã không ít lần lâm vào những tình huống khó xử như trên nhưng một khi hiểu rõ căn nguyên vấn đề, bạn có thể thay đổi phong cách học để phát huy được tối đa thế mạnh của bản thân.

Có bốn phong cách học cơ bản: (1) quan sát/giao tiếp, (2) quan sát, (3) tiếp cận và (4) nghe/nói. Mọi người thường sử dụng một trong bốn cách này để tiếp nhận và xử lý thông tin mà họ nhận được. Bởi thế, một khi biết mình thuộc tuýp phong cách nào, bạn có thể tìm ra cách học tốt nhất cho riêng mình.

Quan sát/giao tiếp: Bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi tiếp cận thông tin mà bạn có thể nhìn thấy hay ở dạng văn bản viết. Bạn sẽ tiếp thu bài giảng tốt nhất khi giáo viên sử dụng bảng hay máy chiếu. Nếu những phần quan trọng của bài giảng được trình bày dưới dạng những đoạn thông tin ngắn gọn hay dạng dàn ý, ban cảm thấy bài giảng dễ hiểu hơn. Học với giáo trình và những ghi chép trên lớp là cách học bạn cảm thấy hiệu quả nhất. Và mỗi khi bạn cố gắng ghi nhớ kiến thức về điều gì đó, hình ảnh của nó luôn xuất hiện trong tâm trí bạn.

Trong bốn loại phong cách học, những người thuộc tuýp quan sát/giao tiếp rất thích đánh dấu những thông tin quan trọng trong sách giáo khoa hay vở ghi. Bút nhớ dòng và bút bi nhiều màu mực khác nhau là công cụ hữu hiệu nhất giúp những học viên loại này tiếp thu thông tin.

Viết tóm tắt những kiến thức quan trọng trong vở ghi cũng như trong giáo trình cũng sẽ là một cách hiệu quả để ghi nhớ những điều bạn học được. Những tấm các đặc biệt (một mặt ghi khái niệm, mặt kia ghi định nghĩa và ví dụ), biểu đỬ ví dụ minh hoạ hay những bản phô-tô tài liệu tham khảo cũng rất hữu dụng nếu bạn thuộc tuýp học viên này.

Quan sát: Bạn sẽ học tiếp thu tốt nhất khi bài giảng được trình bày với những bức tranh hay hình ảnh minh hoạ. Những bài giảng có phim, băng hình, bản đồ hay biểu đồ minh họa sẽ luôn thu hút được sự chú ý của tuýp học viên này. Bạn cho rằng làm việc theo nhóm không hiệu quả và bạn thích làm việc trong một căn phòng yên tĩnh hơn. Khi bạn cố gắng ghi nhớ điều gì, bạn luôn tưởng tượng ra hình ảnh của nó giống như một tấm ảnh hay một đoạn phim quay chậm vậy.

Để ghi nhớ thông tin, những học viên thuộc tuýp này nên thử sử dụng những tấm các đặc biệt (đã chú thích ở trên). Minh hoạ những khái niệm quan trọng bằng hình ảnh, biểu tượng hay sử dụng bút nhớ dòng cũng rất có tác dụng nếu bạn thuộc nhóm này.


Để ghi nhớ thông tin, những học viên thuộc tuýp này nên thử sử dụng những tấm các đặc biệt (đã chú thích ở trên). Minh hoạ những khái niệm quan trọng bằng hình ảnh, biểu tượng hay sử dụng bút nhớ dòng cũng rất có tác dụng nếu bạn thuộc nhóm này.

Tiếp cận: Những học viên thuộc nhóm này luôn thích thú với việc trực tiếp tham gia vào những hoạt động học tập trên lớp. Những buổi học trong phòng thí nghiệm hay những chuyến đi thực tế thậm chí những buổi ngoại khoá sẽ giúp những học viên thuộc nhóm này tiếp thu kiến thức mới hiệu quả nhất.

Những bài giảng trên lớp thường không mấy tác dụng với những học viên thuộc tuýp này vì thế họ nên ngứ bàn đầu và ghi chép bài đầy đủ. Khi ghi chép bài, đừng quá để ý lỗi chính tả mà hãy chú ý ghi lại những ý chính của bài mà bạn nghe được. Nếu có thể hãy vẽ hình minh hoạ cho những khái niệm quan trọng.

Khi học, cố gắng kết hợp việc học với một hoạt động nào đó về mặt thể chất.Ví dụ, bạn có thể vừa ôn lại bài vừa học vừa tập với máy thể dục hay đi bộ lên xuống cầu thang.

Nghe/nói: Những học viên thuộc nhóm này sẽ tiếp thu thông tin hiệu quả nhất khi họ nhận được thông tin dưới dạng văn nói. Những bài giảng trên lớp và những buổi thảo luận theo nhóm sẽ rất có ích cho bạn. Nghe băng cũng là một cách học rất hiệu quả cho tuýp học viên này. Bởi vậy thay vì chỉ ghi chép bằng giấy bút thông thường, bạn có thế ghi âm lại bài giảng rứ nghe lại khi ôn bài ở nhà. Và hãy thử đọc to thông tin khi ôn bài thay vì đọc thầm, bạn sẽ thấy tốc độ xử lý thông tin cũng như hiệu quả học tập được cải thiện rõ rệt.

Để việc học hiệu quả hơn nữa, bạn cũng có thể học tập theo nhóm hoặc tìm một ai đó mà bạn có thể học cùng vài tiếng trong ngày.

Nếu bạn không chắc chắn một trong bốn phong cách trên là phù hợp với mình thì cũng đừng quá lo lắng. Điều cốt lõi là xác định được môi trường học nào giúp bạn học tập hiệu quả nhất. Hãy dành vài phút phân tích lại khoảng thời gian bạn dành cho học tập trên lớp cũng như ở nhà. Chắc chắn bạn không thể quên được những lúc bạn cảm thấy bối rối, căng thẳng hay khó xử trên lớp. Hãy thử tìm ra nguyên nhân khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực ấy và xem liệu chúng có liên quan gì tới những cách học khác nhau nêu trên. Hãy xác định những điểm khác biệt giữa bốn phong cách học cơ bản và tự đánh giá xem cách học nào là phù hợp với bạn hơn cả.

Người học tiếng Anh có phong cách là người xác định được thế mạnh của bản thân và tìm ra cách hiệu quả nhất để phát huy những thế mạnh ấy.

(sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
02/01/2013 13:01 # 12
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

 

Độc thoại – Phương pháp hay để luyện nói tiếng Anh?

Một người học tiếng Anh “khôn ngoan” luôn tranh thủ mọi cơ hội tìm một ai đó có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Anh. Nhưng tại một quốc gia khi tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ thì ai sẽ muốn nói tiếng Anh với bạn? Và liệu nói chuyện một mình bằng tiếng Anh có giúp gì trong việc giao tiếp không?

Khoá học tiếng Anh

Khi tham gia một khoá học tiếng Anh, bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để nói tiếng Anh với giáo viên cũng như với các học viên khác. Nếu giáo viên tiếng Anh của bạn có đặt câu hỏi, hãy tranh thủ mọi cơ hội để trả lời bằng tiếng Anh. Nếu bạn được yêu cầu thảo luận theo cặp hay theo nhóm, hãy cố gắng dùng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Đừng quá lo lắng rằng mình sẽ nói sai vì đây mới chỉ là bước luyện tập để chuẩn bị chứ chưa phải là thực tế. Hơn nữa, nếu bạn không nói ra thì làm sao bạn biết mình còn yếu phần nào để khắc phục.

Câu lạc bộ tiếng Anh

Ở đâu có các khoá học tiếng Anh sẽ có các câu lạc bộ tiếng. Ở đó các bạn sẽ được tiếp xúc, nói chuyện bằng tiếng Anh với những người có cùng niềm đam mê học tiếng giống như bạn. Họ có thể ở rất nhiều lứa tuổi cũng như trình độ khác nhau. Vì vậy, khi tham gia vào những câu lạc bộ tiếng bạn sẽ có một cơ hội tuyệt vời để luyện nói tiếng Anh, mở rộng quan hệ cũng như trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp và kiến thức xã hội. Nếu chỗ bạn sống vẫn chưa có một câu lạc bộ tiếng Anh, hãy tập hợp những người bạn cùng khoá ngoại ngữ với bạn và tổ chức một câu lạc bộ cho riêng mình. Bạn sẽ được lợi rất nhiều từ hoạt động này.

Đi mua sắm

Bạn có thể sẽ không ngờ được là khả năng nói tiếng Anh lại có thể cải thiện nhờ việc đi mua sắm bình thường chứ không chỉ là đi mua sách học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy tên rất nhiều cửa hàng cũng như tên các sản phẩm ngoại nhập bằng tiếng Anh. Chỉ cần để ý một chút là bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của mình theo kiểu vừa học vừa chơi rất thú vị. Hơn thế nữa, vốn từ phong phú về mọi mặt của đời sống sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ. Trên đường, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều chữ số như biển số xe, số điện thoại, số nhà .v.v… Hãy nói thầm chúng bằng tiếng Anh. Đây không phải là một đoạn hội thoại hoàn chỉnh nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh và bạn có thể “bật” ra các từ tiếng Anh một cách nhanh chóng khi cần đến.

Điểm du lịch 

Các điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố luôn có rất nhiều khách du lich ngoại quốc. Họ rất sẵn lòng nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn (nếu đó là tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ hai của họ) vì đâu phải lúc nào cũng có người có thể hiểu họ nói gì ở một đất nước như Việt Nam.

Hãy tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với du khách nói tiếng Anh, biết đâu bạn có thể giúp đỡ họ đồng thời cải thiện được khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản thân.

Bài hát tiếng Anh

Hãy nghe những bài hát tiếng Anh mà bạn thích, nhắc lại lời và hát theo nhạc. Hát đi hát lại nhiều lần để thuộc lời và hát được tự nhiên hơn. Việc này sẽ giúp cải thiện trí nhớ của bạn khi nghe tiếng Anh và phát triển những cơ mà bạn cần để phát âm chuẩn.

Bí quyết giúp bạn nói tiếng Anh giỏi là đừng ngại nói. Hãy cố gắng nói ra bằng tiếng Anh những điều bạn nghĩ ngay cả khi bạn mắc lỗi vì không ai có thể tiến bộ khi chưa nhìn thấy thiếu sót của mình. Hãy luôn ghi nhớ “Người không bao giờ mắc sai lầm là người không làm gì cả”. Hãy để những lỗi mà bạn mắc phải trở thành công cụ hữu ích trong.

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
02/01/2013 13:01 # 13
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

 

Để lấy điểm cao trong kỳ thi nói

Em cũng xin đóng góp vài kinh nghiệm nhỏ trong việc thi nói Tiếng Anh.

Đối với nhiều sinh viên, những kì thi nói tiếng Anh đã trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ. 

Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay cả các sinh viên khối chuyên Anh cũng nhận thấy rằng kĩ năng nói là tổng hợp của tất cả các kỹ năng khác.
 

Do vậy để đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi nói, ngoài đức tính chăm chỉ, bạn nên cần có một phương pháp học tập và chuẩn bị trước kỳ thi thật hiệu quả. Theo mẫu thi chứng chỉ Cambridge, phần kiểm tra nói gồm 4 vòng và diễn ra trong khoảng 14 phút. Một số trường đại học ở Việt Nam chỉ thực hiện một hoặc hai vòng trong số đó. Global Education xin giới thiệu tới bạn một bí quyết giúp đạt kết quả thật tốt cho các kỳ thi nói.

Bí quyết chung: 
Đơn giản trong lối diễn đạt. Tránh dùng những câu rườm rà, hay sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn không biết rõ.

Yêu cầu giải thích. Nếu không hiểu yêu cầu phần thi nên hỏi giám thị để nghe giải thích. Các câu thường dùng:
Could you repeat the question, please? (Yêu cầu nhắc lại)

I'm sorry, could you explain the meaning of the word .... ? (Hỏi nghĩa của từ)
Could you please ask the question in another way? (Yêu cầu giải thích đề bài)

Diễn đạt đủ câu. Tránh dùng những từ đơn vì điều này thể hiện sự tôn trọng người nghe và chứng tỏ khả năng giao tiếp.

Nói không ngừng. Không nên để gián đoạn bài nói ngay cả khi bạn đang cần suy nghĩ cho diễn đạt kế tiếp vì bạn không có nhiều thời gian. Những lúc như thế nên nói những câu tương tự như sau:
Please give me a moment while I think about the answer. (Hãy để em nghĩ xem về vấn đề này...)
Let me see ... what do these photographs show? (Để em xem nào ... những bức ảnh này nói lên điều gì đây.)
Shall we start by describing what we see in the pictures? (Nào chúng mình cùng bàn về ý nghĩa của những bức tranh này.)
Luyện tập trước. Hãy luyện nói truớc với các bạn của mình như thế bạn sẽ chủ động và tự tin hơn.


Bí quyết cho từng vòng thi:

Phỏng vấn (3’) 
Giám thị sẽ hỏi về những thông tin cá nhân do đó bạn nên chuẩn bị trước các hồi đáp ngắn gọn. Sau đây là một mẫu cho các câu hỏi về những dự định tương lai dành cho thí sinh: 
After return: [If you are living in the UK now] What do you plan to do when you return to your country? (Giả sử bạn đang ở Anh) Em sẽ làm gì khi trở lại đất nước?
Job: What sort of job would you like to do in the future? (Em thích công tác trong ngành nào?)
Future life: What do you think you will be doing after 5 or 10 years?(Em định làm gì trong 5 hoặc 10 năm tới?)
Country: Do you want to live in your home country or abroad? (Em muốn định cư tại quê nhà hay ra nước ngoài sinh sống?)
Khi đã lập ra các câu hỏi có thể được đưa ra, hãy xây dựng trước hệ thống các hồi đáp ngắn gọn.

Tả tranh 
Bức tranh có thể về một tòa nhà, một thành phố, một thắng cảnh, một hay một nhóm người cùng hoạt động của họ. Hãy mở đầu bài nói bằng một nhận xét tổng thể cho bức tranh. Bạn không cần phải mô tả chi tiết và nếu không hiểu rõ về ý nghĩa hay các sự kiện mà bức tranh đưa ra thì hãy diễn đạt theo những gì bạn tưởng tượng. Điều quan trọng là bạn diễn đạt tốt và không để những khoảng trống thời gian. Sau khi đã giới thiệu về bức tranh hãy đi vào mô tả những chi tiết nổi bật. Tiếp đó đưa ra đánh giá của mình, thí dụ:
In my opinion, ...(Theo ý kiến của tôi...)
For me, ... (Theo tôi ...)
I think that ... (Tôi nghĩ rằng...)

Nói theo cặp 
Luyện tập nói ở nhà bằng cách tập trung vào các chủ điểm bạn quan tâm hoặc nếu đã có trước danh sách các chủ điểm thì hãy cùng bạn mình luyện nói tất cả các chủ điểm đó. Hãy ghi những câu hỏi có thể được đưa ra rồi tập hợp lại và cả hai cùng tìm cách trả lời. Hãy đặt mình vào từng hoàn cảnh đưa ra để có thể nói chuyện một cách tự nhiên nhất.

Giao tiếp ba chiều 
Là bước tiếp theo của vòng nói theo cặp vì khi này có sự góp mặt của giám thị. Hãy thật tự nhiên và luôn tươi tắn. Hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách thẳng thắn. Cuối cùng bạn nên nhớ rằng ngữ điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Bạn phải thật khéo léo trong việc xử lý kỹ thuật ngữ điệu vì có như vậy mới tạo được sức hút cho người nghe. Chúc bạn thành công!

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
09/01/2013 12:01 # 14
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Bí quyết trở thành một người học thông minh

Đăng ký tham gia các lớp ngoại ngữ là cách học tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng: Tôi muốn học tiếng Anh nên tôi đăng ký tham gia một khoá học ngoại ngữ. Tôi sẽ trả một khoản tiền, tới lớp học vài tiếng một tuần và khi học xong tôi sẽ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.


Tuy nhiên điều đó chỉ trở thành hiện thực khi bạn biết cách lựa chọn và khai thác khoá học một cách thông minh và hiệu quả. 
Ở Việt Nam, tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khoá. Điều này đồng nghĩa với việc người học dành khá nhiều thời gian học tiếng Anh trên lớp (ở trường cấp II, cấp III, đại học và các trung tâm tiếng Anh). Tuy nhiên, không phải bất cứ ai theo học các lớp ngoại ngữ đều có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự kém hiệu quả trên. 

Nghe cách dùng tiếng Anh thiếu chuẩn xác:
Không phải học viên nào trong lớp bạn cũng có cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng chuẩn xác. Bạn sẽ không thể cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình khi tiếp xúc với những học viên như vậy. 

Không có nhiều cơ hội luyện giao tiếp bằng tiếng Anh: 
Thông thường một lớp ngoại ngữ có khoảng 10-20 học viên nên bạn sẽ có ít cơ hội nói tiếng Anh. Những lớp học như vậy không thể giúp bạn rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. 

Học một quyển giáo trình khô khan và buồn tẻ: 
Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đều sử dụng giáo trình có sẵn vì họ sẽ không phải soạn bài trước khi lên lớp mà chỉ cần dạy lần lượt các bài trong giáo trình. Tuy nhiên sử dụng giáo trình có sẵn một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ khiến việc học tiếng của học viên trở nên buồn tẻ và không hiệu quả. 

Học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, chẳng hạn “thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói”. Tuy nhiên, có không ít học viên thuộc làu các nguyên tắc ngữ pháp nhưng không đặt nổi một câu ví dụ sử dụng các nguyên tắc ấy dù vốn từ của họ không hề hạn chế chút nào. Bạn không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên khi bạn chỉ học các nguyên tắc mà không thực hành sử dụng chúng trong thực tế. 

Làm bài tập ngữ pháp quá nhiều: 
Sau khi học các nguyên tắc ngữ pháp, giáo viên thường giao cho bạn một số bài tập liên quan như điền vào chỗ trống hay lựa chọn phương án đúng. Những bài tập ngữ pháp như vậy chỉ có hai tác dụng chính: 1) nhắc lại lý thuyết về ngữ pháp đã học, 2) kiểm tra tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên việc kiểm tra viết này có rất ít tác dụng với việc nâng cao khả năng nghe nói của bạn. 

Bài tập về nhà chỉ tập trung vào ngữ pháp hay viết luận: 
Thông thường bài tập về nhà của bạn là bài tập ngữ pháp hoặc viết luận mà ít khi chú trọng đến các kỹ năng cần thiết cho việc nghe nói tiếng Anh. Chủ đề của những bài luận nhiều khi bất hợp lý nên không thể cung cấp ngữ liệu để bạn có thể nghe nói tốt hơn. Không những thế, những bài tập về nhà dạng này khiến bạn càng thêm chán nản khi học tiếng Anh. 

Không phải lớp ngoại ngữ nào cũng rèn cho bạn cách phát âm chuẩn, yếu tố hết sức cần thiết để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nhiều giáo viên bỏ qua việc rèn ngữ âm cho học viên vì việc này quá mất thời gian. Một số giáo viên chữa những lỗi bạn mắc khi bạn nói nhưng rất ít người chỉ cho bạn cách tránh lặp lại lỗi tương tự. Không những thế rất ít giáo viên dạy cho học viên về các âm trong tiếng Anh cũng như cách sử dụng từ điển để học cách phát âm một từ. 

Không phải giáo viên nào cũng khuyến khích bạn đọc các tài liệụ tiếng Anh, mua một quyển từ điển Anh-Anh chuẩn hay nghe tin/băng tiếng Anh. Không ít giáo viên chỉ trung thành với quyển giáo trình sẵn có và cho học viên làm những bài tập trong đó. 
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi những điều bất hợp lý này vì bạn là người học và tương lai là người trực tiếp sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Cụ thể:
· Theo học một lớp tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ thay vì lớp ngữ pháp cơ bản. 
· Tham gia vào các diễn đàn mà bạn có thể trao đổi ý kiến hoặc kết bạn qua thư với người bản xứ.
· Tạo môi trường tiếng bằng cách dành thời gian xem CNN, các kênh tiếng Anh hoặc nghe các bản tin tiếng Anh của đài BBC hay VOA. Bạn sẽ học được những cách sử dụng tiếng Anh chuẩn xác và tự nhiên. 
· Thay vì chỉ đọc giáo trình, hãy dành thời gian đọc thứ gì đó thú vị bằng tiếng Anh. Bạn có thể lướt web, đọc các bài viết tiếng Anh mà bạn quan tâm trên mạng hay những cuốn sách hay bằng tiếng Anh. 
· Thay vì chỉ học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, thử đặt những ví dụ minh hoạ cho những nguyên tắc ấy. Bên cạnh đó, nghe và đọc tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn học cách sử dụng tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả. 
· Thay vì viết các bài luận có chủ đề cho sẵn trong giáo trình, hãy viết về những thứ bạn quan tâm. Ví dụ: bạn có thể viết thư điện tử bằng tiếng Anh cho bạn bè, những người yêu thích tiếng Anh giống bạn. Nếu có thể, hãy viết thư cho giáo viên trao đổi thông tin, cảm nhận cũng như những phản hồi về khoá học của bạn Điều này không chỉ giúp bạn luyện viết tiếng Anh mà còn giúp thầy cô có những điều chỉnh thích hợp, giúp cho các giờ học tiếng Anh trên lớp của bạn thêm phần hiệu quả và thú vị. 
Chúc bạn đủ tự tin và kiên nhẫn để trở thành một người học thông minh.

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
09/01/2013 12:01 # 15
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: Chuỗi bài Kinh nghiệm học anh văn sưu tầm


 

Làm giàu vốn từ vựng không khó!

Tiếng Anh là một sinh ngữ. Hàng năm, có hàng nghìn từ mới xuất hiện và do đó kho từ vựng tiếng Anh cũng không ngừng phát triển. Vậy làm giàu vốn từ vựng thế nào là hiệu quả và chất lượng?

Trong thực tế, có rất nhiều nhân tố khiến kho từ vựng tiếng Anh không ngừng phát triển. Trước hết, các từ đơn lẻ có thể dễ dàng trở thành thành tố của tiếng Anh khi có đủ số người sử dụng chúng. Con người sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để giao tiếp nên khi nhu cầu trao đổi thông tin thay đổi thì ngôn ngữ cũng phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu ấy. Bên cạnh đó, những người bản xứ thường chơi chữ và tạo ra những từ ngữ mới. Ngoài ra, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ và Internet. Do đó, khi những lĩnh vực này phát triển thì những thuật ngữ mới cũng xuất hiện để diễn tả những ý tưỏng, khái niệm mới. Tiếng Anh vốn có chung một nguồn gốc với một số thứ tiếng khác. Bởi vậy, những từ ngữ ở các ngôn ngữ này có thể du nhập vào tiếng Anh. 

Chính vì những lý do trên, mà bí quyết giúp bạn làm giàu vốn từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và chất lượng là hiểu rõ những cách mà từ ngữ mới xuất hiện.

Vay mượn: 
Nhiều từ tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng với các từ tiếng Latin vì chúng được vay mượn từ tiếng Pháp trong thời kỳ người Nooc-man cai trị vương quốc Anh nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ tiếng Anh được vay mượn từ rất nhiều ngôn ngữ khác, chứ không chỉ riêng tiếng Pháp. Một số thứ tiếng trong số đó giờ đã thành tử ngữ, không còn được sử dụng trên thế giới. Ví dụ: capsize (tiếng Catalonia ở Tây Ban Nha), apartheid (tiếng Afrikaans xuất phát từ tiếng Hà Lan, được dùng ở Nam Phi), billards (tiếng Brittani ở Pháp), saga (tiếng Iceland), funky (tiếng Công-gô), panda (tiếng Indi, ngôn ngữ của người Nê-pan)

Thêm hậu tố:
Việc sử dụng tiền tố và hậu tố là một trong những cách tạo từ mới phổ biến nhất trong tiếng Anh. Phương pháp này thông dụng đến mức đôi lúc người nói có thể không chắc chắn rằng một từ nào đó đã có từ trước hay đó là một từ hoàn toàn mới do họ sáng tạo ra. Một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của bản thân là hiểu rõ sự thay đổi về mặt ý nghĩa và loại từ của một từ mà các hậu tố khác nhau có thể tạo ra. Ví dụ: Với từ use (sử dụng) bạn có thể có rất nhiều từ chung gốc khi thêm các hậu tố như: misuse (động từ: dùng sai mục đích), disuse (danh từ: sự không còn dùng đến), unused (tính từ: không được sử dụng hoặc chưa được sử dụng), unusable (tính từ: không dùng được), useless (tính từ: vô dụng), useful (tính từ: hữu ích), abuse (động từ: lạm dụng, ngược đãi).

Tạo ra những từ hoàn toàn mới: 
Các từ mới được tạo ra theo cách này có thể có âm thanh tương tự với một từ tiếng Anh đã có từ lâu. Ví dụ: hobbit (giống người xuất hiện trong tiểu thuyết giả tưởng “Chúa tể những chiếc nhẫn”) có âm tương tự như rabbit. Chúng có thể có xuất xứ từ một thương hiệu, một dòng sản phẩm nổi tiếng và thông dụng như Kleenex (giấy ăn) hay Hoover (máy hút bụi). Chúng cũng có thể là những thuật ngữ khoa học như googol (10 mũ 100), quark (hat quac trong vật lý) hay những từ lóng như chug a drink (nốc rượu). 

Mô phỏng âm thanh/ nhân đôi: 
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ mô phỏng âm thanh và những thứ tạo ra âm thanh đó như cuckoo (chim cúc cu), splash (té nước), plop (rơi tõm) hay whoop (ối). Ngoài ra còn có những từ tiếng Anh được tạo ra bằng cách nhân đôi âm như honky-tonk (quán bar/ sàn nhảy rẻ tiền), wishy-washy (nhạt, loãng, nhạt nhẽo), ping-pong (bóng bàn). 

Viết tắt: 
Có những từ tiếng Anh có dạng viết tắt đủ khả năng đóng vai trò như một từ độc lập và cụm từ đầy đủ nguyên gốc dần dần bị quên lãng. Một số từ vẫn được viết dưới dạng viết tắt như AIDS ~ Acquired Immune Deficiency Syndrome (hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch), VDU ~ Visual Display Unit (bộ phận phát hình), SARS ~ Severe Accute Respiratory Syndrome (hội chúng suy đường hô hấp cấp) hay WMD ~ Weapon of Mass Destruction (vũ khí huỷ diệt hàng loạt). Tuy nhiên, hầu hết các từ thuộc diện này được viết như một từ tiếng Anh thông thường. Ví dụ: radar (ra-đa) hay scuba (bình khí nén của thợ lặn). 

Rút gọn: Một từ tiếng Anh dài có thể bị thu gọn thành một âm tiết. Âm tiết đó có thể đóng vai trò một từ độc lập có ý nghĩa tương đương từ gốc. Ví dụ: examination ~ exam (kỳ thi), laboratory ~ lab (phòng thí nghiệm), brother ~ bro (tiếng lóng: anh/ em trai), maximising ~ maxing (tiếng lóng: tối đa).

Kết hợp: 
Đây là một phương pháp thú vị khác người Anh sử dụng để tạo ra những từ mới. Các từ mới được tạo ra nhờ sự kết hợp hai yếu tố của hai từ khác nhau - thông thường là phần đầu từ thứ nhất với phần kết từ thứ hai. Từ mới ra đời theo cách này sẽ mang ý nghĩa của cả hai từ gốc.

Ví dụ:
smog ~ smoke + fog: khói lẫn sương
transistor ~ transfer + resistor: bán dẫn
brunch ~ breakfast + lunch: bữa sáng và bữa trưa gộp làm một
rockumentary ~ rock + documentary: phim tài liệu về nhạc rock/ nghệ sỹ chơi nhạc rock

Khám phá cách phương thức hình thành từ mới trong tiếng Anh rất hữu ích cho việc học ngoại ngữ của bạn. Bạn không chỉ hiểu rõ một từ được hình thành ra sao mà còn có thể học từ mới một cách hệ thống và lo-gic. Điều này không chỉ giúp bạn tự học từ mới một cách hiệu quả mà còn cảm thấy việc học từ mới trở nên thú vị và đầy sáng tạo. 

(Sưu tầm)

 



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank nhokqngajhotboy vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024