Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/05/2014 10:05 # 1
Kalimdor
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 63/210 (30%)
Kĩ năng: 70/150 (47%)
Ngày gia nhập: 23/09/2010
Bài gởi: 2163
Được cảm ơn: 1120
Câu hỏi tham khảo thẩm định tín dụng


1/ Giả sử bạn là nhân viên tín dụng phụ trách giao dịch với khách hàng cá nhân. Khi xem xét hồ sơ quyết định có cho khách hàng vay tiền hay không, bạn nên chú ý đến những yếu tố nào?

Trả lời :

v Để đánh giá tín dụng đối với khách hàng cá nhân, bạn nên phân tích và đánh giá 5C:

Character – Tư cách của khách hàng vay vốn. Xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.

Capacity – Năng lực của khách hàng. Xem xét nghề nghiệp, mức lương của khách hàng để phán quyết xem khách hàng có khả năng kiếm tiền để trả nợ hay không.

Capital – Vốn riêng của khách hàng. Xem xét khách hàng có những khoản thu nhập riêng hay không (như: tài sản cá nhân, nhà cho thuê, kinh doanh hàng hóa,…) để có thể nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng.

Collateral – Tài sản đảm bảo nợ vay. Xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp hay cầm cố như thế nào.

Conditions – Điều kiện trả nợ. Xem xét những yếu tố kinh tế và hoàn cảnh môi trường có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng như: sự ổn định của nền kinh tế, ổn định nghề nghiệp của khách hàng,…

 

2/ Tại sao khi thẩm định tín dụng, nhân viên tín dụng cần thẩm định giá trị tài sản đảm bảo nợ vay ?

Trả lời :

* Giá trị TSĐB nợ vay là giá trị thị trường chứ không phải giá trị sổ sách của tài sản đó. Giá thị trường thường xuyên biến động tùy thuộc vào tình trạng pháp lý, tình trạng sử dụng và khả năng tạo ngân lưu của tài sản đó.

* Thẩm định giá trị TSĐB nợ vay là cần thiết nhằm đánh giá trung thực và chính xác giá trị thị trường của tài sản đó xem có đủ đảm bảo cho giá trị khoản vay không.

 

3/ Khi xem xét cho vay, ngân hàng có thể sử dụng những hình thức đảm bảo nợ vay nào? Các tài sản đảm bảo này có thể giúp ngân hàng loại bỏ được rủi ro tín dụng hay không? Vì sao?

Trả lời :

* Các hình thức đảm bảo nợ vay có thể sử dụng bao gồm tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay và bảo lãnh của bên thứ ba.

* Các tài sản này giúp giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ cho ngân hàng chứ không hoàn toàn loại bỏ được rủi ro vì việc thanh lý tài sản để thu hồi nợ còn tùy thuộc vào giá trị pháp lý và giá trị thị trường của tài sản đó.

 

     Phân biệt hình thức bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp và bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố.

Trả lời :

Giống nhau: đều là hình thức đảm bảo nợ vay, ngân hàng có thể thanh lý để thu hồi nợ nếu như khách hàng không trả được nợ vay.

Khác nhau: Thế chấp áp dụng đối với bất động sản (nhà, đất) trong khi cầm cố áp dụng đối với động sản (xe, hàng hóa,…).

4/ Một số ngân hàng cho rằng tài sản thế chấp/cầm cố là điều kiện tiên quyết để vay vốn ngân hàng? Quan điểm này đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Ø  Một số ngân hàng cho rằng tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để vay vốn ngân hàng? Quan điểm này là sai. Vì:

·       Ngân hàng không phải là tiệm cầm đồ

·       Ngân hàng cho vay để tài trợ vốn cho khách hàng, với nguồn vốn mà ngân hàng tài trợ, khách hàng phải khai thác có hiệu quả đồng 

vốn ấy, tạo ra dòng tiền trả nợ cho ngân hàng.

·       Thể hiện được đặc trưng của ngân hàng là trung gian tài chính.

·       Tài sản đảm bảo chỉ là động lực cho khách hàng trả nợ đúng hạn và đầy đủ.

 

5/ Để khoản vay hoàn trả được, ngân hàng phải tính đến các nguồn trả nợ nào từ khách hàng vay vốn? Vì sao thông thường ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có một phần vốn tham gia vào phương án vay?

Trả lời:

Để khoản vay hoàn trả được, ngân hàng phải tính đến các nguồn trả nợ từ khách hàng vay vốn, nó có thể:

·       Một là, khả năng tự quyết toán của khoản vay (tức là lợi nhuận sinh ra từ khoản cho vay của ngân hàng nói riêng hoặc 

 lợi nhuận của khách hàng nói chung);

·       Hai là, từ quy mô và chất lượng vốn của khách hàng;

·       Ba là, từ giá trị của tài sản đảm bảo.

Thông thường ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng phải có một phần vốn tham gia vào phương án vay.

Lý do là:

·       Ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro một mình. Nếu khách hàng không bỏ đồng nào vào phương án, khi phương án không 

thực hiện được, khách hàng không trả nợ thì ngân hàng gánh chịu rủi ro rất lớn.

·       Nếu khách hàng có tham gia tiền vào phương án kinh doanh thì họ sẽ quan tâm nhiều hơn hiệu quả của phương án.

·       Chứng tỏ một phần khả năng tài chính của khách hàng.

 
 



Smod góc học tập
Face: www.facebook.com/Ka.return
 




 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024