Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/04/2014 11:04 # 1
giabaodesign94
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/30 (0%)
Kĩ năng: 2/20 (10%)
Ngày gia nhập: 26/03/2014
Bài gởi: 30
Được cảm ơn: 12
Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúc


Sau giai đoạn tập luyện cơ bản (bậc sơ cấp), người yêu thích côn nhị khúc sẽ tiếp tục học lên cao. Khác hẳn với các môn võ thuật hoặc binh khí khác, việc giảng dạy nâng cao này không tập trung vào việc huấn luyện các đòn thế mà chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho môn sinh các CÔNG THỨC sáng tạo đòn thế mới. Từ 1 vài đòn tiêu biểu, sau khi thấm nhuần CÔNG THỨC ấy, môn sinh có thể khai sáng & phối hợp ra vô số các đòn thế khác, mới lạ hơn, đẹp mắt hơn… (Hiện nay, tại Bộ môn côn nhị khúc của Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam. Từ năm 1985 đến nay, trong hơn 2.000 người đã tập luyện, chưa có 1 môn sinh nào khẳng định “Đã tập luyện được tất cả các kỹ thuật côn nhị khúc theo phân loại như trên!”. Điều đó cho thấy, kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc ngày nay đã phát triển thiên biến vạn hóa, cả về số lượng và độ khó của các đòn thế.

Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúc
Nguyên tắc “Nhất thể”: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. Côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.

 

 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)

Nguyên tắc âm dương: côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi – vì phải trương cơ liên tục).
Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát: Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.
Nguyên tắc Đẳng thế: Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay, do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông & vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo, nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc “nhất thể”, nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.
Ngoài ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của vật lý học như lực ly tâm (cánh tay đòn), phản lực; điểm tập trung lực, sự hợp lực, sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn, nguyên tắc khống chế côn nhị khúc, phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện và thi đấu
Tập luyện và ứng dụng

Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1-2cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị “phản tác dụng” khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. (kakata đã phải mất 3 năm nghiên kíu khổ luyện bằng những giọt mồ hôi và cả máu mới được thành công chân tay đầy vết bầm tím..
107 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)
Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.

108 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)
Luyện côn nhị khúc trước tiên là tập cho bổ trợ cổ tay vững chắc để cầm côn,có thể tập bài bách bả công hoặc bạn lấy cái chổi cọ loại to để quét sân. Cầm đầu chổi rồi vận sức cổ tay nhấc bổng cây chổi lên song song mặt đất rồi lại hạ xuống. Hai tay thay nhau làm tuần tự,bài tập cũng không nặng nhọc gì và ai cũng có thể tập.Bạn có thể tập bài này đơn thuần cũng rất tốt…..Bài kết hợp là dùng côn phang vào lốp xe,vụt từng cái một chắc chắn và khống chế để côn không bật vào mặt,ban đầu vụt nhẹ rồi dần tăng lực.Tập bài này để tập cảm giác lực rất quan trọng vì chơi côn không cẩn thận là u đầu ngay mà nhất lại đang thực chiến đánh trượt bị bật lại là oan gia.Yếu lí có thể nói nhưng thời nghĩ các bạn tự tập rồi sẽ hiểu,mình không thích dọn cỗ…
Sau khi đã có khả năng khống chế đường côn bắt đầu tập cao cấp hơn vẫn là phang lốp nhưng khi côn vừa bật ra là lập tức khống chế để phang luôn.Phang ngang phang dọc sao cho động tác liên miên không gián đoạn…
Khi đã thành công trong việc ra đòn liên tục chuyển qua tập đánh vị trí,chọn hoặc bẻ một mẩu cây nhô ra và tung đòn ngang dọc chéo sao cho đầu côn vừa vụt trúng đầu cành cây.Tập một thời gian thì treo một quả bóng nhỏ lên và tập phang cho thật chuẩn.Khi đã phang được như ý bước vào giai đoạn quan trọng.Bạn tung các viên đá nhỏ lên và dùng côn đánh,nếu tập căn bản tốt thì sẽ không khó khăn lắm sẽ mau tiến bộ.Đến khi có thể tùy ý đánh văng những viên đá bay đó thì đã thành công giờ bạn đã có thể nói là biết chơi nunchacku….

Cách chọn lựa côn nhị khúc:
101 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)
102 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)

Mỗi loại gỗ có trọng lượng và sức bền khác nhau, cho nên khi bước vào tập luyện côn nhị khúc, bạn nên chọn lựa 1 cây côn nhị khúc sao cho:
- Vừa với sức cầm của tay mình.
- Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi ( như đã trình bày ở phần trên).
- Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy. Lưu ý rằng có nhiều loại gỗ có vân, sớ rất mỹ thuật được nhiều người ưa dùng thì lại dễ bị bể theo các vân, sớ khi va chạm.
Với cây côn nhị khúc đã chọn rồi, bạn sẽ sử dụng nó suốt trong quá trình tập luyện cho tới khi ra tự vệ. Như vậy hiệu quả đạt được mới ở mức cao. Các bạn không nên khi tập luyện thì dùng côn này, mà khi sử dụng để biểu diễn hay tự vệ thì dùng côn khác, như thế bạn sẽ dễ bị hẫng với cây côn mới do chưa quen tay, do mỗi cây côn có trọng lượng khác nhau.
Ngòai ra đối với loại côn nhị khúc làm bằng gỗ tốt khi gõ hai thanh vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất kêu, còn các loại gỗ xấu thì khi gõ vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất trầm. Dĩ nhiên chúng ta nên chọn loại có âm thanh rất kêu.

105 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)
104 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)

Một số bạn chế tạo loại thân côn bằng kim loại (sắt, inox..) điều này theo tôi là không tốt. Không tốt trước hết là ở việc sử dụng , loại côn này sẽ gây nên những tác hại rất nguy hiểm. Không tốt thứ hai là ở chỗ chất cấu tạo kim loại sẽ gây khó khăn trong việc cầm nắm côn nhị khúc.

Cách bảo quản côn nhị khúc:
Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây…)

Chế độ bảo quản đối với thân côn là luôn được lau chùi kỹ lưỡng, 1 tháng vài lần, bằng cách tẩm dầu ôliu vào 1 mảnh vải mềm rồi tiến hành lau chùi. Nếu không có dầu ôliu thì có thể dùng các loại dầu khác như: dầu sơn cây trà… Sự lau chùi này giúp cho bạn cầm côn nhị khúc được dễ dàng và không làm chai tay khi bạn tập luyện nhiều.
Ngoài ra đối với dây côn thì cũng cần có một chế độ bảo quản thích hợp. Nếu bạn dùng loại côn nhị khúc nối với nhau bằng 1 đoạn dây nilon thì cạnh trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát quá mạnh làm cho dây côn mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được bạn cũng nên sơn 1 lớp nhựa trơn. Có như vậy bạn mới tập luyện được 1 thời gian lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi dây đứt. Các loại côn có dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến việc dây bị đứt. Tốt nhất là trước khi sử dụng côn nhị khúc để tập luyện hay tự vệ bạn cần 1 bước kiểm tra lại dây côn xem còn tốt hay không…
 

106 Binh khí võ hiện đại: Côn nhị khúc (phần 2)
 Chơi nunchacku khiến bộ tay và eo hông phối hợp hài hòa nhịp nhàng,vận côn như nước chảy mây trôi liên miên không dừng. Dụng nunchacku trong thực chiến trú trọng sự chuẩn xác và tốc độ.Thường chỉ dùng tới một đòn hoặc hai đòn trong những đòn đánh nhử hoặc đánh trượt mục tiêu. NGUỒN : http://connhikhucnunchaku.blogspot.com/



Email : giabao.media94@gmail.com
Facebook : facebook.com/giabao.hoangnguyen


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024