Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/03/2014 11:03 # 1
trandngoc
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/40 (12%)
Kĩ năng: 3/30 (10%)
Ngày gia nhập: 21/03/2014
Bài gởi: 65
Được cảm ơn: 33
[EBOOK] kĩ năng mềm


Kỷ năng mềm

NỘI DUNG:

1.     Khái niệm

2.     Một số kỹ năng mềm cần thiết

-       Kỹ năng sống.

-       Lãnh đạo.

-       Làm việc theo nhóm.

-       Quản lý thời gian…

 

1.   Khái niệm:Thế nào là kỉ năng mềm?

Kỹ năng mềm: là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, t hư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

 

2.   Một số kỹ năng mềm cần thiết

 

2.1. KỸ NĂNG SỐNG:

+ Trong gia đình:

trong gia đình để trở thành một người biết lắng nghe

 Mọi người có thể cùng trò chuyện vui vẻ với nhau, hoặc than phiền với nhau những điều buồn tẻ trong cuộc sống. Khi trò chuyện, điều quan trọng không hẳn là nội dung bạn sẽ nói những gì mà là khả năng hiểu người khác đến đâu. Người biết lắng nghe phải tạo cho người đối diện cảm giác họ thật sự bị lôi cuốn, hiểu được sáng tỏ và sâu sắc những gì mà bạn muốn truyền tải...

 

+ Trong học đường:

Phải biết vạch ra kế hoạch:

Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học:

          Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện , chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

Hiểu rõ các ghi chép:

          Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

 Học ghi chú cẩn thận

          Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

 Luôn học tại bàn:

Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

 

+Trong công sở:

Tránh tăng cân do… ăn vặt

Uống đủ nước

Tránh mỏi mắt

Chú ý lượng thức ăn

Tránh làm việc kéo dài

Vệ sinh bàn phím, chuột và điện thoại

Tự nhận thức

 

2.2.Lãnh đạo:

Những phẩm chất của nhà lãnh đạo:

- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.

- Khả năng khơi dậy sự tự tin.

- Tính kiên định

- Tính đáng tin cậy.

- Lòng chính trực.

- Một quá trình phấn đấu và thành công.

- Công bằng.

- Biết lắng nghe.

- Nhất quán.

- Quan tâm chân thành đến người khác.

- Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể.

- Đánh giá công trạng đúng người.

- Sát cánh bên tập thể.

- Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể.

Bạn phải có những phẩm chất đó thi bạn mới lãnh đạo tốt được.

 

2.3.         LÀM VIỆC THEO NHÓM:

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẩn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân.

1. Lòng tin

2. Bình tĩnh

3. Tôn trọng

4. Hợp tác

5. Tổ chức

6. Khả năng làm việc dưới áp lực

7. Khả năng giao tiếp

8. Khả năng kiểm soát tình huống

9. Khả năng thuyết phục

10.Lạc quan.

11.Trách nhiệm

12. Kiên trì

13.Quyết tâm

 14.Nhạy bén

15.Lắng nghe

 

2.4. kỹ năng quản lý thời gian:

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó giúp chúng ta dễ dàng đạt được kết quả cao trong công việc và trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội.

 

Một ngày có 24 giờ, mỗi tuần chỉ có 7 ngày thế nhưng có những người họ chẳng làm được việc gì trong khi một số người lại làm được hàng ngàn việc có ý nghĩa cho cuộc sống của họ? phải chăng đó là sự khác nhau giữa thói quen sử dụng thời gian của người thành đạt và những người bình thường khác? vậy để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất thì mỗi cá nhân phải nhận định năng lực của mình và hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi nhận một công việc gì hoặc đối mặt với tình huống nào đó để từ đó biết được mình đang mong muốn gì trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

 


 



 

 

 



                                       Ngọc Trần 

            Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ^                                                Gmail : trandthuyngoc@gmail.com

 

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024