Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2014 21:03 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
Phân biệt sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý


Phân tích sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý

 

Lãnh đạo và quản lý (hay quản trị) là hai khái niệm đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Khi chưa hiểu bản chất của mỗi khái niệm này, chúng có thể cho rằng chúng gần nghĩa với nhau, đều muốn nói đến công việc, hay vai trò của người đứng đầu. Khi một người nắm giữ một chức vụ trong một tổ chức hay trong một nhóm, chúng ta nói họ là nhà quản lý và cũng là nhà lãnh đạo, nhưng không hẳn như vậy. Chúng ta hãy cùng phân tích để làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này.

 

Trước hết, lãnh đạo chú trọng đến kết quả đạt được còn quản lý chú trọng đến hoàn thành công việc theo khuôn khổ. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và phát triển những người khác, thách thức hiện trạng, luôn đặt ra câu hỏi cái gì và tại sao, và có tầm nhìn xa. Còn các nhà quản lý thì quản lý công viêc, kiểm soát ngân sách và chi phí, duy trì hiện trạng. Lãnh đạo liên quan đến sự đổi mới, trong khi đó quản trị liên quan đến duy trì tình trạng hiện tại. Như việc một tài xế sử dụng chân ga, phanh, điều khiển, số và vô-lăng để điều khiển tốc độ và phương hướng của một chiếc xe ô tô, một nhà quản lý sử dụng các hệ thống kế toán, thông tin, quản lý hiệu suất công việc, hoạch định, các chế độ lương, đào tạo, tuyển dụng nhân viên và kiểm tra để hướng thái độ cấp dưới tới thành tích của tập thể hoặc các mục tiêu của tổ chức.

 

Vậy với sự lãnh đạo thì sẽ điều khiển chiếc ô tô đi đến đâu? Một nhà lãnh đạo là một người có thể lái chiếc ô tô đi trên một con đường khác, đến một bến đỗ khác hoặc thậm chí quyết định chiếc ô tô có phải là phương tiện tốt hay chưa. Do sự thay đổi của công nghệ, sự toàn cầu hóa, các điều kiện thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng,… nên lãnh đạo là cần thiết để hướng các thành viên trong tổ chức đi theo tầm nhìn mới.  Trong khi các nhà quản lý tập trung vào tuân thủ các quy trình hiện có thì các nhà lãnh đạo lùi một bước và thậm chí đặt ra câu hỏi tại sao hệ thống lại tồn tại, cần phải thay đổi thế nào để tổ chức sẽ vận hành tốt hơn. Nhà lãnh đạo thành công có thể hướng hành vi cấp dưới đến với tầm nhìn mới này. Và để điều khiển tổ chức đến đạt được tầm nhìn mới đòi hỏi những sự nỗ lực rất lớn. Lúc này cần có sự kết hợp cả hai kỹ năng lãnh đạo và quản lý thì mới thực hiện thành công bất kỳ nỗ lực thay đổi nào của tổ chức. Một trong những nguyên nhân thất bại của những người đứng đầu là phải cố gắng rất nhiều mới có được kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý hoặc cả hai kỹ năng trên.

 

Chúng ta có thể làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này qua bảng sau:

 

Lãnh đạo

Quản lý

Là làm đúng việc

Là làm việc đúng cách

Nhà lãnh đạo đổi mới

Nhà quản lý thực thi

Nhà lãnh đạo phát triển

Nhà quản lý duy trì

Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng

Nhà quản lý kiểm soát

Nhà lãnh đạo có cái nhìn dài hạn

Nhà quản lý có cái nhìn ngắn hạn

Nhà quản lý hỏi Cái gì và Tại sao?

Nhà quản lý hỏi Như thế nào và Khi nào?

Nhà lãnh đạo sáng tạo

Nhà quản lý mô phỏng

Nhà lãnh đạo thách thức

Nhà quản lý chấp nhận nguyên trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Mục sư Martin Luther King Jr. đã đem lại sinh khí và phương hướng cho phong trào đòi quyền công dân trên đất nước Mỹ. Ông ấy đã truyền giá trị và hy vọng được tham gia tự do hơn vào các hoạt động của quốc gia đến những người mà trước kia đã không hề mong mỏi điều đó. Ông ấy đã truyền cảm hứng đến cả thế giới bằng quan điểm và tài hùng biện của mình và thay đổi cách con người sống với nhau. Ngày nay, Mỹ đã trở thành một quốc gia khác trước là nhờ vào ông. Vậy mục sư Martin Luther King có phải là một nhà lãnh đạo không? Tất nhiên ông là một nhà lãnh đạo. Ông ấy có phải là một nhà quản lý không? Có vẻ như không phù hợp lắm và phong trào đòi quyền công dân có thể đã thất bại nếu như không có đội ngũ những người hỗ trợ có tài năng quản lý. Lãnh đạo và quản trị bổ sung cho nhau, và cả hai đều thiết yếu cho sự thành công của một tổ chức.

           

Qua đây, chúng ta thấy lãnh đạo và quản trị là những chức năng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

 

Theo GVThúy Hải-Khoa ĐTQT Đh Duy Tân

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024