Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/02/2014 21:02 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỞI TẠI HOA KỲ


Tổng công ty bảo hiểm tiền gởi liên bang (FDIC)

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) là một cơ quan độc lập của chính quyềnliên bang có nhiệm vụ bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và các quỹ tiết kiệm.

Tất cả các ngân hàng và quỹ tiết kiệm do chính quyền liên bang ban hành điều lệđều phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gởi liên bang.

FDIC không có thẩm quyền ban hành điều lệ cho ngân hàngmàchỉ có thể đóng cửa ngân hàng nếu ngân hàng đó không hành động trong trường hợp khẩn cấp. Căn cứ vào tình hình của ngân hàng, FDIC sẽ tuyên bố về nguy cơ phá sản của ngân hàng trước khi FDIC can thiệp vào tình hình ngân hàng đó. Tuy nhiên, FDIC có quyền hủy bảo hiểm tiền gửi của một ngân hàng và buộc ngân hàng đó phải đóng cửa. FDIC cũng có quyền giám sát trực tiếp các ngân hàng do tiểu bang ban hành điều lệ cho dù các ngân hàng này không phải là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed) và thực hiện quyền hỗ trợ cho các ngân hàng là thành viên của Fed.

Hội đồng quản trị của FDIC có năm thành viên bao gồm Chủ tịch FDIC, Trưởng ban kiểm soát tiền tệ, Giám đốc Văn phòng giám sát tiết kiệm và hai thành viên công chúng do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Mới đây vào năm 1996, một điều khoản đã được bổ sung theo đó trong hội đồng FDIC phải có một thành viên có kinh nghiệm giám sát ngân hàng tiểu bang.

Bảo hiểm tiền gởi hoạt động như thế nào?

FDIC quản lý hai quỹ bảo hiểm tiền gửi, đó là Quỹ Bảo hiểm Ngân hàng (BIF) và Quỹ Bảo hiểm Hiệp hội tiết kiệm (SAIF) .

BIF bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và các quỹ tiết kiệm, mức bảo hiểmtối đa là 100.000 USD cho mỗi tài khoản. Các ngân hàng tham gia bảo hiểm chỉ trả phí bảo hiểm cho các khoản tiền gửi ở bên trong nước Mỹ. Tiền gửi ở nước ngoài – tức là tiền gửi tại các chi nhánh của các ngân hàng Mỹ ở nước ngoài – không được bảo hiểm và do đó không thuộc đối tượng nộp phí bảo hiểm.

Từ năm 1934 đến năm 1989, phí bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng là 12 cent cho mỗi $100 tiền gửi trong nước (12 điểm cơ bản). Đạo luật cải cách tài chính năm 1989 (FIRREA) cho phép FDIC được quyền tăng phí bảo hiểm trong trường hợp cần thiết để thúc đẩy các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Đạo luật Cải tổ FDIC năm 1991 (FDICIA) tăng thêm quyền hạn cho FDIC, theo đó, ngoài mức phí bảo hiểm bình thường, FDIC còn được quyền đánh mức phí đặc biệt và khẩn cấp.

FDICIA yêu cầu FDIC duy trì mức phí trung bình là 23 điểm cơ bản cho đến khi Quỹ Bảo hiểm Ngân hàng (BIF) đạt 1,25% số tiền gửi được bảo hiểm, đây là mức quỹ đạt được trong năm 1995. Ngoài ra, FDICIA cũng chỉ đạo FDIC phát triển một hệ thống phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên mức độ rủi ro của các khoản tiền gởi.

Năm 1996 , Quốc hội đã thực hiện một số thay đổi đối với hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Vào thời điểm đó, trong khi BIF đã đạt được số tiền cần thiết phải có thì SAIF vẫn chưa đạt được tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1,25 %, điều này đã dẫn đến sự chênh lệch về mức phí bảo hiểm. Đạo luật Tăng trưởng kinh tế và quy định cứu trợ năm 1996 quyết định vốn hóa quỹ SAIF thông qua việc định giá một lần quỹ tiền gửi SAIF. Pháp luật cũng kêu gọi một sự hợp nhất của BIF và SAIF nhưng chỉ với điều kiện là loại bỏ các điều lệ về tiết kiệm. Dường như chắc chắn rằng nếu điều lệ về tiết kiệm vẫn là một sự lựa chọn thì trong tương lai vấn đề về chênh lệch mức phí bảo hiểm vẫn có thể tiếp tục tồn tại.

Khi một ngân hàng tham gia bảo hiểm bị phá sản, FDIC đảm bảo rằng các người gửi tiền được bảo hiểm có quyền nhận lại tiền của họ. FDIC có thể chọn lựa các cách giải quyết sau đây:

  • FDIC giải thể ngân hàng, điều này có nghĩa là FDIC sẽ phát hành séc chi trả cho các khoản tiền gởi được bảo hiểm, giải thể ngân hàng và bán tháo các tài sản của ngân hàng để bù đắp thiệt hại. Người gửi tiền không có bảo hiểm hầu như luôn luôn bị mất tiền một khi ngân hàng bị giải thể, điều này tùy thuộc mức độ FDIC có thể thu hồi tiền bằng cách bán tài sản của ngân hàng. Việc giải thể ngân hàng thường đòi hỏi một số tiền lớn hơn so với các phương pháp giải quyết khác .
  • FDIC có thể tiến hành chuyển tiền gửi được bảo hiểm sang một ngân hàng khác bằng cách bán số tiền tiền gửi được bảo hiểm từ ngân hàng bị phá sản sang một ngân hàng khác và có thu phí. Điều này tương tự như việc giải thể ngân hàng như ở cách trên và với cách này FDIC không có bất cứ nỗ lực nào để bảo tồn các ngân hàng bị phá sản; người ta sẽ bán tháo tài sản và trả tiền cho những người gửi tiền không có bảo hiểm tùy thuộc vào mức độ thu hồi tiền từ việc bán tài sản để bù đắp thiệt hại.
  • FDIC có thể thương lượng một vụ P&A (purchase and assumption), theo đó một ngân hàng vững mạnh sẽ mua tất cả hoặc hầu hết tài sản của ngân hàng bị phá sản cũng cũng như các khoản tiền gửi tại ngân hàng này. FDIC sẽ trả tiền hoặc cam kết mua lại tài sản của ngân hàng phá sản, nhờ vậy, ngân hàng mua lại sẽ chịu ít rủi ro. Theo truyền thống, các giao dịch P&A này bảo vệ quyền lợi của những người gởi tiền không có bảo hiểm cũng như bảo vệ được quyền lợi của những ngưởi gửi tiền được bảo hiểm. Tuy nhiên, kể từ năm 1994, FDICIA cấm FDIC không được trang trải các khoản tiền gởi không được bảo hiểm trừ khi Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính và FDIC cùng xác định rằng việc không thanh toán các khoản tiền gửi không được bảo hiểm sẽ đặt nền kinh tế quốc gia trong tình trạng rủi ro không thể chấp nhận được.
  •  FDIC có thể cung cấp gói hỗ trợ ngân hàng (OBA), hoặc một sự hỗ trợ tương tự, theo đó FDIC sắp xếp để mua lại hoặc tái cấp vốn cho một ngân hàng trước khi ngân hàng đó thực sự phá sản. Với những nghiệp vụ hỗ trợ như vậy, quyền lợi của những người gửi tiền không có bảo hiểm thường sẽ được bảo vệ.

Tại sao chúng ta cần phải bảo hiểm tiền gởi?

Bảo hiểm tiền gửi cung cấp ba lợi ích quan trọng cho nền kinh tế :

  • Bảo hiểm tiền gởi bảo đảm sự an toàn cho những người gửi tiền nhỏ, và khi ngân hàng bị phá sản họ sẽ ngay lập tức nhận được tiền.
  • Bảo hiểm tiền gởi giúp duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, từ đó sẽ thúc đẩy ổn định nền kinh tế. Nếu người dân không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng sẽ phải luôn giữ tiền gửi tại quỹ và như thế chẳng thể nào thực hiện việc cho vay.
  • Bảo hiểm tiền gởi giúp hỗ trợ việc cấu trúc ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi giúp cho Hoa Kỳ có được một hệ thống ngân hàng cả lớn và nhỏ, nếu không có bảo hiểm tiền gửi, ngành ngân hàng sẽ chỉ được tập trung trong tay của một số rất ít các ngân hàng rất lớn.

Các bạn có thể tham khảo trang web của FDIC để biết thêm thông tin về bảo hiểm tiền gởi:http://www2.fdic.gov/edie/

Tài liệu tham khảo:

Tham khảo từ trang web Department of Banking, State of Connecticut, US



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024