Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/01/2014 23:01 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
10 lỗi chụp ảnh phong cảnh


Phong cảnh là 1 trong những chủ đề phổ biến của nhiếp ảnh bởi vẻ đẹp của chúng luôn là nguồn cảm hứng vô tận. Nhưng có 1 số cạm bẫy mà khiến cả những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng có thể mắc lỗi

 

Đừng ngần ngại, bởi đây là 10 lỗi chụp ảnh phong cảnh phổ biến nhất mà các nhiếp ảnh gia gặp phải. Mời các bạn độc giả cùng Designs.vn xem qua 10 lỗi chụp ảnh phong cảnh cùng cách khắc phục nhé!

 

 

Đường chân trời (horizon) không vững

 

1 vài người dường như rất có tài trong việc giữ máy ảnh chắc tay, nhưng 1 số khác lại gặp khó khăn trong công việc này. Giữ được đường chân trời vững khi bạn phải chụp từ 1 góc độ khác thường thực sự là 1 công việc không dễ dàng, và nếu bạn không làm được, bạn sẽ phải rotate và crop ảnh sau khi chụp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ phải crop đi 1 vài phần ảnh mà bạn rất cẩn thận mới chụp được, nên hãy tránh việc này nếu bạn có thể.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Các dễ dàng nhất để tránh lỗi chụp ảnh phong cảnh này là dùng 1 mức phẳng để đọ với máy ảnh cho ổn định. Ngoài ra, 1 số máy kỹ thuật số ngày nay cũng có chế độ hiển thị viewfinder hoặc chiếu trên màn hình LCD và bạn có thể sử dụng chúng để tránh hiện tượng trên.

 

 

Cận cảnh và/ hoặc đường chân trời không rõ nét

 

Có thể sáng tạo, nhưng phần lớn bức ảnh phong cảnh yêu cầu có độ sâu trường ảnh (DOF) lớn với cận cảnh và đường chân trời rõ nét. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể đạt được nhờ khẩu độ nhỏ và khoảng cách hợp lý. Các nhiếp ảnh gia phong cảnh thường tập trung nhiều vào cái gọi là hyperfocal distance – khoảng cách từ ống kính đến tiêu điểm – phần lớn DOF được tạo ra ở đây. Tập trung vào điểm này sẽ đảm bảo không có DOF lãng phí do khoảng cách quá xa và mở rộng vùng sắc nét dưới đường chân trời. Nó cũng tránh hạn chế DOF bằng cách tâpj trung vào những vật thể rất gần.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Ngày nay, các nhiếp ảnh gia phong cảnh thường dùng 1 app smartphone là DOF Master hoặc TackSharp để tìm ra khoảng cách tập trung cho kết hợp giữa máy, ống kính và khẩu độ của họ. Hoặc, khoảng cách hyperfocal cũng được ước lượng và ống kính tập trung vào điểm ở 1/3 khoảng cách cho đến cảnh vật.

 

 

Ảnh mờ

 

Khẩu độ nhỏ và sensitivity thấp để ghi lại tối đa các chi tiết sẽ đồng nghĩa với tốc độ màn sập chậm. Nhưng không may là cách này sẽ tăng nguy cơ máy ảnh rung, và hiện tượng ảnh mờ.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Cách tốt nhất để khắc phục lỗi chụp ảnh phong cảnh này là đặt máy vào giá đỡ thật chắc chắn. Bạn cũng có thể treo 1 vật nặng như túi máy ảnh trên chân đỡ để làm nó chắc chắn hơn.

 

 

Cận cảnh trống

 

Khi nhìn vào cảnh, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm các chi tiết bằng mắt và cố gắng lờ đi những vùng không đáng chú ý. Tuy nhiên, những vùng cận cảnh không đặc biệt sẽ giống như 1 rào chắn trong bức ảnh, làm chúng ta có cảm giác quá xa với những điểm đáng chú ý trong bức ảnh.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Tình huống này có thể được điều chỉnh bằng cách đặt những gì thú vị vào phần cận cảnh. Đó có thể là 1 khóm hoa, 1 vài tảng đá hoặc vỏ sò trên bãi biển, và chúng sẽ thực sự giúp ích trong việc hướng sự chú ý đến với cảnh chính.

 

 

Ánh sáng mờ

 

Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ đợi hàng ngày, hàng tuần thậm chí hàng tháng hoặc mùa để có được lượng sáng hợp lý cho 1 shot ảnh. Chất lượng ánh sáng có thể tạo nên khác biệt đáng kể cho 1 hình ảnh, mang các màu sắc đến cuộc sống và nhấn mạnh đường nét của cảnh vật. Ngược lại, ánh sáng mờ nhạt và bầu trời u ám có thể chỉ đem lại những hình ảnh xám xịt. Nhưng không phải ai cũng đủ thời gian để có thể đợi tới thời điểm thích hợp để có lượng sáng phù hợp cho bức ảnh của mình, nghĩa là họ sẽ chụp dù thời tiết ánh sáng thế nào.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: 1 cách để giải quyết vấn đề chụp ảnh phong cảnh này là chuyển sang chế độ chụp đen trắng. Chụp những file ảnh raw hoặc đồng thời raw và JPEG sẽ cho phép bạn quan sát cảnh vật chụp đen trắng trong khi vẫn có 1 chút màu sắc để chuyển đổi.

 

 

Bóng nặng

 

Ngược lại với lỗi chụp ảnh phong cảnh ánh sáng mờ là ánh sáng quá mạnh, sẽ tạo khoảng bóng sâu.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Bạn nên chụp ảnh phong cảnh vào lúc sáng sớm hoặc chiều tàn, hoặc chợp tối – thời điểm mặt trời ở góc tương đối thấp. Ánh sáng mặt trời lúc này sẽ tạo ra bóng dài và nhẹ hơn để làm nổi bật đường nét cảnh vật.

 

 

Bầu trời biến mất hoặc phần đất nhạt màu

 

1 trong những lỗi chụp ảnh phong cảnh thường gặp là bầu trời sáng hơn phần đất phía dưới và nhiều máy ảnh chỉ có thể ghi lại 1 chi tiết trong 1 ảnh: phần đất rõ nét còn phần bầu trời sáng màu đến mức như bị tẩy mất hoặc ngược lại.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Cách truyền thống để khắc phục lỗi này là đặt chế độ lọc neutral density (ND) với ống kính. Hoặc chụp 2 shot ảnh với độ phơi sáng khác nhau và kết hợp thành 1 shot ảnh có bầu trời của ảnh này và phần đất của ảnh còn lại. Ngoài ra, 1 số nhiếp ảnh gia cũng sử dụng kỹ thuật HDR để kết hợp vài ảnh chụp với độ phơi sáng khác nhau.

 

 

Sử dụng ND filter quá rõ ràng

 

Như đã nói ở trên, bạn có thể dùng ảnh kết hợp kỹ thuật để ghi lại chi tiết trên bầu trời và mặt đất, tìm ra nơi đặt vị trí chuyển tiếp để có thể kết hợp ảnh. Tuy nhiên, những vật thể như cây cối, tòa nhà hoặc núi đồi sẽ có độ phơi sáng khác nhau nếu bạn kết hợp theo cách này.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnhLỗi chụp ảnh phong cảnh này khó có thể ngụy trang với ND filter có mức chia độ nhẹ, nên các biện pháp kỹ thuật số sẽ chỉ hiệu quả nếu người chụp ảnh cẩn thận với lựa chọn ảnh để kết hợp.

 

 

Bố cục ảnh kém

 

 

 

 

Khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp, bạn sẽ rất muốn lưu lại những khoảnh khắc đó, nhưng chụp ảnh phong cảnh yêu cầu cân nhắc cẩn thận. Bạn sẽ cần nhìn bao quát toàn cảnh và tìm góc chụp lý tưởng để có thể chụp những phần thú vị nhất.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Quy tắc quen thuộc 1/3 sẽ giúp ích nhiều trong chụp ảnh phong cảnh: chia ảnh thành ô 3x3 và đặt trọng tâm ảnh vào giao điểm các đường. Điều quan trọng là bạn chia tỉ lệ các đường ngang dọc ra sao tùy thuộc vào phần đất hoặc phần bầu trời bạn muốn nhấn mạnh.

 

 

Các chi tiết mờ nhạt

 

Mặc dù khẩu độ nhỏ sẽ tăng độ sâu trường ảnh, những vùng sắc nét trong ảnh, nó cũng làm tăng ảnh hưởng của nhiễu xạ. Khẩu độ càng nhỏ, tỉ lệ tia sáng bị uốn cong càng lớn và ảnh càng mờ.

 

10_loi_chup_anh_phong_canh

 

Kỹ thuật chụp ảnh: Ảnh hưởng của nhiễu xạ có thể khắc phục bằng cách dùng thiết lập khẩu độ lớn hơn 1 hoặc 2 so với giá trị nhỏ nhất có thể; hoặc tìm ra khẩu độ tối ưu là bao nhiêu bằng cách chụp cùng 1 vật với khẩu độ khác nhau. Tiêu điểm ảnh nào rõ nét nhất sẽ cho biết khẩu độ tối ưu của ống kính.

designs.vn



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Các thành viên đã Thank anhtaicit vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024