Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/11/2012 13:11 # 1
luongminh
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/20 (0%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/10/2012
Bài gởi: 10
Được cảm ơn: 0
Di tích cầu tàu Côn Đảo, dinh chùa Đảo


Cầu Tàu 914 được khởi công xây dựng vào văn 1873,với chiều dài là 107m, từ mép lộ trước cổng dinh Chúa Đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Cần Tàu là dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại trong các di tích lịch sử. Trong hơn một thế kỷ qua chọn là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá đó đã đè nát bao nhiêu thân tù khi họ đưa nó từ núi Chùa về đây.
Cầu Tàu đã từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách Mạng Tháng Tám(1945) thành công ở Côn Đảo. Trên 2000 tù nhân đã trở về tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 4/5/1975 trên chuyến tàu đầu tiên ra giải phóng Côn Đảo 500 bức ảnh Bác Hồ được in lụa đã được chuyển tới Cầu Tàu để về đất liền, chấm dứt hơn một thế kỷ "địa ngục trần gian " nơi Côn Đảo.
Con số 914 được đặt tên cho cầu là do người tù nhẩm tính số người tù ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu.
Dinh Chúa Đảo :
Tổng diện tích 18.600m2 trong đó nhà chính và phụ 1.250m2, sân vườn 17.000m2.
Đây là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa Đảo trải qua 113 năm (1862-1975)
Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.
Cầu Ma Thiên Lãnh :
Dưới chân núi Chúa, con đường từ thị trấn chạy tới đó chia làm 3 nhánh:  Nhánh thứ  nhất chạy từ Nghĩa Trang Hàng Dương. Nhánh thứ nhì chạy qua khu Sở Tiêu. Nhánh thứ 3 (ở giữa 2 nhánh kia) chạy thẳng lên đèo Ông Đụng qua rặng núi tới bãi Ông Câu bên bờ tây của Đảo.
Từ năm 1930-1945 thực dân Pháp mở nhánh này đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục.
Khi mở đường bọn chúa ngục bắt tù nhân khiêng đá xây trên đèo Ông Đụng một cây cầu. Do địa thế núi cheo leo, hiểm trở, lao dịch nặng nhọc quá sức, người tù bị chết hại đến 356 người (theo người tù nhẩm tính) mà cầu chỉ mới xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao khoảng 8m.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, công trình này bỏ dở dang.
Tên MA THIÊN LÃNH do tù nhân lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên, địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu “Tiết Nhân Qúi Chinh Đông” đặt tên cho cầu này.
Nhà Công Quán :
Phía trong của cầu tàu, bên trái (cách bờ biển  khoảng 20m) có một nhà Công Quán được xây dựng cùng thời điểm với Cầu Tàu, trên tường có tấm biển ghi bằng chữ Pháp: “Dans cette maison, vécut le grand compositeur Camille Saint-Saeens du 20 mars au 19 Avril 1895. II acheva 1/opéra BRUNEHILDA”.
Có nghĩa là : Tại ngôi nhà này, nhà soạn nhạc vĩ đại Camille Saint-Saeens đã từng sống từ ngày 20-3 đến 19-4-1895. Tại đây ông đã hoàn thành vở nhạc kịch BRUNEHILDA.
Đó là dấu tích của một nhà soạn nhạc lớn của nước Pháp có chân trong viện Hàn Lâm ở Pa-Ri đã đến thăm .



Mr Ngọc Minh

Công ty Du lịch Hoàng Gia

2A Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Q.1

Phone : 0918723009 - 0839110030 - 39105629

Yh/Skype : ngocminh.hoanggia

Email : mr.minh@dulichhoanggia.com.vn, ngocminh.hoanggia@yahoo.com

Web : dulichhoanggia.com.vn


 
18/12/2018 15:12 # 2
civil056
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 27/150 (18%)
Kĩ năng: 15/60 (25%)
Ngày gia nhập: 28/11/2012
Bài gởi: 1077
Được cảm ơn: 165
Di tích cầu tàu Côn Đảo, dinh chùa Đảo


Thêm thông tin bổ ích, thanks ad!




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024