Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/09/2011 21:09 # 1
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
[Thị Trường] "Nguy" hay "Cơ"


 Thông tin từ báo chí gần đây cho biết có hiện tượng thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ở một số địa phương của ta với giá cao hơn bình thường gấp 4,5 lần. Điều này dẫn đến một số lo ngại từ một số cán bộ chức năng có vai trò quản lý kinh tế. Thậm chí, một vài vị còn phát biểu trên truyền hình một vài ý đại loại như:

“ Bây giờ thu mua giá cao, mai mốt giá nông sản xuống thấp thì sao”?!

“ Thu mua hết thì còn gì để bán”?!

“ Họ thu mua rồi họ bán lại với giá cao”!

“ Thu mua nhiều quá, có khả năng phá vỡ quy hoạch vùng”

“ Vấn đề nhạy cảm trên biển Đông, nên ta  cần nghiêm túc theo sát diễn biến thu mua nông sản này”.

V.v và V.v

Tôi không tiện trích dẫn chính xác tên các vị cán bộ đã có những phát biểu “ thú vị” trên.

Tôi có một số băn khoăn muốn chia sẻ dựa trên hiện tượng và các phát biểu như trên, dựa trên kinh nghiệm thăm viếng học tập và làm việc trên 10 quốc gia từ Hoa Kỳ, Châu Âu cho tới các nước Đông nam Á, và đặc biệt là việc vận hành kinh tế ở Việt Nam, thể hiện “ tầm quản lý” rất chi là băn khoăn, biểu hiện cụ thể rõ nét nhất ở các địa phương của ta và ngay cả ở cấp cao hơn.

Thông thường khi đứng trước một cơ hội thay đổi nào đó, mọi người thường có tâm lý sợ hãi. Việc sợ hãi này xuất phát từ việc thiếu chuẩn bị về mặt chiến lược và nguồn lực dưới góc độ quản lý kinh doanh.

Tại sao ta lo ngại việc thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản với giá cao?  Lý do là khâu chuẩn bị về mặt chiến lược vĩ mô ở các địa phương của ta hầu như “ chưa có gì”. Ta bị phụ thuộc vào một khách hàng duy nhất vào thời điểm này: Trung Quốc, mà vị khách hàng này đang sẵn sàng trả giá cao để mua sản phẩm của ta.

Tôi nghĩ rằng, việc giá cả lên xuống, tính linh hoạt của thị trường là điều hết sức bình thường trong nền kinh  tế tự do, cho nên ta cũng không nên quá “ băn khoăn”, hay “ lo ngại” rồi “ nhạy cảm”. Sở dĩ ta có tâm lý như vậy là do mỗi ngày ta không có khâu “ Chuẩn bị” cho cơ hội hay nguy cơ.Việc thiếu thốn này thể hiện ở một số điểm:

  • Thiếu cán bộ có chuyên môn cao về thị trường bên ngoài
  • Thiếu các chương trình đào tạo  về thương hiệu cho cán bộ chức năng
  • Thiếu các kế hoạch hành động dài hạn trong việc khai phá thị trường quốc tế
  • Thiếu các hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia hiệu quả.
  • …và còn nhiều cái “ thiếu” khác nữa.

Nếu ta có quyền chọn lựa nhiều khách hàng, nhiều “ đầu ra” khác nhau, sức mạnh về độc lập của ta sẽ tăng lên đáng kể. Công tác xúc tiến thương mại cần gia tăng hơn nữa…nhưng bằng cách nào.

Người ta thường nói “ thất bại trong việc chuẩn bị là chuẩn bị cho việc thất bại”

Để trả lời cho vấn đề này, có một số việc ta có thể bắt đầu tiến hành ngay lập tức để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam và phá tan tâm lý lo ngại khi cơ hội đến.

Ta phải ngay lập tức xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, lợi thế cạnh tranh của ta thể hiện  ở 2 yếu tố quan trọng:

  • Nông sản nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nền kinh tế phát triển
  • Chỉ có nguồn thổ nhưỡng này, khí hậu này mới cho ra loại nông sản đặc biệt này

Tôi  nhận thấy ta cần phải có các chương trình quảng cáo định kỳ, liên tục trên các kênh truyền hình quốc tế có độ phủ sóng toàn cầu như CNN, Bloomberg, CNBC, NHK,…

Tùy theo lịch phát song, các clip quảng cáo được chọn có khi là thương hiệu quốc gia hay thương hiệu của các tỉnh thành. Khi ở Mỹ, tôi nhận thấy biển số xe hơi của họ luôn kèm theo câu quảng cáo của tiểu bang nơi chiếc xe được đăng ký, thông điệp thể hiện sự “ đặc thù hay đặc biệt” của tiểu bang đó. Canada và Mỹ là hai quốc gia làm rất tốt công tác quảng cáo này.

Việc quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc tế tuy giá cả hơi cao nhưng ngân sách hoàn toàn chịu được. Hơn nữa, hiệu quả mang lại sẽ vô cùng to lớn trong việc đưa thông điệp của Việt Nam đến các nhà đầu tư quốc tế.

Doanh nhân hay các nhà đầu tư khi lưu trú trong khách sạn  họ  hay xem kênh CNN hay Bloomberg, các  khách sạn 5 sao cũng mặc định set hai kênh này ưu tiên khi bậc tivi trong phòng ,thường là 2 kênh này sẽ ưu tiên để khách xem tin tức.

Nhìn sang quốc gia láng giềng Singapore là quốc gia làm rất tốt công tác quảng cáo quốc gia hay thành phố của họ trên CNN và Bloomberg.

Ngay lập tức, các địa phương nên hình thành nên một  đội ngũ xúc tiến thương mại mạnh, có chuyên môn để đi khai phá thị trường quốc tế, kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, ta có thể lập các chương trình tuyển dụng các chuyên viên có trình độ Tiếng Anh tốt ở các địa phương để làm công tác này. Thậm chí ta có thể thuê chuyên gia xây dựng thương hiệu của nước ngoài để phục vụ dự án xây dựng thương hiệu nông sản Việt của chúng ta.

Việc có thêm nhiều khách hàng và đối tác đến từ các quốc gia khác sẽ nâng cao giá trị của nông sản Việt và gia tăng lợi thế cạnh tranh của ta, trao cho ta thêm thế chủ động trong kinh tế, phá tan tâm lý lo ngại không đáng có.

Ta có lợi thế về nông nghiệp nhưng thiếu  việc đầu tư đúng mức và xây dựng thương hiệu hiệu quả nên ta có khuynh hướng chỉ nhìn thấy “ NGUY” thay vì “CƠ” trong mọi vấn đề.

 Bài viết của : Francis Hùng

Diễn Giả - Cố Vấn Chiến Lược Kinh Doanh.



Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Các thành viên đã Thank Hyo_Bin vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024