Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/04/2011 13:04 # 1
VODOIk16kkt
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 36/90 (40%)
Kĩ năng: 94/100 (94%)
Ngày gia nhập: 21/10/2010
Bài gởi: 396
Được cảm ơn: 544
Hệ thống câu hỏi ôn thi Kinh tế vĩ mô


 Phần I: LÝ THUYẾT

Bình luận các câu sau:

Chương 1 + 2: Khái quát Kinh tế vĩ mô và Lý thuyết xác định sản lượng

1.   Nếu các số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời quá trình xử lý số liệu cũng chính xác và kịp thời thì ba phương pháp tính GDP phải cho cùng một kết quả.

2.   GDP và GNP là những chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.

3.   Muốn so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa hai năm khác nhau người ta thường dùng chỉ tiêu GNP hoặc GDP danh nghĩa.

4.   Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát.

5.   Khi tiền công và tiền lương của người lao động tăng thì cả đường AS trong ngắn hạn và đường AD sẽ dịch chuyển.

6.   Khi xu hướng tiêu dùng biên tăng lên sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển song song lên phía trên.

7.   Trong trường hợp thu nhập bao nhiêu cũng tiêu dùng hết thì đường tiêu dùng sẽ trùng với đường tiết kiệm.

8.   Khi tiêu dùng tự định tăng sẽ làm cho đường tổng cầu thay đổi độ dốc và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng.

9.   Khi tiêu dùng tự định giảm sẽ làm cho đường tổng cầu thay đổi độ dốc và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng giảm.

10. Khi xu hướng tiêu dùng cận biên tăng lên sẽ làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng lên.

11. Một quốc gia có xu hướng nhập khẩu cận biên tăng lên sẽ làm cho thu nhập cân bằng của nền kinh tế tăng lên.

12. Giá trị của chỉ số giá tiêu dùng giống với giá trị của chỉ số điều chỉnh GDP.

13. Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với nhau.

14. Tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nhau.

Chương 3: Chính sách tài khóa

15. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm.

16. Mức ngân sách Nhà nước tốt nhất phải là mức ngân sách được cân bằng hàng năm.

17. Khi ngân sách thâm hụt 100 tỷ, nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ thì ngân sách sẽ cân bằng trở lại.

18. Cần bằng mọi cách giảm bớt thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái.

19. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 500 tỷ, đồng thời chính phủ cũng tăng thuế thêm

500 tỷ (trong trường hợp thuế là thuế tự định) sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng 500 tỷ.

20. Để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng.

21. Để giảm thất nghiệp trong nền kinh tế, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

22. Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng lên.

23. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng.

24. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá cao, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để ổn định nền kinh tế.

25. Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ có tác động ngược chiều đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

26. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng của

nền kinh tế tăng lên một lượng như nhau.

27. Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có thể dẫn tới thoái lui đầu tư.

28. Các giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách tất yếu dẫn đến lạm phát.

29. Tăng thu, giảm chi là biện pháp duy nhất để chống thâm hụt ngân sách.

30. Vay nợ trong dân để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ gây ra những gánh nặng nợ nần trong tương lai.

Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

31. Khi NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.

32. Khi NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.

33. Nếu NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại và lãi suất có xu hướng giảm.

34. Khi NHTW giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm đi.

35. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

36. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.

37. Khi lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên.

38. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng.

39. Khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.

40. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì chính phủ phải điều chỉnh bằng việc sử dụng chính chính tài khóa nới lỏng phối hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng.

41. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì chính phủ cần phải điều chỉnh bằng việc áp dụng phối

hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt.

42. Đường IS là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ liên kết giữa lãi suất và thu nhập.

43. Đường LM là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị mối quan hệ liên kết giữa lãi suất và thu nhập.

44. Nếu cầu tiền càng kém nhạy cảm với sự thay đổi của thu nhập thì đường LM càng thoải.

45. Nếu đầu tư càng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất thì đường IS càng dốc.

46. Khi xu hướng tiêu dùng cận biên tăng thì đường IS sẽ càng trở nên dốc hơn.

47. Khi xu hướng nhập khẩu cận biên tăng thì đường IS càng trở nên thoải hơn.

48. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì đường IS càng trở nên dốc hơn.

49. Khi cầu tiền rất nhạy cảm với thu nhập thì đường LM càng trở nên thoải hơn.

50. Khi cầu tiền càng nhạy cảm với lãi suất thì đường LM càng trở nên dốc hơn.

51. Đường IS càng thoải điều này chỉ rõ chính sách tài khóa càng trở nên kém hiệu quả.

52. Đường LM càng dốc điều này chỉ rõ chính sách tiền tệ càng trở nên kém hiệu quả.

Chương 5: Lạm phát và thất nghiệp

53. Thất nghiệp là chỉ những người không có việc làm.

54. Lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.

55. Lạm phát chi phí đẩy là do tăng chi tiêu gây ra.

56. Nếu chính phủ tăng chi tiêu mà gây ra lạm phát thì đó là lạm phát cầu kéo.

57. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng nhanh.

58. Thất nghiệp tự nguyện được coi là thất nghiệp tự nhiên.

59. Thất nghiệp tạm thời là thất nghiệp tự nhiên.

60. Lạm phát cao luôn đi kèm với thất nghiệp thấp và ngược lại.

61. Khi thấy giá vàng và thịt bò tăng lên chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.

62. Khi giá xăng dầu trong nền kinh tế tăng, chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.

63. Khi chi phí đầu vào của tất cả các doanh nghiệp đều tăng lên thì nền kinh tế sẽ bị lạm phát.

64. Lạm phát và thất nghiệp cao đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

65. Hàm số Phillips ban đầu cho thấy thất nghiệp – lạm phát không có mối quan hệ đánh đổi.

Ths.Phan Thế Công – ĐHTM

P/S : Các bạn có thể tham gia trả lời câu hỏi tại đây



                 
>>>Đất Quảng Nam Chưa Mưa Đã Thấm<<<
>>>>Rượu Hồng Đào Chưa Nhấm Đã Say<<<<
********
 

 
Các thành viên đã Thank VODOIk16kkt vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024