Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/12/2010 23:12 # 1
boy_buonsau
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 29/120 (24%)
Kĩ năng: 52/130 (40%)
Ngày gia nhập: 24/06/2010
Bài gởi: 689
Được cảm ơn: 832
Sinh viên nháo nhào “học dồn” mùa thi


 Sinh viên nháo nhào “học dồn” mùa thi
Những ngày không kiểm tra, họ thường học rất thảnh thơi, thậm chí trốn, nghỉ tiết triền miên. Nhưng mùa thi đến gần, họ lại “chạy vắt giò lên cổ” để ôn tập.

Nước đến chân mới nhảy

 

Nhập học được vài tháng, B.M (sinh viên năm 1 ĐH KHTN) vẫn chưa có trong tay quyển tài liệu nào. Vào học, M chỉ ngồi nói chuyện với bạn bè, nhắn tin, ngủ… Có khi cả tuần M chỉ đến lớp một lần.

 

Gần đến thi giữa kì, M mới cuống cuồng mua sách, mượn tập bạn bè, tìm tư liệu… Nhưng do thời gian quá gấp rút và bài vở quá nhiều nên dù ôn liên tục, M vẫn không hiểu và không tiếp thu. Kết quả: dù là đề mở, M vẫn không biết đường nào mà lật.

 

Với K.H (sinh viên năm 2 ĐH Tôn Đức Thắng), việc “sát deadline mới làm đồ án, tiểu luận” là một thói quen của cô nàng. Có khi còn ba ngày nữa phải nộp mà H vẫn chỉ mới tìm được thông tin, tư liệu. Đến khi bạn bè đốc thúc thì H mới ngồi bên máy tính đêm ngày để hoàn thành cho kịp nộp. Và tất nhiên, “sản phẩm” được tạo ra luôn có thiếu sót hoặc mắc phải những lỗi sơ đẳng.

 

Hãy biết phân bổ thời gian cho việc học hợp lý để khỏi "vắt chân lên cổ" mỗi đợt thi bạn nhé. (ảnh mang tính minh họa)
 

Tâm trạng áp lực cực độ

 

A.T (sinh viên trường ĐH KHXH & NV) bày tỏ: “Mình có rất nhiều bạn bè là sinh viên ở các trường khác nhau. Khi kì thi chưa đến, có lúc trong một buổi tối, danh sách YM mình có đến hơn 50 sinh viên đang online, thường thì họ online khuya để giải trí, thư giãn là chính.

 

Nhưng kì thi đến, cũng vào giờ đó, chỉ lác đác vài bạn online. Có nhiều bạn online rồi offline ngay, để các status hoang mang “học đến ngu người”, “tình hình là chưa có chữ nào trong đầu”, “đã học và ôn rất nhiều nhưng vẫn không hiểu, làm sao đây?”, “thi lại là cái chắc”…

 

Tình trạng này diễn ra liên tục. Một số bạn áp lực đến mức cứ làm bài, học bài theo phản xạ mà không có cách ôn tập hợp lý, vì thời gian quá sát. Nhiều bạn dù đang ôn tập cũng cố mở nick và…than thở: “Ôi chết mất, ngày mai thi rồi”. Nếu các bạn ấy ý thức được rằng không học sẽ thi lại, thì tại sao luôn “học dồn” mùa thi trong khi trước đó lơ là việc học nhỉ?”

 

C.V (sinh viên năm 1 ĐH Kinh Tế) chia sẻ: “Vừa đậu đại học, cứ tự cho rằng mình nên được “thư giãn”, và mang tư tưởng “rớt thì thi lại” nên trong lớp mình chẳng nghe giảng bao nhiêu, về nhà thì chơi suốt, chẳng bao giờ đụng đến tài liệu. Chưa quen với cách học tự giác ở bậc đại học nên vừa rồi thi giữa kì, có vài môn mình làm không được chút nào...”

 

Vẫn có sinh viên bình thản

 

Bên cạnh đó, vẫn có một số bạn, đợi đến kì thi mới “học dồn” và khi kết quả thi không được thì vẫn thản nhiên. “Thi xong là khỏe rồi, lo gì! Với lại đề thi không ra trong sách, có ôn hay không ôn cũng thế. Điểm thi giữa kì chỉ chiếm 30%, không sao” - K.H (sinh viên ĐH KHTN) bày tỏ.

 

“Khá nhiều bạn lớp mình bỏ thi, vì họ cảm thấy điểm giữa kì không quan trọng lắm. Chỉ cần cuối kì thi được 7 điểm là qua cửa rồi” - V.G (sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng) cho biết.

 

Sự bất hợp lý trong việc phân bố thời gian

 

Việc “học dồn” mùa thi không phải là thói quen của riêng ai mà là tình hình chung của rất nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 1, những người mới bước vào ngưỡng cửa đại học.

 

Đa phần các sinh viên năm 1 còn “ngủ quên trong chiến thắng” và cảm thấy thích thú trước môi trường học tập thoải mái, “muốn học thì học, không thì thôi”. Nếu sự tự giác chưa cao, họ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

 

Không tự nghiên cứu, không chịu đọc thêm sách, bài vở không chép v.v. đã tạo nên một lỗ hổng kiến thức lớn, mà nếu có học dồn, học liên tục, học miệt mài sát ngày thi, chưa chắc sinh viên đã thi tốt.

 

Hơn nữa, ở đại học không có những bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, sinh viên luôn tâm niệm: “Thời gian còn nhiều, từ từ học, lo gì”… Cứ thế, cho đến khi deadline gần kề, họ mới giật mình ôn tập, nhưng quá muộn.

 

Chính bởi vậy, thay vì học dồn để áp lực và căng thẳng như thế, tại sao SV chúng ta không chia nhỏ thời gian ra, mỗi ngày đọc vài trang sách, chép bài đầy đủ, xem tài liệu khi rảnh…để củng cố kiến thức?

 

Đôi khi chỉ cần siêng bằng 1/3 so với lúc học phổ thông thôi thì kết quả của các bạn đã rất khả quan rồi. Việc học ở bậc đại học cần tư duy là chủ yếu, do vậy, chỉ cần nắm đủ những nội dung cơ bản và chịu khó suy nghĩ, các bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn và chẳng phải “đau đầu” vào mùa thi.

 

Theo Mực Tím



 
Các thành viên đã Thank boy_buonsau vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024