Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/07/2010 10:07 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Quá thụ động - hình ảnh sinh viên hiện nay


Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đọc - chép ở các giảng đường hiện nay là do người dạy. Tuy nhiên, việc không ít sinh viên quá thụ động trong học tập cũng góp phần làm tăng tình trạng này.

Nững ý kiến của "người trong cuộc" xung quanh "diễn đàn đọc chép" này cho thấy, không phải sinh viên nào cũng chủ động trong học tập.

 

 

Phải có phương pháp học

Sinh viên L.Q.H tâm sự: Bạn bè khen tôi “giỏi”, học chơi nhưng kết quả thật. Nhưng sự thật, mọi người có biết đâu rằng khi các bạn cùng lớp vật vờ trên giảng đường với chuyện “đọc - chép” thì tôi sục sạo trong các thư viện, các tiệm sách cũ hay “lang thang” trên Internet.

Kiến thức của tôi luôn được cung cấp, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau.

Tại sao trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, chúng ta vẫn có những nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư tài năng? Tại sao nhiều SV hiện nay, do hoàn cảnh gia đình phải lăn lộn làm thêm kiếm tiền vẫn học tốt?

Mỗi người có một cách học riêng, theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận ra rằng trong số những bạn bè tôi, người nào chịu khó tìm tòi, trao đổi, có sự phân bổ thời gian và cách học hợp lý thì người đó có kết quả khá cao.

Chúng ta có nhiều cách học, trong đó có tự học. Và tự học thì đâu bị chi phối bởi “đọc - chép”!

 

 

Một sự im lặng đáng sợ!

Sinh viên Phạm Nguyên Hiên có ý kiến: Có lẽ do nhiều SV quen với phương pháp học tập ở cấp phổ thông (thầy “đọc” kiến thức cho học sinh chép) nên họ vẫn thích lối giảng dạy đọc - chép hơn là thảo luận, tranh cãi về một vấn đề nào đó được giảng viên (GV) đưa ra.

Thực tế các giờ học của lớp tôi cho thấy một khi GV yêu cầu cả lớp cùng nhau thảo luận, làm sáng tỏ một vấn đề nào hay GV hỏi về một vấn đề gì của bài giảng, ngay lập tức GV đó nhận được “phản hồi” bằng... một sự im lặng.

Có lần thầy dạy đã bực dọc thốt lên: “Trời ơi, sao các em thụ động dữ vậy, các em đòi học tập theo phương pháp mới, đòi phát huy tính năng động, sáng tạo của mình nhưng chính các em đ㠓phản” lại mình”.

Có trường hợp khi GV đặt câu hỏi, hầu hết SV đều biết, đều có thể trả lời nhưng ai cũng chọn thái độ im lặng. Mình không nói thì có người khác nói nên cuối cùng... chẳng ai nói hết. Và thế là cả lớp rơi vào trạng thái im lặng đáng sợ, hệ quả của sự im lặng ấy là một không khí học tập thật nặng nề, nhàm chán.

 

 

Phải ý thức mình là nhân tố trung tâm

Người học phải ý thức được rằng trong học tập, mình là nhân tố trung tâm, người thầy chỉ giữ vai trò tư vấn trong việc học. Nỗ lực bản thân của người học là chủ yếu.

Có như vậy người học khi ấy đến với giảng đường, đúng như các bạn SV đã từng nghĩ, với tâm trạng thật sự hồ hởi.

Họ được tranh luận, phản biện về mọi vấn đề trong bài học với thầy, được quyền có ý kiến và xây dựng bài học, được tham gia các hoạt động khác trong lớp do thầy khởi xướng (nhằm mục đích truyền đạt kiến thức) và người học nhờ vậy sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Như vậy, các SV ở vai trò người học phải tự kiểm soát bản thân mình hơn và không nên quan niệm rằng nếu rớt học phần/tín chỉ này thì không thành vấn đề vì có thể thi lại lần hai; hoặc tệ hơn sử dụng 1.001 thủ thuật của SV trong thi cử!

 

 

Không một cánh tay nào giơ lên!

Phạm Hằng - Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) cho rằng, theo tôi, có nhiều lý do để thầy cô duy trì phương pháp đọc - chép cổ hủ. Thứ nhất, hầu như khi thầy cô đặt vấn đề thì rất hiếm SV tham gia góp ý kiến xây dựng bài. Thậm chí có lúc không một cánh tay nào giơ lên.

Đối với những câu hỏi về nội dung những phần đã học thì hầu như cũng không ai hưởng ứng. Bởi theo lối tới ngày thi mới lo nên những vấn đề như vậy là những khái niệm quá lạ lẫm đối với SV. Cứ cái đà như vậy thôi thì để thầy cô nói cho xong, lại tiết kiệm được thời gian.

Thứ hai, hầu như SV chưa có đủ năng lực để tự ghi bài, tự tóm tắt những nội dung mà GV truyền đạt. Cứ mỗi lần thầy nói nhanh thì ở dưới lại cứ nhao nhao: "Thầy ơi nói lại thầy ơi!". Thế là thầy nói lại cho chép, thầy nói thật chậm, không đọc mà chỉ là gần như đọc.

Thứ ba, giáo trình ở một số môn chuyên ngành rất hiếm. Không còn cách nào khác đành dựa vào kiến thức chuyên ngành của thầy cô thông qua cách thức truyền đạt cũ: đọc cho chép.

Và cuối buổi học, câu hỏi: “Các bạn có gì thắc mắc không?” của GV được SV đồng thanh hô to: “Dạ không” rồi tranh nhau ùa ra khỏi giảng đường.

(theo diễn đàn tuổi trẻ)
 
Việt Báo (Theo_24h)




 
Các thành viên đã Thank vuiga9x vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024