Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/07/2010 20:07 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Mùa thi, mùa kiêng kị


Hè về, phượng nở rực trời, ve ngân ran ran trên khắp các con phố và trên những giảng đường giới sinh viên lại hối hả bước vào mùa thi, “mùa nước rút”. Bình thường thì đa phần các bạn trẻ đã có sẵn ít nhiều niềm tin vào những điều kiêng kị và khi mùa thi đến thì “xác tín” ấy càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

 

 

 

Có tín có thiêng, có kiêng có lành”, mang theo quan niệm ấy, các bạn trẻ khuyên nhau rằng những gì có thể kiêng được thì nên kiêng...

 

 

Kiêng ăn

 

 

 

Trước ngày thi, hầu như rất ít bạn sinh viên dám ăn trứng, ăn bí, ăn ốc bởi những thức ăn ấy đều khiến người ta dễ liên tưởng đến con số “0” tròn chĩnh. Có bạn còn kể với mọi người rằng, buổi sáng trước khi đến phòng thi còn không dám ăn cả bánh cuốn, rồi các món như dưa chuột, dưa gang, dưa hấu, bánh rán, chuối... dù có thèm mấy cũng không dám ăn vì sợ... thi trượt. Danh sách những món ăn cần kiêng kỵ còn có thể kể ra rất dài phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết cũng như trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của các bạn trẻ. Nói chung, với các bạn thì việc tạo cho mình sự yên tâm cần thiết trước khi bước vào phòng thi là điều rất quan trọng. Theo thống kê mà chúng tôi ghi chép được thì vào mùa thi, những món ăn được các bạn sinh viên ưa chuộng nhất là được chế biến từ đậu và đỗ. “Mình cho rằng, ăn những món như vậy sẽ tạo cảm giác an toàn khi đối mặt với thử thách của đề thi. Menu vào ngày thi của mình thường là: Sáng đi thi ăn xôi đỗ, trưa về ăn cơm với đậu rán, giá đỗ xào, còn bữa tối mà hôm sau không phải thi thì ăn gì cũng được...” - một bạn sinh viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ.

 

 

 

Kiêng số 13

 

Không biết từ bao giờ con số 13 luôn gợi cho người ta nhớ tới sự xui xẻo, không may mắn. Chẳng thế mà, tất cả mọi người đều tránh con số lẻ “đáng ghét” này như tránh tà, đi ra ngoài vào ngày 13 (nhất lại là thứ 6) thì xui xẻo đủ đường. Hải Long (sinh viên Trường ĐH Hà Nội) cũng thuộc nhóm người ghét cay ghét đắng con số này chính bởi vậy mỗi lần phải thi vấn đáp là y như rằng cậu “cầu trời khấn phật” phù hộ mình tránh được số 13. Bạn bè Long kể lại rằng, khi bước vào phòng thi vấn đáp, trong khi mọi người lo lắng không biết bốc vào câu hỏi khó hay dễ, thầy cô nghiêm hay hiền thì cậu lại nơm nớp dự đoán xem mình vào đề nào, số đề là số mấy? Y như rằng, “ghét của nào trời trao của ấy”, khi bốc đề, xui rủi thế nào mà Long lại trúng đề số... 13. Vậy là, chưa kịp đọc câu hỏi ra làm sao, Long đã nhắm mắt nhắm mũi xin đổi đề. Tất nhiên là giám thị đồng ý nhưng bù lại cậu sẽ bị trừ mất 1 điểm. Mà khi thi vấn đáp, ai cũng biết rằng để có được 1 điểm thật không dễ hơn nữa do đổi đề nên tâm lí đương nhiên không được vững vàng và kết quả là câu trả lời của Long rối như gà mắc tóc, cũng may thầy cô thương nên cho đủ điểm qua...


 

 

Đi thi bước chân nào trước?

 

 

 

Tôi còn nhớ hôm thi cuối học kỳ, cô bạn Thanh cùng lớp cứ nấn ná mãi mà không dám bước chân ra khỏi phòng trọ. Hóa ra không biết là hỏi ai nhưng Thanh cứ đinh ninh một điều rằng buổi sáng khi bước chân xuống giường mà bước chân phải xuống trước là thế nào đi thi cũng gặp nhiều may mắn. Thế nhưng hôm nay do Thanh đã lỡ bước chân trái xuống giường trước nên cứ đắn đo rằng việc bước chân nào ra khỏi phòng trước có bù lại được không và vì thế nên tâm trạng của cô nặng nề, bất an trong suốt giờ thi. Thật may, sau buổi thi, kết quả làm bài của Thanh vẫn tốt và cho đến lúc ấy, cô bạn mới bớt phần nào niềm tin vào cái quan niệm chân trái, chân phải. Suy cho cùng, ta bước chân nào đi trước chẳng được miễn đó là những bước đi cứng cáp, tự tin và hiệu quả.

 

 

 

Kiêng ơi! Từ đâu đến

 

 

Tôi tin rằng, chẳng phải ngẫu nhiên mà rất nhiều bạn trẻ lại chọn giải pháp kiêng khem đủ mọi thứ một cách khổ sở nhất là khi chưa có cơ sở khoa học chứng minh những quan niệm kiêng đó là hiệu nghiệm. Phải chăng, trong giới trẻ chúng ta vẫn đang tồn tại căn bệnh ngộ nhận, a dua, theo hùa cố hữu mà ta hay mắc từ khi còn nhỏ. Ở lứa tuổi cận trưởng thành như sinh viên mà vẫn có người tin theo những quan niệm kiêng tất tần tật để gặp may mắn thì thật nực cười. May mắn sẽ không bao giờ đến với những ai thụ động, nó sẽ chính là quà tặng cho những bạn trẻ có kiến thức vững vàng và có đủ lòng tự tin với chính bản thân mình. Vậy thì, thay vì đi thu thập những tin đồn kiểu truyền miệng về những cách kiêng kị thì mỗi sinh viên chúng ta nên trang bị cho mình một nền tảng kiến thức bạn nhé!

 

Nguyễn Hường [Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 220,



 
Các thành viên đã Thank vuiga9x vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024