Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/01/2017 14:01 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Jacob van Campen – Người định hình kiến trúc châu Âu thời kì trung đại


Jacob van Campen – Người định hình kiến trúc châu Âu thời kì trung đại

Kiến trúc sư người Hà Lan Jacob van Campen là một trong những người đi đầu trong công cuộc kiến tạo một phong cách kiến trúc mới hòa hợp với bối cảnh chính trị - xã hội của Hà Lan thời bấy giờ. Ông đã để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc tuyệt hảo.

 
 

Ngày sinh: 2 tháng 2 năm 1595/1596 tại Haarlem, Hà Lan

Ngày mất: 13 tháng 9 năm 1657 tại Huis Randenbroek, Hà Lan

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-1

 

Chân dung họa sĩ Jacob van Campen trong quyển sách Tuyển tập những hình ảnh chạm khắc của City Hall tại Amsterdam (năm 1665)

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-2

 

Chân dung Jacob van Campen do họa sĩ Wallerant Vaillant thực hiện

 

Ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1596 tại Haarlem, là con trai của Gerritge Claes Jansz Berendr và nhà buôn Pieter Jacobsz. Xuất thân trong một gia đình giàu có, van Campen sớm bộc lộ sự nhạy bén với công việc kinh doanh và cả đời sống văn hóa tại Amsterdam và Haarlem. Ông có một khoảng thời gian dài sống tại Italia từ năm 1617, đến năm 1624, ông trở về Hà Lan. Tại đây, ông kết hợp các yếu tố của kiến trúc Palladian và văn hóa cổ điến với kiến trúc gạch bản địa, từ đó tạo ra phong cách Kinh Điển Hà Lan và gây nên những ảnh hưởng nhất định đến kiến trúc thế giới. Mặc dù có rất nhiều nhà thờ được thiết kế theo hơi hướng này nhưng chỉ có một số ít tại Haarlem là do van Campen thiết kế.

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-3

 

Nhà thờ Renswoude do Jacob van Campen thực hiện

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-4

 

Không có tài liệu nào từng ghi chép về nơi ông đã theo học. Nhưng người ta cho rằng ông từng là học trò của Frans Pietersz de Grebber. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu giai đoạn thế kỉ 18-19 cũng cho rằng ông đã tầm sư học đạo Peter Paul Rubens. Vào năm 1614, van Campen gia nhập the Haarlem Guild of St Luke, một hội quy tụ khá nhiều họa sĩ nổi danh thời bấy giờ. Một năm sau đó, cha ông qua đời. Đến năm 1625, sau cái chết người mẹ, Jacob, với tư cách là anh cả trong gia đình, đã thừa kế toàn bộ đất đai ở Randenbroek, gần Amersfoort. Nhiều tài liệu sau đó còn gọi ông là “Lãnh chúa vùng Randenbroek”. Mặc dù ông chưa từng kết hôn, nhưng ông cũng có một người con trai tên là Alexander van Campen.

 

 Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-5

 

Một hình ảnh khác của nhà kiến trúc sư tài ba này

 

Vào năm 1625, Jacob van Campen nhận đơn hàng đầu tiên cho một công trình ở Amsterdam. Ông bắt đầu cộng tác với Constantijn Huygens vào năm 1632, chính điều này đã mang lại những hợp đồng béo bở. Van Campen phụ tá cho Huygens để xây lại chính căn nhà của mình (1634-1637) và thiết kế kiến trúc bảo tàng nghệ thuật The Mauritshuis (1634-1644, nay là Viện triển lãm Tác phẩm Hoàng gia) ở The Hague cho Johan Maurits van Nassau-Siegen, người sau này đã trở thành cộng sự của ông. Thông qua Huygens, người từng giữ chức vụ thư ký cho ngài chánh án Frederik Hendrik, van Campen nhận thêm những đơn hàng cho các tòa án. Ông đảm nhiệm phần thiết kế và trang trí cho nhiều cung điện của những người trong ngành, và cùng với Huygens, đã giám sát phần trang hoàng cho cung điện The Oranjezaal in Huis ten Bosch từ năm 1647 đến năm 1652. Tuy nhiên, vào năm 1645, van Campen lại bỏ dở một dự án quan trọng sau vụ cãi nhau với thị trưởng thành phố Amsterdam, sau đó ông quay về Randenbroek.

 

 Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-6

 

Bảo tàng nghệ thuật The Mauritshuis (1634-1644)

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-17

 

Cung điện Huis ten Bosch

 

Những công trình nổi bật khác của ông còn có The Theatre of Van Campen (1638), dựa trên nguyên tác của Teatro Olimpico ở Vicenxa, Asterdam, and the Baroque Nieuwe Kerk (Nhà thờ Lớn, hay Nhà thờ Thánh Anne), the Paleis Noordeinde (Cung điện Hoàng gia tại The Hague, 1640). Cho đến nay, công trình đáng chú ý nhất của ông đó là Town Hall (nay là The Royal Palace - Cung điện Hoàng gia) ở Quảng trường Dam, Amsterdam được đặt nền vào năm 1648. Đây thực sự là một tác phẩm hoàn hảo, hoàn hảo cả về thiết kế lẫn thông điệp được truyền tải đến công chúng. Gía trị của nó nằm trong những tỷ lệ nghiêm ngặt, chuẩn xác và một lối trang trí rất phù hợp. Bên cạnh đó, ông còn được biết đến với vai trò họa sĩ. Phong cách ban đầu của ông là trầm tĩnh, khiêm tốn. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là bức tranh sơn dầu trong cung điện Huis ten Bosch.

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-6

 

Công trình Town Hall (nay là The Royal Palace) ở Quảng trường Dam, Amsterdam

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-7

 

Tòa nhà Town Hall nhìn ngang trong một bản vẽ được lưu giữ

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-8

 

Công trình The Paleis Noordeinde

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-16

 

 

Bản vẽ từ trên cao của công trình The Paleis Noordeinde

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-15

 

 Nhà thờ Baroque Nieuwe Kerk (Nhà thờ Lớn hay Nhà thờ Thánh Anne)

 

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-12

 

 Bên trong nhà thờ Baroque Nieuwe Kerk

 

Kết thúc sự nghiệp lẫy lừng, ông qua đời năm 1657 và được chôn cất tại Randenbroek. 

 

Một số các bức tranh hiếm hoi của kiến trúc sư Jacob van Campen

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-11

  

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-13

 

Jacob-van-campen-nguoi-dinh-hinh-phong-cach-kien-truc-chau-au-15

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024