Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/05/2016 22:05 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Hài hòa trong chốn ở


Hài hòa trong chốn ở

Chon-o (1)

Có sự hài hòa nhìn thấy – tạm gọi là phần “xác”: tương quan các tỷ lệ bố cục; màu sắc, đường nét, hình khối, chất liệu… trong công trình; hài hòa về “sinh thái tự nhiên” (kiến trúc với thiên nhiên, khí hậu, môi trường). Có sự hài hòa cảm thấy – tạm gọi là phần “hồn”: giữa con người với thẩm mỹ và công năng kiến trúc, với đồ vật, với cảnh quan…; là sự cân bằng về “sinh thái nhân văn” (lối sống con người, nếp văn hóa, dấu ấn xã hội); khiến con người không lạc lõng trong chốn ở, không là “khách trọ” trong chính ngôi nhà của mình.

Trong thực tế vẫn có những sự phá cách thành công và được chấp nhận. Tuy nhiên, đó là sự phá cách có sáng tạo, có điểm dừng,

có mức độ. Phá cách làm nên nét nhấn riêng, độc đáo, chứ không phá hoại sự hài hòa chung. Có thể xem, đây là những dòng tóm tắt “biên bản” của Bàn tròn Nhà Đẹp kỳ này…

Chon-o (2)

PHẢI DỰA TRÊN CĂN BẢN NHU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG

LÊ HƯNG (Phóng viên ảnh):

Chon-o (3)

Sự hài hòa trước tiên phải đến từ bên trong, cụ thể hơn là đến từ cảm giác của người hưởng thụ. Suy cho cùng, mọi kiến trúc, mọi sắp đặt nội thất, mọi trang trí đều nhằm mục đích phục vụ cho cảm giác của người thưởng thức. Vì vậy, một người thích nấu ăn sẽ xây nhà bếp to hơn các phòng khác, đầu tư nhiều dụng cụ nấu nướng. Đặt một người thích tiếp khách, thích bù khú bạn bè vào căn nhà ấy, anh ta sẽ không cảm thấy sự hài hòa. Anh ta sẽ chỉ thấy “khoái” hơn khi phòng tiếp khách của mình rộng rãi, có đủ cả bar rượu, dàn máy “nhà hát tại gia”…

Tất nhiên có các chuẩn mực được đặt ra, để kìm hãm những gì thái quá ra khỏi khuôn khổ. Nhưng mọi chuẩn mực đều là tương đối. Việc tuân thủ, đặt nặng hài hòa thuần theo kiểu lý thuyết sẽ gây nên cảm giác cứng nhắc, bất ổn định.

Nói cách khác, hài hòa trong kiến trúc là dựa trên căn bản nhu cầu, sở thích, thẩm mỹ của con người để giúp tạo dựng nên trạng thái cân bằng trong môi trường sống của chính mình. Và sự hài hòa đó không chỉ đến từ bên trong ngôi nhà mà còn phải đầy đặn, dung hợp với cảnh quan môi trường, kiến trúc chung quanh.

HÀI HÒA TRONG… PHỨC TẠP

VŨ HUYỀN THƯƠNG (Họa sĩ):

Chon-o (5)

Với những người có tính cách mạnh, thích phiêu lưu và cảm giác mạo hiểm, họ thường nghiêng về sự phá cách khác lạ, thậm chí sẵn sàng tạo ra sự bất cân bằng trong phong cách của họ. Nhưng lại có rất nhiều người tìm đến sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống, họ thích tìm về chốn bình yên, hướng tới sự hài hòa trong chính căn nhà, nơi họ trở về sau bao lo toan thường ngày để được tận hưởng một không gian yên tĩnh và thư giãn. Mái nhà là của chung những thành viên trong gia đình; điều này gợi cho tôi liên tưởng đến sự hài hòa nói rộng ra trong một đất nước, một xã hội lý tưởng…

Trong môn nghệ thuật tạo hình nói riêng, sự hài hòa thông qua đường nét, bố cục, màu sắc, ánh sáng và chất cảm. Những yếu tố này hòa quyện vào nhau mà không vênh, không sượng, không chói, không gắt… Kiến trúc cũng khá tương đồng với mỹ thuật: một ngôi nhà có tổng thể hài hòa, cân đối cũng cần biết điều chỉnh hợp lý những yếu tố đường nét, màu sắc, cách bài trí ánh sáng phù hợp với phong cách của chính người sở hữu ngôi nhà đó, thêm nữa phải hòa nhập với thiên nhiên chung quanh. Thế nhưng với sự phát triển của kiến trúc ngày nay, sự hài hòa còn nằm trong cả sự phức tạp, rắc rối, khác lạ, phá cách mà vẫn đạt đến sự cân bằng của tổng thể. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của những kiến trúc sư tài năng.

ĐỖ TỬ ĐOÀN (Kiến trúc sư):

Chon-o (6)

Khi nhìn vào một kiến trúc, một không gian hài hòa, tức là người ta có cảm giác cân bằng, thoải mái, dễ chịu… Ngược lại, thì đó là cảm giác tức mắt, bức bối, trống trải, khó chịu… Sự hài hòa, hay cân bằng đó được tạo nên bởi tất cả các yếu tố, quan hệ chặt chẽ trong từng phạm vi hẹp và trong cả tổng thể. Với kiến trúc, đó là hài hòa thẩm mỹ, hài hòa công năng, kỹ thuật; và từng phần đó lại hài hòa với nhau.

Đương nhiên, kiến trúc làm ra để phục vụ con người thì không thể thiếu vai trò của con người trong sự hài hòa đó – nhất là đối với công trình nhà ở.

Trong hài hòa vẫn có thể có sự khác biệt, thậm chí là đối lập; nhưng nếu bố cục, sắp xếp cân bằng được (từ màu sắc, hình khối, chất liệu… cho đến các mối quan hệ khác) thì vẫn tạo nên sự hài hòa. Những kiến trúc sư bậc thầy đã làm được điều đó từ phạm vi công trình cho đến cả đô thị. Kim tự tháp kính ở Bảo tàng Louvre – Paris (Pháp) do KTS Ieoh Ming Pei thiết kế; hay vòm mái mới của tòa nhà Quốc hội Đức ở Berlin do KTS Norman Foster thiết kế là những điển hình của sự đối lập cũ – mới, tương phản mạnh mẽ mà vẫn hài hòa.

“PHÁ CÁCH” KHÔNG PHÁ HÀI HÒA

TRÍ QUYỀN (Nhà báo):
Chon-o (7)

Năm 1976, nhạc punk ra đời với những nhóm Ramones, Sex Pistols, The Clash… Thuở ban đầu của punk cực kỳ gian khó vì định kiến của xã hội. Nó đi ra khỏi dòng nhạc chính thống để tìm một con đường khác bằng những động thái phản kháng (bằng âm nhạc).

Tưởng chừng dòng đời của punk ngắn ngủi. Nhưng ngày nay, punk lại hòa nhập con đường chính thống với những Green Day, Offspring… Những gì tưởng chừng là phá cách, là lật đổ truyền thống ngày ấy, nay lại góp vào chuẩn mực.

Trong kiến trúc không thiếu những phá cách sau một thời gian tranh cãi lại trở nên thông dụng và thậm chí còn được xem là kiến trúc độc đáo. Bản thân tháp Eiffel khi được khởi công cũng là công trình gây nhiều dư luận trái ngược. Nay tháp đã trở thành biểu tượng không chỉ của Paris mà còn là niềm tự hào của dân Gaulois.

Với quan điểm cá nhân tôi, phá cách không những tốt mà còn cần thiết cho sự phát triển của kiến trúc. Như bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào khác, kiến trúc cần được sáng tạo liên tục. Trong quá trình tạo ra cái mới, người kiến trúc sư sẽ tự thân phát kiến những gì vượt khỏi khuôn khổ thông thường. Khi đó, phá cách đã ra đời.

Tất nhiên, phá cách không có nghĩa là đạp đổ mặt bằng sáng tạo đã được gầy dựng từ bao thế hệ. Phá cách là cả một quá trình đi từ cái cũ đến cái mới A, cái mới A’ rồi cái mới A’’… Nếu vọng tưởng xây một ngôi nhà không có móng không có tường thì đó không còn là phá cách nữa, mà có lẽ là… phá hoại.

Thực hiện: HÀ THÀNH, THÙY TRANG


Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Các thành viên đã Thank nguyenthang_ktr vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024