Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/10/2013 16:10 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Tọa đàm: Nhà tây biến hình


1393737_623093544410140_1728060323_n

Manzi và Art Vietnam trân trọng giới thiệu buổi trò chuyện với Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Thế Sơn nhân dịp triển lãm của hai anh mang tên gọi ‘Nhà tây biến hình’ tại manzi. 

Tại cuộc trò chuyện này, cùng kiến trúc sư Phó Đức Tùng, hai nghệ sĩ sẽ chia sẻ quá trình nghiên cứu, phương pháp thực hành và các câu chuyện bên lề triển lãm. Ngoài ra, đây hứa hẹn cũng sẽ là một cuộc thảo luận bàn tròn vô cùng thú vị về Hà Nội.

“Những ngôi nhà Tây biến hình, đó là sự chuyển đổi bề ngoài mà hai nghệ sỹ đã lưu lại một cách công phu. Một câu hỏi có thể đặt ra là vậy cái chất, tức là những con người trong đó có biến không? Và nếu Hà Nội có gì để nhớ, liệu có chăng là khả năng biến hình? “


Thông tin về triển lãm ‘Nhà tây biến hình’ và về hai nghệ sĩ có thể được xem tại đây:


Chương trình do manzi, Art Vietnam Gallery và Hanoi Grapevine thực hiện, với sự giúp đỡ của Quỹ Phát triển và Văn hóa Prince Claus.

Số nhà 102 phố Hàng Đào Chủ hộ: Đức Xương Năm xây dựng: 1947-1949 Phong cách nghệ thuật: Art Deco Vốn là cửa hiệu Đức Xương kinh doanh đồ tơ lụa. Nhà có phong cách kiến trúc khá đơn giản với mục đích chính làm cửa hàng bán hàng tơ lụa. Trái ngược với cách thức trang trí mặt tiền, ngôi nhà có điểm nhấn là hệ thống cửa mở ra ban công cực lớn và thiết kế mang màu sắc Đông phương. Kiểu cửa này từng bắt gặp ở hiệu thuốc Lý Sáng số 262 phố Huế, số nhà 46 Trần Hưng Đạo. Sau cải tạo tư sản, tầng 1 và 2 hiến cho nhà nước, trở thành cửa hàng và văn phòng của công ty Bông vải sợi. Gia đình chủ nhà sống trên tầng 3. Tác phẩm thuộc triển lãm đôi NHÀ TÂY BIẾN HÌNH của hai nghệ sĩ NGUYỄN THẾ SƠN & TRẦN HẬU YÊN THẾ

Số nhà 102 phố Hàng Đào Chủ hộ: Đức Xương Năm xây dựng: 1947-1949 Phong cách nghệ thuật: Art Deco Vốn là cửa hiệu Đức Xương kinh doanh đồ tơ lụa. Nhà có phong cách kiến trúc khá đơn giản với mục đích chính làm cửa hàng bán hàng tơ lụa. Trái ngược với cách thức trang trí mặt tiền, ngôi nhà có điểm nhấn là hệ thống cửa mở ra ban công cực lớn và thiết kế mang màu sắc Đông phương. Kiểu cửa này từng bắt gặp ở hiệu thuốc Lý Sáng số 262 phố Huế, số nhà 46 Trần Hưng Đạo. Sau cải tạo tư sản, tầng 1 và 2 hiến cho nhà nước, trở thành cửa hàng và văn phòng của công ty Bông vải sợi. Gia đình chủ nhà sống trên tầng 3. Tác phẩm thuộc triển lãm đôi NHÀ TÂY BIẾN HÌNH của hai nghệ sĩ NGUYỄN THẾ SƠN & TRẦN HẬU YÊN THẾ

Năm căn nhà trong album này hiện chưa xác định được chính xác người chủ đầu tiên của chúng là ai.

Năm căn nhà trong album này hiện chưa xác định được chính xác người chủ đầu tiên của chúng là ai.

 

Số nhà phố 37 Nguyễn Hữu Huân Chủ hộ: Chưa rõ danh tính Năm xây dựng: 1920 Phong cách: Tân Cổ điển Ngôi nhà hai tầng này thoạt nhìn khá đậm nét phong cách kiến trúc châu Âu với hệ thống đồ án trang trí đặc trưng như vỏ sò, lá ô rô, kiểu thức cột Korinth. Nhưng ở phần chính giữa và cao nhất của trán nhà là đôi nghê gắn sành rất cổ truyền. Dạng nghê sành vốn rất phổ biến trên các trụ biểu, bờ mái đình chùa thế kỷ 19 nhưng không mấy khi xuất hiện trên trán các ngôi nhà Tây như thế này.

Số nhà phố 37 Nguyễn Hữu Huân Chủ hộ: Chưa rõ danh tính Năm xây dựng: 1920 Phong cách: Tân Cổ điển Ngôi nhà hai tầng này thoạt nhìn khá đậm nét phong cách kiến trúc châu Âu với hệ thống đồ án trang trí đặc trưng như vỏ sò, lá ô rô, kiểu thức cột Korinth. Nhưng ở phần chính giữa và cao nhất của trán nhà là đôi nghê gắn sành rất cổ truyền. Dạng nghê sành vốn rất phổ biến trên các trụ biểu, bờ mái đình chùa thế kỷ 19 nhưng không mấy khi xuất hiện trên trán các ngôi nhà Tây như thế này.

Số nhà 35 & 37 Hàng Giầy, và 52 Lương Ngọc Quyến Chủ hộ: chưa rõ danh tính Năm xây dựng: khoảng cuối thế kỷ XIX Phong cách nghệ thuật: Pháp - Hoa Nhà hai tầng có vị trí đẹp, nhà ở ngã ba đường nên đã tận dụng vị thế này để phô diễn trán nhà và hàng ban công sắt uốn cầu kỳ. Trán nhà mang phong cách châu Âu với đồ án hoa Linh lan- Lily of the valley ( hoa chuông) là hình ảnh dòng nước mắt đức Mẹ Maria, tượng trưng xót thương và một ý nghĩa quan trọng khác: tượng trưng cho hạnh phúc trở về. Dạng thức đồ án này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội tiêu biểu nhất là trên trán nhà bệnh viện Radium Đông Dương, nay là Bệnh viện K, tiếp đến là các ngôi nhà 262 phố Huế, 161 Phùng Hưng, 94 Hàng Bông, 57 Hàng Điếu, 23 Nguyễn Quang Bích... Thông tin về gia chủ: mặc dù họ Chiêu là một trong những gia đình từng sống lâu nhất ở ngôi nhà này, nhưng theo bà Chiêu Phương Lan thì chủ hộ trước đó đã bỏ đi từ trước 1940. Sau năm 1978, gia đình họ Chiêu di cư sang Mỹ, căn nhà được phân cho một số hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn.

Số nhà 35 & 37 Hàng Giầy, và 52 Lương Ngọc Quyến Chủ hộ: chưa rõ danh tính Năm xây dựng: khoảng cuối thế kỷ XIX Phong cách nghệ thuật: Pháp – Hoa Nhà hai tầng có vị trí đẹp, nhà ở ngã ba đường nên đã tận dụng vị thế này để phô diễn trán nhà và hàng ban công sắt uốn cầu kỳ. Trán nhà mang phong cách châu Âu với đồ án hoa Linh lan- Lily of the valley ( hoa chuông) là hình ảnh dòng nước mắt đức Mẹ Maria, tượng trưng xót thương và một ý nghĩa quan trọng khác: tượng trưng cho hạnh phúc trở về. Dạng thức đồ án này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội tiêu biểu nhất là trên trán nhà bệnh viện Radium Đông Dương, nay là Bệnh viện K, tiếp đến là các ngôi nhà 262 phố Huế, 161 Phùng Hưng, 94 Hàng Bông, 57 Hàng Điếu, 23 Nguyễn Quang Bích… Thông tin về gia chủ: mặc dù họ Chiêu là một trong những gia đình từng sống lâu nhất ở ngôi nhà này, nhưng theo bà Chiêu Phương Lan thì chủ hộ trước đó đã bỏ đi từ trước 1940. Sau năm 1978, gia đình họ Chiêu di cư sang Mỹ, căn nhà được phân cho một số hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn.

theo Manzi

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024