Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2013 14:09 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Sự đổi mới của lý luận kiến trúc Mỹ đương đại bắt đầu từ thiết kế đô thị


33497ca8c5177fa9eefdd57bb76616e2

Kienviet.net – Từ sau thế chiến thứ 2, trung tâm lý luận kiến trúc thế giới chuyển sang Mỹ. Walter Gropius và Mies Van der Rohe, từ sau khi học phái Bauhaus ở Đức bị Hitler đàn áp, đã sang làm việc ở Mỹ, một người ở đại học Havard và một người ở Học viện Công nghệ llinois. Như vậy là 3 trong 4 cây đại thụ lớn nhất của kiến trúc hiện đại đã hành nghề ở Mỹ (Walter Gropius, Mies Van der Rohe, Frank Lloyd Wright, chỉ trừ có Le Corbusier hoạt động ở Pháp). Gropius và Mies đem chủ nghĩa Công năng của các ông áp dụng vào kiến trúc và đô thị Mỹ, còn Frank Lloyd Wright chủ trương kiến trúc hữu cơ và quy hoạch đô thị thiên nhiên. Ba nhân vật lớn này bám trụ vững vàng và phát huy ảnh hưởng ở Mỹ trong suốt 20- 25 năm sau thế chiến thứ hia. Đặc biệt, tư tưởng kiến trúc và tư duy quy hoạch đô thị của Gropius in dấu khá đậm nét ở Mỹ, Nhật và Châu Âu. Cuối thập niên 50 cho đến cuối thập niên 60, ba nhà kiến trúc lớn này lần lượt qua đời, trong khi đó nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xã hội Mỹ phát triển, thay đổi mạnh mẽ. Những “tín điều” cũ trở nên lạc hậu, xã hội Mỹ đòi hỏi có một lý luận kiến trúc mới để từ đó rút ra một kinh nghiệm là muốn đổi mới kiến trúc phải bắt đầu từ quy hoạch. Sự đòi hỏi đó là bức thiết và sứ mệnh này được những người đi sau ba kiến trúc sư lớn nói trên thực hiện.

Cuối những năm 60 tại Mỹ, những “tín điều” cũ trở nên lạc hậu, xã hội Mỹ đòi hỏi có một lý luận kiến trúc mới để từ đó rút ra một kinh nghiệm là muốn đổi mới kiến trúc phải bắt đầu từ quy hoạch

Cuối những năm 60 tại Mỹ, những “tín điều” cũ trở nên lạc hậu, xã hội Mỹ đòi hỏi có một lý luận kiến trúc mới để từ đó rút ra một kinh nghiệm là muốn đổi mới kiến trúc phải bắt đầu từ quy hoạch

 

Các nhà nghiên cứu lý luận và lịch sử kiến trúc cho rằng về mặt quy hoạch đô thị, có các chủ đề sau đây đáng nghiên cứu :

- Sự đổi mới giáo dục và đào tạo kiến trúc sư và vai trò của các “Kỵ sĩ bang Texas” ( các bậc tiền phong ở Texas ).

- Sự ra đời của lý luận chủ nghĩa Đô thị mới.
Tiếp theo, về mặt thiết kế kiến trúc và sự phát triển của các trào lưu kiến trúc đương đại, các chủ đề sau đây cần đề cập đến :
- Trào lưu Hậu hiện đại (Post – modernism ).
- Trào lưu Giải tỏa kết cấu chủ nghĩa (Deconstruction).
- Học phái Kiến trúc cơ khí
- Học phái Hiện tượng học kiến trúc ( Phenomenology of Architecture ).
- Học phái Santa Monica.
- Trào lưu kiến trúc Utopian (không tưởng).
- Kiến trúc tự thuật ( Narrative Architecture ).
- Chủ nghĩa Nguyên thủy mới ( New Primitivism ).
- Trào lưu Kiến trúc địa phương mang tính chất phê phán (Critical Regionalism).

Qua giảng dạy và đào tạo kiến trúc sư thời kỳ Hậu – Gropius, và thực tế của hoạt động xây dựng đô thị, phát triển kiến trúc đã bắt đầu thấy được những hạn chế của phương thức đào tạo kiến trúc sư cũ. Đi tiên phong trong việc cải cách giáo dục kiến trúc này là trường Đại học Texas, đứng đầu là giáo sư- kiến trúc sư Colin Rowe và sau đó là John Hejduk.

Ảnh hưởng của hai ông đối với sự phát triển kiến trúc và đô thị Mỹ rất lớn, tác động của Lí luận kiến trúc và thiết kế đô thị do họ đề xướng đã vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ và phát huy tác dụng ở nhiều nước khác.

Cuốn sách “Thành phố dính kết” (Collage City) - đã phê phán sắc bén các quan điểm quy hoạch đô thị của các bậc tiền bối từ những năm 60 trở về trước, phân tích những khía cạnh không tưởng trong xây dựng đô thị của Walter Gropius và Le Corbusier, phản bác lại một loạt các luận điểm về “quy hoạch triệt để”, “quy hoạch toàn diện” (Total Planning) và “ thiết kế toàn diện” (Total Design )

Cuốn sách “Thành phố dính kết” (Collage City) – đã phê phán sắc bén các quan điểm quy hoạch đô thị của các bậc tiền bối từ những năm 60 trở về trước, phân tích những khía cạnh không tưởng trong xây dựng đô thị của Walter Gropius và Le Corbusier, phản bác lại một loạt các luận điểm về “quy hoạch triệt để”, “quy hoạch toàn diện” (Total Planning) và “ thiết kế toàn diện” (Total Design )

Colin Rowe đã đặt những cơ sở mới cho nghành thiết kế đô thị, đề xuất việc thiết kế kiến trúc phải được xuất phát từ góc độ đô thị. Ông đem toàn bộ việc thiết kế không gian đô thị hoặc một bộ phận đô thị quy về phạm trù của kiến trúc sư.

Ông phân tích quan niệm tách biệt giữa kiến trúc và đô thị trước đó của trào lưu hiện đại và đặt vấn đề phân tích không gian đô thị lên hàng đầu.

 

Cuốn sách “Thành phố dính kết” (Collage City) do Collin Rowe và F. Koetler xuất bản năm 1970 trở thành tác phẩm kinh điển của thiết kế đô thị trong thời đại mới

Cuốn sách “Thành phố dính kết” (Collage City) do Collin Rowe và F. Koetler xuất bản năm 1970 trở thành tác phẩm kinh điển của thiết kế đô thị trong thời đại mới

Cuốn sách “Thành phố dính kết” (Collage City) do Collin Rowe và F. Koetler xuất bản năm 1970 trở thành tác phẩm kinh điển của thiết kế đô thị trong thời đại mới. Cuốn sách đã phê phán một cách sắc bén các quan điểm quy hoạch đô thị của các bậc tiền bối từ những năm 60 trở về trước, phân tích những khía cạnh không tưởng trong xây dựng đô thị của Walter Gropius và Le Corbusier, phản bác lại một loạt các luận điểm về “quy hoạch triệt để”, “quy hoạch toàn diện” (Total Planning) và “ thiết kế toàn diện” (Total Design ). Hai tác giả đã từng bước, từng phần và từng mảng xem xét yếu tố không tưởng (Utopian) của thời ký trước đây và nhận định xem cái nào là cái ứng dụng được và thực tế hơn trong khái niệm mới về “đô thị dính kết” của hai ông. Lý luận này đã đặt những cơ sở chính cho thiết kế đô thị thời kỳ hậu hiện đại. Giáo sư trường đại học Toronto, Canada E. Relph trong cuốn “Urban Landscape” (cảnh quan kiến trúc) đã đánh giá cao đóng góp lớn lao của Colin Rowe.

Cùng với cuốn sách “Đô thị dính kết”, còn 3 quyển sách khác của Mỹ và phương Tây góp phần quyết định trong việc phê phán trào lưu hiện đại, đem lại sức sống mới cho thiết kế đô thị va phát triển kiến trúc. Đó là những cuốn sách sau đây:

  1. “Sự sống và cái chết của các thành phố lớn ở Mỹ” (The Death and Life of Great American Cities) của J.Jacobs.
  2.  “Tính phức tạp và tính mâu thuẫn của kiến trúc” (Complexity and Contradiction in Architecture) của Robert Ventury.
  3.  “Kiến trúc của thành phố” (The Architecture of the City) của Aldo Rossy.

Trong cuốn sách thứ nhất, J.Jacobs khẳng định tính đa dạng và tính đồng nhất của các đơn vị lân bang đô thị, bà cũng khẳng định tầm quan trọng của kiến trúc cổ và kiến trúc cũ, coi trọng kinh nghiệm, sự sống của kiến trúc, coi trọng các nghi thức và mô thức của cuộc sống hàng ngày, mạng quan hệ nhân loại của bài học cấu thành đô thị.

Cuốn “Sự sống và cái chết của các thành phố lớn ở Mỹ” (The Deth and Life of Great American Cities) của J.Jacobs. J.Jacobs đã thách thức những quan điểm và lý thuyết của chủ nghĩa Hiện đại, phân tích những điểm yếu và những vấn đề mà chủ nghĩa Hiện đại không quan tâm đến

Cuốn “Sự sống và cái chết của các thành phố lớn ở Mỹ” (The Deth and Life of Great American Cities) của J.Jacobs. J.Jacobs đã thách thức những quan điểm và lý thuyết của chủ nghĩa Hiện đại, phân tích những điểm yếu và những vấn đề mà chủ nghĩa Hiện đại không quan tâm đến

J.Jacobs đã thách thức những quan điểm và lý thuyết của chủ nghĩa Hiện đại, phân tích những điểm yếu và những vấn đề mà chủ nghĩa Hiện đại không quan tâm đến.

Trong cuốn sách thứ hai, Robert Ventury muốn nhìn nhận sự việc từ góc độ thiết kế đơn thể, quần thể kiến trúc và thiết kế đô thị, đề xuất việc đối xử công bằng với các thành phố hiện đang tồn tại và đang vận hành. Ông loại trừ những sự áp đặt cứng nhắc mang màu sắc không tưởng trong kiến trúc đô thị.

Trong cuốn sách thứ ba, Aldo Rossy dựa trên kinh nghiệm xây dựng lại đô thị Châu Âu bị phá hủy được xây dựng lại sau thế chiến thứ 2, ông rút ra những bài học thực tế phong phú đó và phê phán kịch liệt “chủ nghĩa công năng ngây thơ” và câu khẩu hiệu “một thời vang bóng” của chủ nghĩa này là “Hình thức theo đuổi công năng” (The Form follows the Function). Aldo Rossy đi tìm sự chuyển biến, phát triển của đô thị Châu Âu, sự biến thái của các loại hình kiến trúc qua thực tế xây dựng đô thị. Aldo Rossy không đi tìm cái mọi người vẫn đi tìm là phong cách và hình thức mà đi tìm một phương pháp phân tích, một thủ pháp thiết kế kiến trúc, một cách xử lý nhà ở…có quan tâm đến đặc định của lịch sử và mô thức của truyền thống biến hóa. Aldo Rossy phản đối sự trừu tượng của các loại hình kiến trúc, phản đối việc thiếu quan tâm đến một phong tục, một tập quán đặc định của các bộ phận đô thị; ông chống lại việc sử dụng một loại hình lặp đi lặp lại, yêu cầu tiến hành thay đổi và sử dụng một cách sáng tạo đối với một đô thị.

Thời kỳ Hậu hiện đại ở Mỹ, lĩnh vực thiết kế đô thị được xem là lãnh vực coi trọng nhất. Tầm quan trọng của thiết kế đô thị trở thành “một điểm nóng” từ những năm 1980. Đó là một học thuật, một thực tiễn, gắn bó với hình ảnh thành phố và môi trường. Năm 1992, Hội kiến trúc sư Mỹ họp Đại hội thường niên ở Chicago với chủ đề chính là “ Thiết kế đô thị”.

Các kiến trúc sư Mỹ chủ trương không chỉ nhìn nhận vấn đề đơn thể kiến trúc một cách riêng biệt, mà phải nhìn cả khu vực, liên khu vực và cả một thành phố.

Tại Châu Âu, Leon Krier cho ra đời trước tác phẩm “Không gian đô thị” (Urban Space). Leon Krier quan tâm nhiều đến truyền thống cổ điển và quá khứ lâu đời của nền quy hoạch đô thị Châu Âu, đề xuất việc coi trọng đường sá, quảng trường và các loại hình không gian khác trong đô thị

Tại Châu Âu, Leon Krier cho ra đời trước tác phẩm “Không gian đô thị” (Urban Space). Leon Krier quan tâm nhiều đến truyền thống cổ điển và quá khứ lâu đời của nền quy hoạch đô thị Châu Âu, đề xuất việc coi trọng đường sá, quảng trường và các loại hình không gian khác trong đô thị

Tiếp đến ở Châu Âu, Leon Krier cho ra đời trước tác phẩm “Không gian đô thị” (Urban Space). Leon Krier quan tâm nhiều đến truyền thống cổ điển và quá khứ lâu đời của nền quy hoạch đô thị Châu Âu, đề xuất việc coi trọng đường sá, quảng trường và các loại hình không gian khác trong đô thị, nhưng Leon Krier lại quá chú trọng đến một ý tưởng lý tưởng hóa mang màu sắc không tưởng và phục cổ. Vì vậy, những năm 1980, luận điểm này do nhóm DPZ đưa ra. Lý luận và thực tiễn của họ được chứng minh bằng tác phẩm “Thành phố bên bờ biển” (Sea side, Florida). Phương án này chia thị trấn được quy hoạch ra làm 8 giai đoạn phát triển kế tiếp nhau và có những biện pháp đảm bảo cho nó phát triển từng bước và hài hòa. Trước tác lý luận của họ là “Thành phố và nguyên tắc quy hoạch thành phố” (Town and Town Planning Principle).

Một số tác phẩm then chốt khác có tác dụng quan trọng trong việc phát triển đô thị và các vùng ngoại vi đô thị ở Mỹ là:

  1. “Sổ tay đường phố đi bộ: một chiến lược thiết kế cho vùng ngoại ô mới” (Pedestrian Pocket Book: A New Suburban Design Strategy, xuất bản năm 1989).
  2.  “Thế hệ mới các đô thị Mỹ, Sinh thái, Cộng đồng và Giấc mộng Mỹ” (The Next American Metropolis, Ecologie, Community and the American Dream) của P.Calthrope.
  3. “Chủ nghĩa đô thị mới; hướng tới một nền kiến trúc của Cộng đồng” ( The New Urbanism: Toward an Architecture of Community) của P.Kete.
  4. “Xây dựng lại” (Rebuilding) của D.Solomon.

Nhóm DPZ gồm A.Duana và E.Plater- Zyberk là những nhà thiết kế đô thị và quy hoạch đô thị có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ hiện nay. Nhóm DPZ nhìn nhận kiến trúc một cách toàn diện, dưới cả góc độ địa ốc, kinh tế, và trước hết từ góc độ của “cảm giác lịch sử” nên có sức hấp dẫn lớn đối với các kiến trúc sư, thậm chí cả với người không có chuyên môn ảnh hưởng cũng rất lớn. DPZ đã thể hiện những ý tưởng của mình vào các khu vực ngoại ô, với vi dụ bằng xương bằng thịt là quy hoạch Seaside, một hình mẫu tiêu biểu xuất sắc trong những thành tựu mới của thiết kế đô thị mới (Trước đây, nhóm DPZ đã là học sinh của Giáo sư Kiến trúc V.Scally và Nhà lý luận và lịch sử kiến trúc K. Frampton, đều là những nhân vật rất nổi tiếng).

Nhóm DPZ gồm A.Duana và E.Plater- Zyberk là những nhà thiết kế đô thị và quy hoạch đô thị có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ

Nhóm DPZ gồm A.Duana và E.Plater- Zyberk là những nhà thiết kế đô thị và quy hoạch đô thị có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ

DPZ coi trọng một loạt các nhân tố sau đây trong thiết kế đô thị: truyền thống, lịch sử, văn hóa, truyền thống kiến trúc địa phương, tính công đồng, quan hệ xóm giềng, tinh thần của địa danh và không khí của cuộc sống. Các khu nhà ở do họ xây dựng tinh tế, đơn giản, khúc triết, trong sáng và thích dụng.

Steven Holl, một kiến trúc sư tiêu biểu của kiến trúc đương đại Mỹ và thế giới cũng đã phân tích tính thuần khiết là đặc trưng chủ yếu của kiến trúc địa phương Mỹ (Các loại hình nhà ở đô thị và nông thôn – Urban and Rural House Types).

Nếu giữa thập niên 80, thành tựu của DPZ mới thể hiện ở một đường phố với mấy chục ngôi nhà ở “Thành phố ven biển” thì nay đã thành một trung tâm đô thị với hàng tram ngôi nhà cùng với các công trình phục vụ thương nghiệp hoàn chỉnh. Đầu những năm 1990, thành tựu của DPZ tạo nên sức hấp dẫn rất lớn và thu hút sự chú ý của xã hội rất mạnh.

DPZ đã đưa lại sự hồi sinh cho một số nhân tố ưu việt của kiến trúc mang tính lịch sử ở Mỹ, nâng kiến trúc các thành phố nhỏ và ngoại ô lên đúng tầm quan trọng của nó. Sự tâm đắc trong những dòng viết của cuốn “Tính phức tạp và tính mâu thuẫn trong kiến trúc” của Robert Ventury về việc đánh giá cao kiến trúc địa phương và đặt nó sánh cao với các kiến trúc quan trọng khác đã được tác phẩm của nhóm DPZ đáp ứng. Thực tế xây dựng đô thị mới ở Mỹ gần đây đã phá bỏ sự cấm đoán nghiên cứu di sản kiến trúc cũ.

Đổi mới trong lý luận và thực tế thiết kế đô thị những thập niên gần đây nhất ở Mỹ đã thổi một làn gió mới vào sức sống của đô thị và kiến trúc Mỹ. Các trào lưu kiến trúc mới ở Mỹ thời kỳ Hậu hiện đại được phát triển trong điều kiện mới, đặc biệt trong đó có môi cảnh của đô thị Hậu hiện đại tạo nên.

KTS Đặng Thái Hoàng – Lược thuật theo tài liệu nước ngoài

Biên tập: KTS Thái Linh – Anna Heey

(Tạp chí Architect và cuốn “ American Cities, What works what doen’nt)

 

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024