Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/03/2015 10:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 237/400 (59%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8037
Được cảm ơn: 2114
Lãnh đạo cần làm gì khi xảy ra khủng hoảng?


Tầm vóc và khả năng của người lãnh đạo thường được thử thách trong cuộc gian lao. Và người lãnh đạo nào có thể vừa trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề vừa không để mất tầm nhìn bao quát của mình sẽ là người có thể giúp cả công ty vượt qua sóng gió.

 

Hãy xem xét câu chuyện từ hai vị lãnh đạo Mike Bloomberg – thị trưởng thành phố New York và thị trưởng thành phố Newark Cory Booker để thấy vai trò của họ khi phải đối mặt với cùng một vấn đề là bão tuyết.

Mike Bloomberg, người vừa tái cử nhiệm kỳ thứ ba và cũng là người được đông đảo công chúng đánh giá là một thị trưởng tài năng, vừa hứng chịu một loạt những chỉ trích nặng nề do những yếu kém trong việc dọn sạch tuyết tại thành phố New York. Phần lớn các ý kiến chỉ trích đều là của người dân bốn khu khác nhau ở New York (Brooklyn, Queens, The Bronx, Staten Island) ngoại trừ Manhattan.

Nhưng phía bên kia bờ sông Hudson, Thị trưởng thành phố Newark là Cory Booker lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì những phản ứng tích cực của ông trước đợt bão tuyết diễn ra tại đây, dù rằng ông vẫn đang bị phê phán nặng nề về một loạt các vấn đề khác. Không hài lòng với việc ngồi chỉ đạo và giám sát hoạt động dọn tuyết, ông đã xắn tay trực tiếp dùng xẻng giúp thông đường cho xe, làm quang đường đi, và thậm chí còn đích thân mang bỉm trẻ em tới nhà một phụ nữ không ra đường được vì mưa tuyết. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ những quan sát trực tiếp của mình về tình hình cơn bão tuyết trên tài khoản cá nhân Twitter với hơn 1 triệu người theo dõi của mình.

Mọi người thường muốn nhìn thấy những vai trò và đóng góp cụ thể, hiệu quả của các vị lãnh đạo, có xứng đáng với vị trí mà họ đảm nhận không. Sau đây là một số “mẹo” cho các nhà lãnh đạo trong trường hợp “bão tuyết” hay khủng hoảng diễn ra ở công ty của họ:

DÀNH THỜI GIAN ĐỂ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HIỆN TẠI

Lấy ví dụ về một vị lãnh đạo gặp phải một trục trặc lớn xảy ra đối với công ty của mình. Là người chịu trách nhiệm cho sự việc, ông đã đứng ra tổ chức một buổi họp để tìm cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong buổi họp đó, mọi người tham dự đều tranh nhau nói. Điều này chỉ làm bầu không khí thâm căng thẳng, mọi người càng lo lắng và không mang lại tác dụng tích cực nào. Vì vậy, ông nghĩ ra một biện pháp, đó là giao nhiệm vụ cho từng người rồi yêu cầu họ 1 tiếng sau quay trở lại họp tiếp. Đây thực sự là quyết định chính xác nhất trong trường hợp này vì nó giúp ổn định trật tự trong một tình huống hỗn loạn và mọi người có thể bình tâm để xem xét vấn đề.

KHẨN TRƯƠNG HÀNH ĐỘNG, NHƯNG ĐỪNG HẤP TẤP

Nhà lãnh đạo phải đưa ra ý kiến chỉ đạo và phản ứng trước tình hình một cách kịp thời. Những hành động vội vàng hấp tấp chỉ khiến cấp dưới thêm lo lắng hoang mang. Bạn có thể hành động nhanh chóng nhưng cũng cần hết sức thận trọng. Hãy nghe theo lời khuyên của huấn luyện viên bóng chày nổi tiếng John Wooden: "Hãy khẩn trương, nhưng đừng hấp tấp".

KIỂM SOÁT CÁC KỲ VỌNG

Khi rắc rối nảy sinh, ai cũng muốn chúng biến mất ngay lập tức - song hiếm khi tìm được các giải pháp nhanh chóng đến như vậy. Người lãnh đạo phải có trách nhiệm thông báo đầy đủ về mức độ và tính nghiêm trọng của vấn đề. Đừng khiến mọi người hoảng hốt, nhưng cũng đừng e ngại khi phải nói ra điều đó. Winston Churchill là bậc thầy trong việc vừa nêu vắn tắt về những khó khăn lại vừa đưa ra lời giải đáp ngay lập tức. Ông từng có câu nói nổi tiếng khi nhậm chức vào năm 1940 như sau: "Các bạn hỏi: mục tiêu của chúng ta là gì ư? Tôi có thể trả lời trong 2 từ. Đó là chiến thắng; chiến thắng bằng mọi giá; chiến thắng dù chúng ta có phải sợ hãi tới mức nào; chiến thắng, dù con đường có dài và gian nan tới đâu, bởi vì nếu không chiến thắng thì chẳng ai trong chúng ta có cơ may sống sót cả".

THỂ HIỆN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT

Khi tình hình đang diễn biến nhanh chóng, có thể bạn không kiểm soát rắc rối đó - cho dù dó là thiên tai hay nhân họa - nhưng bạn có thể kiểm soát cách xử lý chúng. Người lãnh đạo cần đặt mình vào thế hành động và huy động sự tham gia của cấp dưới cũng như các nguồn lực của mình. Hãy nghĩ về Red Adair - huyền thoại chữa cháy tại các giếng dầu mà không ai có thể xử lý được. Một ngọn lửa dữ có thể vượt quá tầm kiểm soát, song Adair biết có thể kiểm soát cách dập tắt nó.

HÃY LINH ĐỘNG

Điều này không chỉ áp dụng được với hành vi của một cá nhân - một lãnh đạo không bao giờ được để mất sự điềm tĩnh - mà còn áp dụng được với khả năng thích ứng nhanh chóng của người lãnh đạo. Đặc điểm nổi bật của một cuộc khủng hoảng là nó có thể thay đổi nhanh chóng; nên phản ứng ban đầu của bạn để xử lý nó có thể không giống với quyết định  cuối cùng bạn đưa ra. Trong những tình huống như thế này, người lãnh đạo không thể bám chặt lấy một chiến lược duy nhất. Anh ta phải không ngừng tiếp nhận thông tin mới, lắng nghe kỹ càng, và bàn bạc với các chuyên gia trực tiếp đối đầu với rắc rối vì họ biết rõ điều gì đang diễn ra.

KHÔNG QUÊN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG, BAO QUÁT

Dù chúng ta ai cũng muốn các lãnh đạo cấp cao cùng xắn tay vào hỗ trợ thực hiện những công việc khó khăn, nhưng điều đó cũng chỉ có giới hạn của nó. Vai trò chính của một người lãnh đạo cấp cao là vạch ra đường hướng. Nếu họ tham gia quá sâu vào các trách nhiệm trực tiếp, thì ai sẽ thay họ đảm đương việc nhìn xa trông rộng cho công ty?

Trong thời điểm khó khăn, người lãnh đạo còn có một vai trò quan trọng khác, đó là đưa ra một tầm nhìn tổng thể. Theo kết luận mà Giáo sư Mike Useem viết trong cuốn The Go Point (Điểm quyết định) - một nghiên cứu sâu sắc về quá trình ra quyết định, các lãnh đạo hiệu quả có thể làm được nhiều việc hơn nếu họ biết đứng ở hậu trường công việc.

Giáo sư Useem còn nhận xét, đó là lý do tại sao người trưởng nhóm leo núi thường dừng lại ở nơi dựng trại chứ không tham gia trèo lên đỉnh núi. Như vậy, khi rắc rối nảy sinh, anh ta có thể đưa ra những phản ứng hợp lý nhờ có thể nhìn bao quát toàn bộ ngọn núi và nghiên cứu các điều kiện có thể ảnh hưởng tới những người đang ở phía trên.

NGUỒN : SAGA TỔNG HỢP & BIÊN DỊCH

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024