Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2010 06:03 # 1
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Các câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc làm


1.Bạn hãy giới thiệu về mình?
2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?
3. Gia đình của bạn có những ai?
4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?
6. Ước mơ của bạn là gì?
7. Điểm mạnh của bạn?
8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
9. Bạn có lý tưởng sống không?
10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?
11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?
12. Con vật nào bạn thích nhất?
13. Con vật nào bạn ghét nhất?
14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì?
15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?
16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai?
17. Thần tượng của bạn là ai?
18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?
19. Hãy nói về quê hương bạn?
20. Bạn thường đọc sách gì?
21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?
22. Sở thích của bạn?
23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?
24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?
25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao?
26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?
27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay?
28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy?
29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn?
30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất?
31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn?
33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không?
34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn?
35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?
36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?
37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?
38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc?
39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì?
40. Bạn biết đến công ty này như thế nào?
41. Bạn đã biết gì về công ty rồi?
42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?
43. Công ty này có gì
chưa
ổn không?
44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?
46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn?
47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?
48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?
49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?
50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển?
51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này?
52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên?
53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào?
54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào?
55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc?
56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi?
57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao?
58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do?
59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian?
60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?
61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?
62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?
63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác?
64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?
65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc?
66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?
67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực?
68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào?
69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây?
70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?
71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?
72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?
73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không?
74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?
75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân?
76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn?
77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?
78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây?
79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?
80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu?
81. Triết lý của bạn trong công việc?
82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?
83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?
84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?
85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn?
86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?
87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?
88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân?
89. Bạn có khả năng nói trước công chúng?
90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?
91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm theo bạn?
92. Bạn có khả năng lãnh đạo không?
93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo?
94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách giải quyết của bạn?
95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm nay?
96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?
97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc?
98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn?
99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ sớm, bạn có đồng ý không?
100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng vấn này?
101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ thành công của bạn là bao nhiêu?
Nguồn NQ center

50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn

Với các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn, bạn nên trả lời súc tích và chân thành, không nên đánh giá thấp thành công của mình và ngược lại, không phóng đại công việc bạn đã hoàn thành.
1. Hãy nói về bạn?
2. Tại sao bạn lại nghỉ việc cho công việc bạn làm gần đây nhất?
3. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?
4. Bạn có nghĩ rằng bạn thành công trong cuộc phỏng vấn này không?
5. Ðồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?

6. Ban biết gì về công ty này?
7. Bạn đã làm gì để nâng cao kiến thức của bạn trong năm vừa qua?
8. Ngoài công việc này bạn có xin việc ở một nơi nào khác không?
9. Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty này?
10. Bạn có biết ai đang làm việc cho công ty này không?

11. Bạn muốn mức lương như thế nào?
12. Bạn có thể là người làm việc đồng đội không?
13. Bạn nghĩ bạn sẽ làm việc bao lâu với chúng tôi, nếu bạn được chấp nhận?
14. Bạn có phạt ai bao giờ chưa? Bạn có cảm nhận như thế nào về vấn đề đó?
15. Triết lý làm việc của bạn là gì?

16. Có bao giờ bạn bị cho thôi việc chưa?
17. Bạn nhận xét và đánh giá công ty này như thế nào?
18. Tại sao chúng tôi phải nhận bạn vào làm việc?
19. Hãy nói về một đề nghị mà bạn đã có?
20. Mối "quan hệ" của bạn với đồng nghiệp như thế nào?

21. Ðiểm mạnh (ưu điểm) của bạn là gì?
22. Hãy nói về nghề nghiệp mơ ước của bạn?
23. Tại sao bạn nghĩ bạn sẽ làm tốt công việc này?
24. Khi tìm việc thì những điều gì bạn sẽ quan tâm?
25. Những loại người nào mà bạn sẽ từ chối làm việc chung?

26. Ðiều gì quan trọng nhất đối với bạn?
27. Những điểm mạnh mà sếp của bạn nói về bạn là gì?
28. Hãy cho biết những vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc với sếp của bạn?
29. Nhứng điều gì làm bạn lo lắng khi làm một công việc?
30. Hãy cho biết khả năng của bạn khi làm việc dưới môi trường áp lực?

31. Kỹ năng của bạn phù hợp với công việc này hay tương tự công việc này?
32. Những yếu tố động viên nào giúp bạn làm việc tốt nhất?
33. Bạn có sẵn sàng làm việc ngoài giờ? Ban đêm? Ngày nghỉ cuối tuần?
34. Ðiều gì làm cho bạn biết bạn thành công trong công việc?
35. Bạn có sẵn sàng đi làm việc ở nơi khác theo yêu cầu của công ty hay không?

36. Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi của công ty trên quyền lợi cá nhân hay không?
37. Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
38. Bạn đã làm gì và học gì cho một lần thất bại trong công việc?
39. Những môn học nào bạn học kém nhất?
40. Nếu như công ty nhận bạn vào công việc này, bạn sẽ bắt đầu ra sao?

41. Bạn có nghĩ rằng bạn quá giỏi, khả năng cao cho công việc này hay không?
42. Bạn có những kế hoạch gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm của bạn?
43. Những phẩm chất nào ở người sếp mà bạn mong muốn có?
44. Hãy nói về trường hợp khi bạn giúp đỡ giải quyết một mối bất hòa giữa 2 người?
45. Vị trí nào bạn mong muốn làm việc trong một đội, khi đội làm việc cho một công trình?

46. Hãy mô tả nguyên tắc làm việc của bạn?
47. Trong công việc, điều thật vọng lớn nhất mà vạn gặp phải là gì?
48. Hãy nói về một trường hợp mà bạn cảm thấy vui vẻ nhất trong công việc?
49. Bạn có những câu hỏi nào cho tôi không?
50. Nếu như bạn có đầy đủ tiền bạc, và có ai đó khuyên bạn nên nghỉ hưu đi, bạn có đồng ý không, tại sao?

Một ý tưởng hay là bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho người phỏng vấn. Các câu hỏi thích hợp bao gồm:

1. Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này?
2. Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ?
3. Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên?

4. Xin hãy cho biết văn hóa tổ chức và phong cách quản lý của cổng ty
5. Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?
6. Các hoạt động của công ty tại Việt Nam phù hợp như thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới?

Hãy mang danh sách câu hỏi đến cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn và bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn muốn tìm hiểu.

Theo Mạng Việc Làm Việt Nam

8 câu hỏi khó trong phỏng vấn

Trong một buổi phỏng vấn thường có những câu hỏi quen thuộc và những câu hỏi bất ngờ, gây áp lực. Dù là loại câu hỏi nào thì cũng có câu khó và… rất khó. Bạn đã biết cách trả lời chưa?

Tại sao chúng tôi nên chọn anh/chị?
Đây thực sự là một cơ hội để bạn tự “tiếp thị” mình. Bạn chỉ cần tóm tắt một cách cô đọng và súc tích những thế mạnh, trình độ và năng lực bản thân. Đừng trả lời câu hỏi này một cách chung chung. Phần đông ứng viên thường nói: “Bởi vì tôi là một nhân viên chăm chỉ, gương mẫu và yêu công việc. Năng lực của tôi rất phù hợp với vị trí này”. Mọt câu trả lời như vậy không gây được thiện cảm với người nghe.
Thay vì trả lời chung chung như vậy, tại sao bạn không kể ngay một ví dụ cụ thể, rằng trong quá khứ, năng lực của bạn đã được chứng tỏ như thế nào? Bạn đã từng gặp một tình huống khó khăn thế nào, và bạn đã vận dụng sự linh hoạt cũng như khả năng chuyên môn để giải quyết ra sao?… Ngoài ra, cũng nên cho nhà tuyển dụng thấy một sở trường của bạn mà người khác không có.
Tại sao anh/chị muốn làm việc cho công ty này?
Đây là một cách để nhà tuyển dụng biết bạn đã tìm hiểu về công ty như thế nào, bạn có thực sự quan tâm đến công việc này không. Một quy tắc tối quan trọng, đó là trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên tìm hiểu rõ về công ty và những gì liên quan xung quanh công ty đó.
Với câu hỏi này, bạn có thể khiến nhà tuyển dụng bất ngờ nếu có một câu trả lời ấn tượng, kiểu như: “Tôi biết công ty mình đang cạnh tranh gay gắt với công ty A., tôi biết điểm yếu của A., tôi muốn bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, giúp công ty ta đánh bại A. trên thương trường”.
Điểm yếu của anh/chị là gì?
Chìa khóa cho câu trả lời này là sự chân thành trung thực, nhưng mục đích là biến điểm yếu thành điểm mạnh. Vì vậy, hãy chọn lọc, có nhất thiết phải lôi ra những điểm yếu “không ai chịu nổi” không? Điểm yếu thành điểm mạnh là sao? Là “Tôi có nhược điểm là một khi đã làm việc là hết sức tập trung, bất cứ ai làm phiền cũng làm tôi cáu kỉnh và tôi có thể quát um lên nếu người đó làm tôi phải gián đoạn công việc”. Vậy đấy, điểm yếu dễ cáu gắt của bạn đã trở thành điểm mạnh đam mê công việc rồi.
Tại sao anh/chị bỏ công việc trước?
Mặc dù công việc trước có một kết thúc tồi tệ thì bạn cũng chẳng nên kể ra làm gì. Hãy nghĩ trước một câu trả lời tích cực, chẳng hạn như “Tôi thấy công việc cũ kìm giữ khả năng thăng tiến của mình. Đó là một công việc nhàm chán, hơi thiếu tính sáng tạo nên không kích thích được năng lực của tôi”.
Nhớ là đừng phàn nàn quá nhiều về công việc đó, dù bạn có ghét nó đến đâu đi nữa.
Anh/chị có thể mô tả một tình huống khó khăn đã gặp và giải quyết như thế nào?
Đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn với câu hỏi này đặc biệt nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hay là một người chưa có nhiều kinh nghiệm lắm. Đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng thực ra chỉ muốn biết bạn linh hoạt, thông minh, nhanh nhạy và có khả năng giải quyết công việc tới cỡ nào. Do đó, nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể kể về một khó khăn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và bạn đã giải quyết nó tích cực ra sao.
Thành tích gì khiến anh/chị thấy tự hào nhất?
Nên đi vào cụ thể và lựa chọn những thành tích liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Thậm chí nếu thành tích cao nhất là bạn đã từng đạt giải quán quân trong một cuộc thi cầu lông thì cũng nên bỏ qua để chú ý đến một thành tích khác có liên quan đến công việc chuyên môn hiện nay.
Anh/chị mong muốn có mức lương bao nhiêu?
Đây có thể là một trong những câu hỏi khó nhất, tế nhị nhất, đặc biệt là với những người có ít kinh nghiệm. Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn phải biết chắc mức lương trung bình của công ty. Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, hãy nêu ra một mức lương có thể chấp nhận được. Nếu bạn là một người có năng lực chuyên môn, hãy đòi hỏi một mức lương xứng đáng với mình, nếu không muốn bị người tuyển dụng hiểu lầm là bạn đang thất thế.
Cũng tùy từng vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn xin tuyển vào làm kế toán, thì đừng tỏ ra ham tiền quá. Nhưng nếu bạn xin vào làm nhân viên marketing, một vị trí cho phép ăn lương theo khả năng làm việc, thì bạn nên yêu cầu một mức lương cao, điều đó thể hiện khát vọng làm việc của bạn.
Hãy nói về bản thân anh/chị?
Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó trả lời bởi nó quá rộng. Điều quan trọng là bạn phải biết giới hạn nội dung, nhà tuyển dụng quan tâm đến điều gì thì nói về điều ấy, đừng lan man dây cà ra dây muống, làm người nghe ngán ngẩm.


 
16/02/2016 11:02 # 2
hoangtriethanhi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 16/02/2016
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Các câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc làm


Thank bạn đã chia sẽ nhé (y) :)




 
28/12/2016 15:12 # 3
quantri_2
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 19/20 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 09/12/2016
Bài gởi: 29
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Các câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc làm


Nội dung đã bị ẩn
Được xóa bởi: kevindoan0209 vì:spam
06/08/2018 13:08 # 4
trungchi123
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 06/08/2018
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Các câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc làm


cám ơn bạn nhiều nhé, thông tin hay lắm




 
29/06/2023 18:06 # 5
gulshan212
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/10 (70%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 27/01/2023
Bài gởi: 7
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Các câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc làm


Thanks a lot for sharing it with us, really appreciate.

Thanks




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024