Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/01/2016 15:01 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Teamwork là gì?


Teamwork là gì?

Teamwork  là một nhóm từ 2 người cùng hợp tác để hoàn thành một mục tiêu chung trên cơ sở tương tác và trách nhiệm lẫn nhau.Photobucket

Vai trò của teamwork?

–          Là cách tốt nhất để nhiều cá nhân cùng đạt đến một mục đích mà một mình không thực hiện được.

–          sự chuyên môn hóa trong quy trình công việc để tạo nên một “sản phẩm” hoàn hảo trong thời gian ngắn nhất.

–          Một trong các yêu cầu cần thiết trong các thông báo tuyển dụng của các công ty lớn nhỏ và tập đoàn đa quốc gia.

–          Được ứng dụng phổ biến trong quản trị nhân sự hiện đại.

Buổi 1: Các bước trong quy trình triển khai công việc của nhóm:

–          Các thành viên làm việc tương tác lẫn nhau vừa hướng đến mục đích cá nhân và mục tiêu chung của cả đội. Hiểu được những mục tiêu đó chỉ có thể đạt kết quả tốt nhất bằng cách hỗ trợ lẫn nhau
– Mỗi thành viên hiểu sự quan trọng trong việc chịu trách nhiệm với phần việc của mình trong nhóm
– Hợp tác với nhau và đóng góp tài năng và kinh nghiệm của mình vào sự thành công của cả đội.
– Lấy sự thật làm căn cứ cho thành công của cả đội và khuyến khích các thành viên bộc lộ ý kiến của bản thân, thay đổi quan điểm và nêu câu hỏi.
– Thành viên cho thấy sự trung thực, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi thành viên.
– Các thành viên áp dụng kĩ năng và kiến thức của mình và ngược lại các thành viên còn lại cũng vậy để từ đó đóng góp vào thành công của cả nhóm.
– Coi những xung đột là một phần của cuộc sống và họ phản ứng lại việc đó bằng cách coi đó là một cơ hội để biết đến một ý tưởng và quan điểm mới. Mọi thành viên muốn cùng nhau giải quyết những vấn đề đó.
– Mọi thành viên bình đẳng trong việc bàn bạc đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mỗi thành viên đều hiểu rằng người đứng đầu (trưởng nhóm) là người đưa ra quyết định cuối cùng nếu cả đội không thể thống nhất được với nhau.

* Tinh thần đồng đội được phát triển trên cơ sở hợp tác và trách nhiệm trước mục tiêu chung. Thành công của một nhóm là thành công của tất cả các thành viên trong nhóm.

4 GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TEAMWORK : 

Hình thành – Sóng gió – Chuẩn hóa – Thể hiện.

  • Hình thành:

Ø      Các cá nhân rời rạc hình thành nhóm làm việc, khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội

Ø      Tâm lý thường thấy là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu…

  • Sóng gió:

Ø      Triển khai công việc một cách chậm chạp, đầy trắc trở.

Ø      Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau.

Ø      Mâu thuẫn nảy sinh có thể dẫn tới xung đột, đe dọa sự đổ vỡ của nhóm.

Ø      Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên.

Photobucket

Theo tâm lý học quản lí, giai đoạn này giống như thời dậy thì của một con người. Cá nhân nào có hành vi không thể chấp nhận được phải bị đào thải chính trong giai đoạn này.

  • Chuẩn hóa:

Ø      Dàn xếp mâu thuẫn và giải quyết vấn đề còn tồn tại.

Ø      Ổn định quan hệ cá nhân và đồng đội, hình thành và hoàn thiện tiêu chuẩn của nhóm. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.

Photobucket

  • Thể hiện:

Ø      Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của teamwork.

Ø      Tin tưởng, hòa nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức và sự hợp tác cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm

Photobucket

Buổi thứ hai  :

Mỗi cá nhân là một thực thể độc lập trong xã hội. Chính vì thế mỗi người mang trong mình một cá tính riêng, không ai giống ai.

Theo các nhà xã hội học, dù mỗi cá nhân là một cá tính riêng, nhưng trong khuôn khổ xã hội, tất cả chúng vẫn có một số điểm chung nhất định và được xếp vào những dạng tính cách sau:

·        Con hổ: sốt sắng với mọi việc, luôn là người xung phong đi đầu, khá “nóng” à khá cô độc vì là người đi đầu

·        Con cú: “lạnh”, thích suy nghĩ nghiên cứu vấn đề, ít nói nhưng đã nói thì là vấn đề quan trọng à cũng là người cô độc

·        Xe cứu thương: rất quan tâm đến mọi người xung quanh, thích 8 …

·        Giao thoa: đôi lúc là con hổ, đôi lúc là cú và có khi lại là xe cứu thương à phần lớn mọi người ở kiểu tính cách này. Tuy nhiên, người nào có tính cách kiểu này vẫn có bản chất thuộc 1 trong 3 loại trên.

Leader không cần là người có chỉ số IQ cao nhất như con cú mà phải là người có chỉ số EQ ( Trí thông minh cảm xúc) cao. Leader chính là người hiểu rõ nhất tính cách, tâm lý, năng lực của mỗi thành viên trong nhóm. Khi đó người leader sẽ phân công việc có thể phát huy được tối đa ưu điểm của mỗi thành viên, kết hợp chúng lại và tạo nên sức mạnh của nhóm.

Một nhóm cần và nên có 3 loại nhóm tính cách: Con Hổ , Con Cú, Xe Cứu Thương. Leader chính là người có thể dung hòa 3 tính cách này, kiểm soát và phát huy sức mạnh.

BUỔI THỨ BA:   
Thái độ quyết định mọi yếu tố trong một đội bất kỳ.
Thái độ có thể khiến năng lực của thành viên phát huy hoặc sẽ bị mai một trong đội.

Thái độ giúp đội và đội cùng thành công.
Chọn một thái độ thật đúng đắn để sống và làm việc

Thái độ là gì?

Thái độ là ánh mắt các bạn nhìn mọi người
Thái độ quyết định cảm xúc của bạn trong mọi tình huống
Cảm xúc quyết định có hay không hoặc là quyết định cuối cùng
Quyết định cuối cùng sẽ cho biết kết quả.

  CÓ 3 LOẠI THÁI ĐỘ TRONG TEAMWORK

1. Thái độ với bản thân
– Mục đích cá nhân:
Mỗi cá nhân khi tham gia đội đều phải xác định mục đích của bản thân mình
Nếu không xác định mục đích. Điều cuối cùng bạn nhận được là câu hỏi: “Tôi làm thế để làm gì?”. Hãy hỏi câu này trước khi bắt đầu, chứ đừng để nó xuất hiện ở kết thúc.

– Câu hỏi cần bạn trả lời ngay lập tức:
Bạn đã xác định mục đích của mình chưa?
Bạn và thành viên khác coi vị trí của nhau như thế nào trong đội đó?
Bạn sẽ trở thành ai trong đội, sẽ nắm giữ chức năng gì của đội?

– Mức độ phù hợp mục đích của bạn:
Bạn có thật sự cần phải tham gia, nếu không tham gia nữa thì sao?
Xem xét một cách tàn nhẫn câu hỏi này, bạn thật sự cần phải trả lời nó.

– Tình huống đặt ra như sau:
Ai đó rất giỏi khuyên bạn rút khỏi đội, có cái khác hay hơn để cho bạn làm, hoặc người đó chỉ ra những điểm không tốt mà chưa được khắc phục trong đội bạn đang tham gia… Bạn giải quyết như thế nào?

Nếu đi: Thái độ với bản thân bạn quá thấp và ngay từ đầu bạn đã chẳng biết mình vào cái đội đó để làm gì?
Nếu ở: Bạn đã thật sự chín chắn hay chưa hay chỉ là một phút bồng bột trong suy nghĩ (kiểu như tôi tham gia đội đó vì tôi thích, vì tôi thấy đội đó có ích, vì đội đó vui…)?

Phương án tốt nhất: Hãy suy nghĩ thật kỹ, rời khỏi đội rồi hãy tham gia một đội khác. Và rồi đi hay ở là ở việc xác định mục đích của cá nhân của bạn.

2. Thái độ với đội

Đội bạn tham gia đang làm những việc gì? Bạn có nắm được hết các việc đó không?
Nếu ai đó hỏi bạn đang tham gia đội nào? Bạn có e ngại không?
Tại sao bạn tự hào vì là thành viên của đội đó? Bạn đi khoe khắp nơi vì đã trúng tuyển vào đội đó? Tại sao?

– Ai đó xỉ nhục đội của bạn, bạn xử lý như thế nào?

Tự giải mã thái độ của bạn theo từng cách ứng xử. Đó chính là thái độ của bạn với đội.

3. Thái độ với đồng đội

Cần trả lời:
Bạn đã từng tham gia đội nào chưa?
Tại sao bạn lại thấy tự hào hoặc không tự hào?
Bạn thấy đồng đội bạn như thế nào? Những người đồng đội…?
Và bạn cảm thấy như thế nào khi đứng cạnh họ trong hàng ngũ đội?

– Bạn tin tưởng đồng đội đến cỡ nào?
Tại sao bạn lại không tin?
Tin đồng đội của bạn thì mất gì?
Không tin thì bạn mất gì?
Hãy so sánh 2 kết quả trên và quan trọng là hai câu hỏi trên bạn đã trả lời đúng hay chưa?

Bạn có cảm thấy thiệt thòi? hay không? chỉ là cảm giác do thái độ với đồng đội gây ra mà thôi.

– Thái độ với leader… bạn tôn trọng lời nói của ai nhất đội?
Nếu bạn là leader – bạn muốn thành viên đối xử với mình như thế nào?
Bạn có tin vào công việc và cách thức lãnh đạo của đội trưởng không?
Và bạn coi leader là gì? có chức năng gì?
Độ trung thành của bạn ra sao, nếu đội tan rã, leader cần nhờ bạn giúp, bạn sẵn sàng đến mức nào?
Tại sao không trung thành, tại sao leader đó lại không công bằng với bạn???

Chỉ là do cảm giác của bạn mà thôi… Và nó đến từ một thái độ không đúng đắn.

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI ĐỘI KHÁC:

Cảm giác phải vượt trội hơn đội kia? Đó là thái độ của bất kỳ đội nào. điều đó đúng nhưng phải xem đội bạn và đội kia đang đứng ở đâu? Và ban có cần thiết phải tốn thời gian và sức lực để đẩy đội kia thụt lùi, ban thì dậm chân tại chỗ, cuối cùng bạn không đủ thời gian để đến đích. Vậy là cả hai đều không đến được đích, trong khi phần thưởng đủ cho cả hai.

Đó gọi là mâu thuẫn giữa các đội. Đây là một mâu thuẫn “thăm căn cố”đế mà bất cứ người nào cũng gặp phải khi học teamwork.

Teamwork không cần sự cạnh tranh lẫn nhau để xem ai giỏi nhất trong cuộc chạy đua.    Teamwork là sự hỗ trợ để cả hai cùng đến đích trong thời gian ngắn nhất, để chinh phục nhiều đích đến khác.

Lúc này sự tin tưởng và hợp tác mở rộng ra trong khi không phá vỡ liên kết ban đầu mà là sự nhân lên sức mạnh.

Photobucket

     Đây là loại thái độ đặc biệt nhất đặc biệt vì là thái độ này cho thấy tầm nhìn của các thành viên trong nhóm đặc biệt là tầm nhìn của Leader. Mức độ thành công tùy thuộc vào tầm nhìn, thái độ và sự hợp tác của các Leader

     Teamwork là nâng nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đó là sự thay phiên nhau làm bậc thang để người kia tiến lên và rồi cả hai cùng đến đỉnh chứ không phải đánh đổ cạnh tranh nhau từng bậc thang lè tè sẵn có để rồi không ai chạm được thành công.

Đó chính là lý do các công ty và tập đoàn đa quốc gia luôn ưu tiên kỹ năng teamwork lên hàng đầu. Cá nhân nội bộ các phòng ban đều có một sức mạnh và các phòng ban hợp tác trên mục tiêu chung là cùng đẩy guồng máy của họ chạy đều và cán luôn cả lằn ranh biên giới từng quốc gia. Đó là sức mạnh của teamwork.



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024