Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/12/2020 10:12 # 1
Hoa6sao
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 14/30 (47%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 21/03/2018
Bài gởi: 44
Được cảm ơn: 0
Trào ngược dạ dày khi mang thai – bà bầu cần biết


Trào ngược dạ dày thường xuất hiện nhiều ở phụ nữa khi mang thai đặc biệt ở giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ thai nhi, do sự thay đổi của hormone, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thay đổi tâm lý thường xuyên căng thẳng, khó chịu, cáu gắt là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày. 

Vậy trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Chúng ta cùng điểm trong bài viết dưới đây.

1. Trào ngược dạ dày khi mang thai là gì?

Trào ngược dạ dày khi mang thai là tình trạng các chất trong dạ dày như: thức ăn, men tiêu hóa, acid, pepsin,…trào ngược lên thực quản khiến chức năng co thắt cơ vòng thực quản bị viêm, rối loạn và suy yếu dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn, ho, tức ngực, khó thở, đầy bụng,….nên được gọi là trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Những biến chứng do bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai gây ra ảnh hưởng lớn tới tinh thần, cuộc sống của bà bầu, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị triệt để là điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân nào dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai?

2. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai trào ngược dạ dày

Khi mang thai hormone, thực đơn dinh dưỡng không phù hợp, tinh thần tâm lý thay đổi dẫn đến sản phụ dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày hơn, vì những yếu tố sau:

– Hormone thay đổi:

Phụ nữ mang thai nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi để giúp tử cung co giãn tốt cho thai nhi phát triển, đặc biệt là hormone progesterone ( một loại hormone giúp tử cung mềm và co giãn tốt ). Tuy nhiên, hormone này không chỉ làm tử cung mềm và co giãn tốt, còn khiến cho cơ vòng của thực quản cũng bị mềm và giãn ra, từ đó tạo điều kiện cho thức ăn, acid, men tiêu hóa có cơ hội len lỏi qua khe hở cơ vòng thực quản trào ngược lên thực quản khi tiêu hóa.

– Áp lực, căng thẳng, stress:

Thời kỳ thai nghén là khoảng thời gian bà bầu dễ bị căng thẳng, áp lực, stress do hormone thay đổi, khiến cho bà bầu trở nên nhạy cảm hơn, lo lắng, cáu gắt, khó chịu dẫn đến kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, làm suy yếu chức năng co thắt của thực quản nên dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Điển hình thường thấy chính là phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc các bệnh lý về rối loạn lo âu, đặc biệt là bệnh trầm cảm.

– Chế độ ăn uống:

Khi mang thai phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn, thèm chua, thèm ngọt nhiều hơn, thói quen ăn uống vô kỷ luật, ăn quá nhanh, ăn quá no, ăn nhiều đồ chua, nằm sau khi ăn là nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Do lượng thức ăn chứa nhiều axit hoặc chua, cay khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường.

– Sự phát triển của thai nhi:

Thai nhi phát triển khỏe mạnh là điều ai cũng mong đợi, tuy nhiên, sự phát triển của thai nhi về cân nặng, kích thước,… vào giai đoạn cuối của chu kỳ thai khiến tử cung giãn rộng và bị đẩy lên cao dẫn đến chèn ép dạ dày, thay đổi vị trí dạy dày, từ đó dẫn đến trào ngược acid dạ dày.

– Trang phục:

Một số bà bầu có thói quen mặc quần áo bó sát, chật hẹp, bó chặt vùng bụng dẫn đến dạ dày bị đè ép một áp lực lớn, dẫn đến trào ngược dạ dày.

– Thừa cân:

Phụ nữ mang thai thường được tẩm bổ quá mức về các loại thực phẩm dẫn đến cân nặng tăng đột biến. Do quan niệm của mọi người luôn nghĩ bồi bổ càng nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi càng tốt. Tuy nhiên, việc bồi bổ quá mức khiến cân nặng của bà bầu bị thừa dẫn đến tăng áp lực cho dạ dày và thực quản dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân là thế, vậy làm sao để nhận biết được bệnh trào ngược dạ dày?

3.Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở bà bầu

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thường thầm lặng và kéo dài, nên đôi khi khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm tưởng sang các triệu chứng của bệnh lý khác, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nặng gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và sự sinh trưởng của thai nhi.

Những dấu hiệu trào ngược dạ dày bà bầu cần lưu ý:

  • Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua: phụ nữ mang thai thường xuất hiện triệu chứng này do lượng thức ăn đưa vào nhiều, khó tiêu, không tiêu hóa hết nên khiến dạ dày tiết nhiều acid gây thừa. Người bệnh thường ợ hơi sau khi ăn, vào ban đêm, ợ nóng rát vùng lồng ngực lan đến cổ họng, cảm giác chua ở miệng.
  • Buồn nôn, nôn ói: Triệu chứng này thường gây nhầm lẫn với triệu chứng của thời kỳ đầu thai nghén ở bà bầu. Do acid trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạch ốn thực quản dẫn đến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Tức ngực: Thức ăn, miên tiêu hóa trào ngược lên thực quản khiến ống thực quản bị đè nén, nghẹt gây áp lực lên lồng ngực khiến người bệnh có cảm giác tức ngực, đau tức ngực, lồng ngực nặng như có vật gì đè nén.
  • Khó thở: Ống thực quản bị viêm khiến sản sinh nhiều dịch nhày, đờm nên làm hẹp ống thực quản gây triệu chứng khó thở, thở khò khè, thở rên.
  • Ho khan, khàn tiếng: Niêm mạc thực quản viêm gây ngứa rát dẫn đến ho, ho kéo dài, dịch nhầy tiết nhiều khén người bệnh khàn tiếng, ho kèm đờm. Một số trường hợp acid dạ dày khiến thực quản bị loét dẫn đến chảy máu xuất hiện triệu chứng ho ra máu.
  • Đau khi nuốt: ống thực quản hẹp, sưng tấy khiến người bệnh khó nuốt khi ăn uống, đau khi nuốt do thức ăn đồ uống cọ sát với vùng niêm mạc thực quản bị sưng.
  • Nấc cụt: Nấc cụt thường xuyên cũng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chán ăn, sụt cân: bà bầu cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, ăn nhanh no khiến cơ thể suy nhược do thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng sụt trầm trọng và suy nhược cơ thể.
  • Thay đổi màu phân: Phân có màu đen và kèm máu
  • Đầy bụng, khó tiêu: Thức ăn khó tiêu, acid thừa quá nhiều khiến áp lực khí trong dạ dày tăng cao, gây đầy bụng và khó tiêu.
  • Đắng miệng: Dạ dày thường xuyên thừa acid, thừa thức ăn quá nhiều, tiêu hóa lâu khiến túi mật trào ngược lên dạ dày, sau đó theo thức ăn, men tiêu hóa đi lên thực quản. Người bệnh thường cảm thấy miệng đắng hoặc chát vào buổi sáng khi thức dạy.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: do lượng acid dạ dày thừa nhiều trào ngược lên thực quản, tuyến nước bọt có cơ chế tự nhiên tiết nước bọt nhiều hơn bình thường để trung hòa lượng acid đó và đẩy acid trở ngược lại dạ dày.

Những dấu hiệu này thường khiến người bệnh chủ quan do không gây nhiều ảnh hưởng và tổn thương rõ rệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì thế khi mang thai xuất hiện các triệu chứng trên người nhà cần đưa bà bầu đi thăm khám để được chuẩn đoán và điều trị.

4. Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng thai nhi không?

Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Có chết không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có chữa được không?…Đây là những câu hỏi mà hầu hết các bà bầu đang mắc bệnh trào ngược dạ dày đều thắc mắc và lo lắng.

Để trả lời những thắc mắc trên nhà thuốc xin giải đáp như sau:

Trào ngược dạ dày thực quản thực chất là một bệnh lý không nguy hiểm, kể cả người bình thường hay phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, những triệu chứng do bệnh gây ra khiến tâm lý người bệnh thay đổi, lo lắng, lo âu, căng thẳng, khó chịu, đảo loạn cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh lý này chỉ cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời thì không có gì đáng lo ngại cả. 

Thế nhưng, chứng bệnh này dù đã được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nguy cơ tái phát lại là rất cao, đặc biệt đối phụ nữ khi mang thai, do sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu và các sự thay đổi của nội tiết tố là nguyên nhân khiến bệnh tái phát lại.

Mặc dù bệnh không gây nhiều nguy hiểm đến bà bầu, nhưng về lâu dài có thể gây ra những hệ lụy nhất định cho bà bầu như: 

  • Thường xuyên nôn ói sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, thiếu dinh dưỡng dẫn đến khi trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, phát triển chậm, dễ nhiễm bệnh.
  • Acid dạ dày trào ngược lên thực quản trong thời gian dài khiến các lớp niêm mạc và tế bào thực quản bào mòn, dẫn đến viêm, tắc nghẽn, sưng tấy. Từ đó tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, hen xuyễn, viêm xoang, chảy máu thực quản, viêm loét thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản, ung thư dạ dày và vòm họng.
  • Việc trào ngược dạ dày liên tục ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu bị giảm sút, bà bầu thường mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon,..dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm sút trí nhớ, kém tập trung.

Trào ngược dạ dày tuy không quá nghiêm trọng, nhưng người thân và người bệnh nên có phương pháp điều trị kịp thời để sức khỏe của mẹ luôn được tốt, thai nhi được phát triển khỏe mạnh, hấp thụ đủ dinh dưỡng, sinh ra khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh khi còn trong bụng mẹ.

5. Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do lối sống, thói quen sinh hoạt thường ngày của bà bầu. Có rất nhiều cách để điều trị chứng bệnh này, tuy nhiên phương pháp điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh luôn được khuyến khích sử dụng để làm giảm tình trạng của bệnh.

5.1. Điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen, lối sống

Việc thay đổi thói quen xấu, thói quen không lành mạnh trong cuộc sống thường ngày của sản phụ là hết sức cần thiết, yếu tố này quyết định đến 80% khả năng chữa dứt điểm bệnh lý này. 

Một số thay đổi bà bầu cần thực hiện như:

  • Không nên ăn vội vàng, ăn quá nhanh, nên ăn chậm, từ tốn, nhai kỹ.
  • Không ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, để cơ thể luôn cảm thấy no, không bị đói, thiếu dinh dưỡng.
  • Không nằm, vận động quá mạnh sau khi ăn
  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, đồ ăn nhanh, đồ cay, chua, nóng, khó tiêu.
  • Không ăn các loại trái cây nhiều vitamin C, trái cây nhiều nhựa, chua, chát như sưng, hồng xiêm,…
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cafe
  • Không sử dụng đồ uống có ga, bánh kẹo quá ngọt, socola, sô đa,…
  • Uống nước trước hoặc sau khi ăn, không nên vừa ăn vừa uống.
  • Sử dụng 1 ly sữa sau các bữa ăn giúp trung hòa các acid trong dạ dày giảm tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua của phụ sản và bổ sung thêm dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nên ăn sữa chua, vì trong thành phần sữa chua có các vi khuẩn có lợi sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, giảm tiết acid thừa và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
  • Thường xuyên đi bộ giúp thai nhi phát triển tốt, và bà bầu tiêu hóa tốt hơn
  • Chỉ đi ngủ sau khi ăn 2h đồng hồ, nơi ngủ cần rộng rãi, thoáng mát, độ ẩm vừa, ít đèn, không ồn ào, chăn gối không quá cứng hoặc quá mềm.
  • Sử dụng trang phục quần áo rộng rãi, thoáng mát, thoải mái.
  • Luôn kiểm soát cân nặng, tránh để cân nặng thừa quá nhiều, tăng nguy cơ béo phì
  • Bổ sung thêm rau xanh trong các bữa ăn giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón
  • Nên đọc sách, nghe nhạc, cho thai nhi nghe nhạc giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng, dễ ngủ và kích thích sự phát triển của bé, tăng trí thông minh cho thai nhi.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan để giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu. Trầm cảm là một bệnh lý mắc nhiều ở phụ nữ khi mang thai gây nhiều tổn thương đến bà bầu và thai nhi.
  • Không niên tiếp xúc những nơi ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, thuốc lào,…có thể khiến bà bầu mắc các bệnh về hô hấp, nguy cơ di truyền từ mẹ sang con cao, khiến thai nhi phát triển không được khỏe mạnh, sinh ra mắc các bệnh lý về hô hấp nặng.

5.2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Phương pháp này thường không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai, do tác dụng phụ của thuốc Tây rất nhiều, có nguy cơ khiến dạ dày mắc thêm nhiều bệnh lý khác và gây nhiều hệ lụy không tốt cho phụ sản và thai nhi.

Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhất định không kê đơn để giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ra, các loại thuốc này thường không có tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ nằm trong tầm kiểm soát cụ thể. Một số loại thuốc có thể được chỉ định dùng như:

  • Thuốc kháng, trung hòa acid dạ dày
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc thực quản và dạ dày
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc ức chế dạ dày tiết acid

Tuy nhiên, khuyến cáo phụ nữ mang thai không tự ý mua và sử dụng thuốc tùy tiện, vì có thể dẫn đến những biến chứng khó lường cho sản phụ và thai nhi. Cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

5.3. Điều trị bằng Đông y

Việc duy trì ổn định tinh thần và tâm lý cho bà bầu là hết sức cần thiết và quan trọng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và các bệnh lý liên quan khác. Vì thế đông y thường dùng phương pháp liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh giảm chứng trào ngược dạ dày khi mang thai.

Một số liệu pháp tâm lý thường sử dụng như:

  • Xoa bóp, bấm huyệt, massage
  • Châm cứu
  • Tắm nóng lạnh
  • Thiền

Bên cạnh đó, khuyến khích bà bầu nên dùng các phương pháp khác giúp giải tỏa căng thẳng, stress như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, trò chuyện với người thân về những sở thích, khó khăn, lo lắng của bản thân để được chia sẻ và đồng cảm.

5.4. Thuốc nam chữa trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai

Bên cạnh các phương pháp điều trị khác, các bài thuốc nam cũng rất có ích và hiệu quả trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày cho bà bầu. Bên cạnh đó còn giúp hệ thần kinh hồi phục, tăng trí nhớ, khả năng tập trung, giảm các triệu chứng tức ngực, khó thở, buồn nôn, giảm rối loạn lo âu, căng thẳng, hồi hộp, stress. Bổ sung thêm các dưỡng chất giúp hồi phục sức khỏe, thanh lọc, bài tiết độc tốt trong cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Một số bài thuốc nam có thể sử dụng như:

– Tinh bột nghệ + mật ong: Trong tinh bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy chức năng co bóp của dạ dày, giảm tiết dịch vị, thúc đẩy quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

Cách dùng:

  • Trộn đều 3 thìa cà phê tinh bột nghệ với 2 thìa mật ong nguyên chất
  • Uống vào 3 lần trong ngày đặc biệt là trước bữa sáng để đạt hiệu quả tốt hơn.

– Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chứa các dược tính rất tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt đối với sản phụ. Trà hoa cúc giúp giảm chứng ợ hơi, ợ nóng, giảm co thắt thực quản, trung hòa acid dạ dày. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, stress, giúp thần kinh thư giãn, thoải mái, giảm nguy cơ mất ngủ, khó ngủ cho người bệnh.

Cách dùng:

  • Pha 1 ít hoa cúc khô với lượng nước đủ dùng
  • Uống sau ăn 30 phút hoặc trước khi ngủ.

– Gừng:

Gừng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình, tuy nhiên nhiều người không biết đến nó còn có tác dụng chống viêm, trung hòa acid dạ dày.

Cách dùng:

  • Lấy 50 gram gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng
  • Bắc lên búp đun sôi 3-5 phút với 200ml nước sạch
  • Uống khi nước gừng còn ấm, tránh để nguội không đạt hiệu quả cao.

– Cây nha đam: Cây nha đam là một loại cây thường thấy được trồng trong vườn của mọi gia đình. Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp da, chống oxy hóa cho da, mà còn có tác dụng kích thích dạ dày giảm tiết acid dịch vị và cân bằng rối loạn hệ tiêu hóa.

Cách dùng:

  • Dùng 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch bỏ vỏ
  • Đem phần thịt nha đam xay nhuyễn
  • Trộn với ½ thìa mật ong nguyên chất
  • Sử dụng 2-3 lần/ tuần và trước ăn 30 phút.

– Nước dừa: Nước dừa là một thức uống được nhiều người sử dụng, vì có tác dụng giảm mệt mỏi, hồi sức, ổn định tiêu hóa cho những người tiêu chảy, thanh lọc, giải nhiệt cơ thể mà còn có tác dụng giảm trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu.

Cách dùng:

  • Nên sử dụng nước dừa 2-3 lần/tuần

– Cây thì là:Cây thì là là một loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn của gia đình, giúp khử mùi tanh, tạo vị thơm giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, thì là còn là thảo mộc giúp điều trị các bệnh về dạ dày và tiêu hóa hiệu quả, trong thành phần thì là có chứa các khoáng chất như B2, kali, magie, sắt,…giúp giảm tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.

Cách dùng:

  • Cách 1: cho 90 gram hạt thì là sắc với 1 lít nước trong 3-5 phút. Để nguội chia uống trong ngày làm 3 lần.
  • Cách 2: Nhai một lượng ít hạt thì là, khoảng 3-5 hạt, nhai thật kỹ để đạt được hết công dụng. Sử dụng sau bữa trưa và tối trong khoảng 1 tuần.

– Đu đủ: Lá đu đủ là một trong những loại lá thường được sử dụng trong các bài thuốc nam nhằm điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, trong có đặc biệt chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lá đu đủ có chứa một lượng lớn hợp chất papain có khả năng tiêu hủy tốt protein trong cơ thể, hỗ trợ dạ dày tốt trong việc tiêu hóa các thực phẩm giàu protein và đạm giúp tiêu hóa tốt hơn.

Bên cạnh lá đu đủ, thành phần khác của đu đủ như quả cũng có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày, bởi trong thành phần quả đu đủ có chứa các hoạt chất tốt cho dạ dày và tiêu hóa như: vitamin A, C, E, K,…khoáng chất đồng, kẽm, photpho,…

Cách dùng:

  • Lấy 1 quả đu đủ chín ( đủ ăn 1 ngày) rửa sạch bỏ vỏ và hạt
  • Thái nhỏ và hấp cùng với một ít đường
  • Sử dụng trước bữa ăn 30 phút 2 lần/ngày
  • Sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt

Trên đây là chia sẻ về bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai mà bà bầu cần lưu ý và trao dồi kiến thức, nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới nhà thuốc để được tư vấn và giải đáp tận tình. Chúc quý mẹ bầu luôn khỏe mạnh và sớm phát hiện các bệnh lý trong cơ thể để điều trị kịp thời, bảo vệ sự phát triển của thai nhi luôn được khỏe mạnh.

 
CHỮA RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT NGAY HÔM NAY!

Liên hệ với chúng tôi

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG

ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089

WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024