Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/04/2016 21:04 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro trong các dự án Bot tại Việt Nam


Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro trong các dự án Bot tại Việt Nam

 

Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro trong các dự án Bot tại Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp dưới đây có đề tài: Quản trị rủi ro trong các dự án BOT tại Việt Nam, với nội dung và đề tài nghiên cứu này các bạn sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể tham khảo để chuẩn bị cho đồ án, khóa luận tốt nghiệp sắp tới đây của mình. VnDoc chúc các bạn có một kỳ báo cáo thực tập thành công!

LỜI NÓI ĐẦU

Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giúp nâng cao mức sống của xã hội thông qua việc mang lại những sản phẩm, dịch vụ công cộng tốt hơn. Đồng thời, cơ sở hạ tầng cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh của các nước trên thị trường quốc tế. Vì vậy, tất cả các nước đều có nhu cầu đầu tư để phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của nước mình.

Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất khó khăn do đặc điểm của lĩnh vực đầu tư này là yêu cầu nguồn vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm. Chính vì thế mà ở rất nhiều nước phải đối mặt với nhiều thử thách khi đầu tư vào lĩnh vực này cho dù có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Ra đời với mục tiêu là giải quyết những thử thách này, phương thức BOT đã nhanh chóng được chấp nhận và áp dụng rộng rãi và được biết đến như một phương thức đầu tư hiệu quả nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Phương thức BOT giải quyết được hầu hết các vướng mắc trên, nguồn vốn tài trợ cho các dự án BOT rất phong phú nên có thể giải quyết khúc mắc về vốn, các nhà đầu tư được trực tiếp vận hành dự án nên mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên một thử thách lớn của các dự án dạng này là độ rủi ro cao do tính phức tạp của dự án, nhiều bên tham gia và thời gian thực hiện kéo dài. Chính thử thách này dẫn đến một yêu cầu cấp bách trong các dự án BOT là các rủi ro cần phải được phân bổ và quản lý một cách hợp lý.

Mục tiêu đưa nước ta thành một nước Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đến năm 2020 là một nhiệm vụ không dễ dàng, nhất là khi hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế quốc gia, để có một nền kinh tế phát triển thì chúng ta cũng cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương xứng để có thể hỗ trợ cho sự phát triển đó. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong công cuộc đổi mới, Chính phủ và Nhà nước cũng đã quyết định sử dụng phương thức đầu tư BOT để phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng nước nhà.

Gần 10 năm kể từ khi khái niệm BOT được chính thức công nhận ở Việt Nam, phương thức BOT vẫn chưa thực sự phát triển. Có rất ít dự án được cấp giấy phép và cũng quá ít dự án đã thành công. Kết quả này do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là khái niệm BOT còn khá mới mẻ ở Việt Nam, kinh nghiệm và trình độ về các dự án BOT còn hạn chế nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án khi triển khai gặp rất nhiều rủi ro do nhiều nguyên nhân khácnhau không những làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án BOT mà còn khiến nhiều dự án đi đến thất bại sau một thời gian triển khai.

Mặc dù vậy, cho đến này vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu đề cập tới khía cạnh rủi ro phát sinh trong các dự án BOT, xuất phát từ lý do này mà người viết chọn đề tài "Quản trị rủi ro trong các dự án BOT tại Việt Nam" làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đưa ra được một cái nhìn tổng thể về phương thức đầu tư BOT tại Việt Nam, khái quát hóa những rủi ro mà các dự án BOT gặp phải đồng thời kiến nghị một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong các dự án BOT.

Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai khái niệm về phương thức đầu tư BOT: BOT trong nước và BOT nước ngoài. Trong phạm vi khóa luận này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu các dự án BOT nước ngoài, do hình thức BOT trong nước không tồn tại giai đoạn chuyển giao cho Nhà nước sau khi kết thúc dự án theo đúng định nghĩa về BOT. Khóa luận này được thực hiện với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sưu tầm và tổng hợp tài liệu, kết hợp với những phân tích và đánh giá của bản thân người viết.

Bố cục khóa luận gồm 3 chương:

Chương I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN BOT.

Chương này sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản như rủi ro và quản trị rủi ro, cùng với khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm và các rủi ro thường gặp của phương thức BOT.

Chương II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN BOT TẠI VIỆT NAM.

Trước khi đề cập đến thực trạng đầu tư và tình hình công tác quản trị rủi ro trong các dự án BOT tại Việt Nam, chương II sẽ nghiên cưú thực trạng phương thức đầu tư BOT và các kinh nghiệm về công tác quản trị rủi ro trong các dự án BOT có thể học hỏi được của các nước đã thực hiện thành công phương thức này.

Chương III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN BOT TẠI VIỆT NAM.

Tuy đã đầu tư rất nhiều công sức và thời gian để sưu tầm tài liệu và nghiên cứu đề tài, nhưng do điều kiện và trình độ còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn sẽ còn sai sót và hạn chế. Do vậy, tác giả mong nhận được sự thông cảm và những đóng góp từ phía bạn đọc.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương, vì những giúp đỡ và chỉnh sửa của cô trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Mời bạn click vào link tải phù hợp dưới đây để tải về

Link Download Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro trong các dự án Bot tại Việt Nam chính:

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp khác cho bạn tại các liên kết dưới dây.

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024