Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/09/2015 17:09 # 1
jayqh1103
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 193/210 (92%)
Kĩ năng: 5/70 (7%)
Ngày gia nhập: 28/12/2012
Bài gởi: 2293
Được cảm ơn: 215
[Fshare] Nguồn Gốc Của Muôn Loài - Charles Darwin


Tải ebook Nguồn gốc của muôn loài

Nguồn gốc các loài của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) có thể được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng đặc ân thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Cuốn sách giới thiệu giả thuyết cho rằng dân số các loài tiến hóa qua các thế hệ thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này gây tranh cãi vì nó mâu thuẫn với các niềm tin tôn giáo lúc đó đặt bên dưới các giả thuyết về sinh vật học. Quyển sách của Darwin đã là tột đỉnh của bằng chứng mà ông đã tích lũy trước đó trong chuyến đi của Beagle vào thập niên 1830 và được mở rộng ra thông qua các cuộc điều tra và thí nghiệm kể từ khi ông quay về.

Vài nét chính

Charles Robert Darwin sinh năm 1809, con của bà Susanna (con gái của ông trùm tư bản Josiah Wedgwood), với ông Robert Darwin, một bác sỹ giàu có vùng Shroshire (con trai của nhà khoa học – nhà thơ và cũng là nhà vật lý Erasmus Darwin). Đọc tiểu sử của ông, ít người nghĩ rằng Darwin sẽ trở thành một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu quá trình tiến hóa của muôn loài. Ông hoàn toàn thuộc về tầng lớp quý tộc Anh, mặc dù là thành viên đảng Whig[1], có khả năng kinh doanh nhưng lại theo tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng thịnh hành thời bấy giờ. Và sau một thời gian theo học tại trường Shrewsbury với kết quả không có gì nổi bật, Darwin được gửi vào trường Đại học Edinburgh theo học chuyên ngành y khoa giống như bố của ông. Hai năm sau, vào năm 1827, ông bắt đầu môn thần học tại trường Đại học Cambridge sau khi cha ông quyết định không cho ông tiếp tục ngành y không có tương lai để chuyển sang một lĩnh vực chắc chắn và được ưa chuộng hơn: trở thành thành viên của Giáo hội. Nhưng vào thời gian đó, Darwin lại tỏ ra thích các hoạt động thể thao hơn là nghiên cứu, và công việc của một vị mục sư lại xem ra quá hợp với cậu thanh niên may mắn giàu có thích nay đây mai đó này. Nhưng những hạt giống đầu tiên của niềm say mê lịch sử tự nhiên trong ông đã được gieo mầm ở chính giai đoạn này; tại trường Đại học Edinburgh, khi là thành viên của Hiệp hội sinh viên Plinian; ông được tiếp xúc với thế giới của những cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa duy vật, và chịu rất nhiều ảnh hưởng của ông Robert Grant, một nhà khoa học về tiến hóa và chuyên gia về động vật không xưomg sống ở biển. Darwin luôn đi theo ông Grant trong những cuộc khảo sát thực địa và dần dần học tập phương pháp nghiên cứu và quan sát của ông khi hai người cùng nghiên cứu về con hải miên. Sự ảnh hưởng này lại ngày càng gia tăng tại trường Đại học Edinburgh, nơi mà những thí nghiệm của riêng ông Darwin về các loài cây và côn trùng được tiến hành và phát triển. Ông tham gia vào cuộc thám hiểm của Adam Sedgwick, một giáo sư địa chất nổi tiếng, tới vùng Bắc xứ Wales. Chuyến đi này đã củng cố chắc thêm kiến thức của ông về địa chất; nhưng quan trọng hơn cả chính là thời gian khi ông làm trợ lý chính cho ông Rev John Henslow, một giáo sư về thực vật học, người đã truyền tất cả những nhiệt huyết của mình về công việc sang ông. Ông Henslow cũng có thể là hình tượng của Darwin, một chuẩn mực của mục sư thời đại Victoria – một nhà tự nhiên học – của một mối quan hệ gắn bó, biểu tượng về việc có thể tồn tại giữa công việc của một mục sư tại thị trấn nhỏ và sự tiếp tục các cuộc nghiên cứu khoa học. Nhưng trước khi Darwin có thể chắc chắn trơ thành một nhà khoa học thực thụ, giáo sư Henslow đã khuyên ông nên là một nhà tự nhiên học và là bạn đồng hành của thuyền trưởng James Fitzroy trên con tàu thám hiểm HMSS Beagle tới cực nam trái đất. Những ảnh hưởng của chuyến viễn thám này đối với Darwin là cực kỳ hữu ích, xét trên rất nhiều mặt.

Trong giai đoạn từ năm 1831 cho tới năm 1836, với vai trò là một nhà tự nhiên học trên con tàu HMS Beagle, ông đã có dịp tiếp xúc với cả một thế giới tự nhiên hoàn toàn khác biệt; khoảng thời gian ngắn ngủi mà Darwin có được để khám phá những vùng đất Nam Mỹ đã trở thành kinh nghiệm quý báu cả đời, tạo ra một ảnh hưởng lớn và kéo dài tới cách suy nghĩ và trí tường tượng phong phú của ông về thiên nhiên và đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành cơ chế giải thích táo bạo mà đã đơm hoa kết trái hơn 20 năm sau đó: cuốn Nguồn gốc của muôn loài (1859). Nhà tự nhiên học trẻ tuổi này đã viết ứong cuốn nhật ký về cuộc hành trình này, mà về sau trở thành cuốn Chuyến đi của con tàu Beagle (Tủ sách văn học cổ điển thế giới – 1997): “Ôi, thật là một niềm khát khao cháy bỏng lớn lao đối với một người yêu thiên nhiên khi được nhìn thấy, nếu điều này là có thể, cảnh sác tuyệt vời của một thế giới khác! Mà đối với bất cứ ai ớ châu âu, thật sự khung cảnh này chi cách họ có vài độ, một thế giới kỳ diệu đang mờ ra trước mắt anh ta”.

Do đó, với những đọc giả lần đầu tiên biết tới cuốn Nguồn gốc của muôn loài, có lẽ là tác phẩm mang tính cách mạng nhất của trí tưởng tượng khoa học cận đại, có thể ngạc nhiên khi bất thình lình phát hiện ra mình đang ở trong thế giới giai đoạn giữa thế kỷ 19 của những người thích nghiên cứu chim bồ câu nước Anh. Ông Darwin cố gáng giải thích lý thuyết của mình cho những người đọc có kiến thức và có đầu óc phân tích bằng cách xuất phát từ những hoạt động thường ngày; chương đầu tiên của ông cho rằng những hoạt động của người nhân giống tại giã, trong quá trình lựa chọn qua một vài thế hệ những biến thể tốt nhất trong số những con giống của họ, có thể giúp chúng ta hiểu rằng tổng thể thế giới thiên nhiên đang liên tục biến đổi. Lý do cho cách giải thích bước đầu như vậy là khá rõ ràng và mang tính sư phạm: bắt đầu bằng một thứ quen thuộc. Tuy vậy trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài, chúng ta cũng sẽ bắt gặp cảnh mà không phải là Câu lạc bộ nuôi chim bồ câu London mà là cảnh cơn mưa rừng nhiệt đới từ thời nguyên thủy ở Brazil và những quần đảo núi lửa tại Galapagos Archipelago. Và sau đấy, độc giả sẽ sớm nhận thấy mình đang đi tiến đi lui dọc một đoạn giữa những cái “quen thuộc” và cái “khác”, giữa cái “nội địa” và cái “ngoại lai”, trong những dòng chữ mà dường như coi khinh ranh giới chia tách các vật thể nói trên. Với biến thể kỳ lạ và không đoán trước được, chúng ta sẽ gặp những kẻ man rợ Tierra del Fuego ăn thịt phụ nữ; những con gián nhỏ vùng Asiatic; những cây thân dày dạng củ cải Thụy Sỹ thông thường; những mấu cây của các cây tre dài thuộc quần đảo Malay; những mảng lông trên da mang trứng của con chân tơ, những khu vực trũng của vùng bắc và nam Weald; những đáy trầm tích tại cửa sông Mississippi trong suốt kỷ nguyên băng giá. Nhiệm vụ của nhà tự nhiên học Darwin, khi mà là trong tâm khoa học trong công việc của ông và chỉ có thể đạt được thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ sống động và sáng tạo, là để biến những thứ lạ lùng hay “không thể tin được” thành những điều quen thuộc gần gũi với chúng ta, và biến những khía cạnh vấn đề vô cùng khó hiểu và chưa bao giờ được biết đến trở nên dễ hiểu, kiến thức chung của mọi người. Thành công của ông, trong văn cảnh mà sự quyến rũ không hề giảm đi nếu không muốn nói là tăng thêm khi chúng ta tiến vào những góc cạnh dị thường của thiên niên kỷ, thật ra nằm trong sự phát hiện rằng những thế giới đối lập nhau trên thực tế lại là một. Vậy thì cái gì là trung tâm mà mọi nỗ lực đều dành cho nó?

Trong tiêu đề ngắn gọn như mọi tiêu đề khác, cuốn Nguồn gốc của muôn loài có thể gây ra sự hiểu nhầm cho những người đọc đương đại. Tiêu đề của cuốn sách sẽ chính xác hơn, mặc dù có thể là kém hấp dẫn hơn, nếu được đặt theo tên tác phẩm khổng lồ đang còn dang dở trên bàn giấy mà đã được tóm tắt một cách khá vội vàng: Sự lựa chọn của thiên nhiên. Bởi vì cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài là sự giả thích của Darwin về lý thuyết lựa chọn tự nhiên của ông. Tư tưởng chủ đạo của lý thuyết này là không một loài nào có thể không bao giờ thay đổi; tất cả mọi thứ đều tiến hóa, và vẫn tiếp tục tiến hóa trong suốt quá trình một thời gian rất dài. Lý thuyết này thách thức quan điểm thống trị của những người theo chủ nghĩa sáng tạo luận về các loài là được tạo ra một cách đặc biệt và tách biệt bởi ý muốn của Chúa trời; Tự nhiên, đối với Darwin, là một thể liên tục, làm nền tảng cho một sự phỏng đoán rằng: “Các con vật có nguồn gốc từ nhiều nhất chỉ bốn hoặc năm đời và đối với các loài thực vật, con số này chỉ bằng hoặc kém hơn” hoặc là thậm chí – mặc dù nhà tiến hóa học đặt cược ở đây – là: “có khả năng tất cả các loài hữu cơ đã từng sống trên trái đất này là con cháu của một loài nguyên thủy mà chính nó sự sống đã được thổi vào”.

Tất nhiên Darwin không phải là người đầu tiên nhận ra rằng về cơ bản mọi thứ đều đổi thay. Một nhận định mang tính triết lý ít nhất có từ thời Hy Lạp cổ đại của nhà triết học Heraclitus về khái niệm thế giới trong một trạng thái luôn luôn thay đổi hay là trong trái thái “lửa”. Ông cũng không phải là người đầu tiên trong thế hệ của ông khởi xướng thuyết “người biến hình” hoặc là “người đột biến” trong lịch sử thế giới tự nhiên: như là cuốn “Tóm tắt lịch sử” đã thêm vào lần tái bản thứ ba của cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài (và được in lại trong quyển sách này) chỉ ra, trong nửa đầu thế kỷ 19, những ý tưởng về lý thuyết của Darwin đã từng xuất hiện, và Darwin rõ ràng tìm ra trong lý thuyết của mình có những ý tưởng đó.

Nhưng chính sự giải thích của ông về cách mà muôn loài thay đổi và phát triển đã làm cho tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài trở nêấn độc đáo, cỏ một không hai. “Sự lựa chọn của thiên nhiên” được định nghĩa là “sự duy trì những biến thể tốt và loại bỏ những biến thể xấu”, ở đây, cụm từ “sự duy trì” nói đến một quá trình trong đỏ các cơ thể khỏe hơn hoặc là “thích hợp hơn”, được trang bị với những biến thể hữu ích dù có bé hơn xét về mặt tỷ lệ, có nhiều khả năng tồn tại và tái sinh hơn hơn những cơ thế yếu. Do đó, vô số thế hệ các loài “thay đồi”, theo cách mà những thực thể phù hợp hơn, có khả năng thích nghi cao hơn đã thay thế dần dần – hoặc đang thay thế liên tục – những thực thể có ít khả năng thích nghi hơn và như vậy, theo quy luật tự nhiên, chúng đã bị tuyệt chủng. Những nhà nhân giống chim bồ câu đáng kính của Darwin đi theo một phiên bản “nhân tạo”, yếu hơn của quá trình lựa chọn này; một người nhân giống tốt chỉ cho phép những con giống giỏi nhất sinh sản, và loại bỏ những con yếu kém. Nhưng “con người chỉ có thể tác động tới những vật thể bên ngoài hữu hình”, trong khi đó, thiên nhiên “có thể tác động tới mọi cơ quan bên trong, tới mọi sự vật vô hình của khác biệt về thể trạng, tới toàn bộ cơ chế đời sống”; năng lực tuyệt đối của sự lựa chọn tự nhiên là hầu như không thể đo đạc được.

Link: http://www.fshare.vn/file/FLHAOCBDKJPN

Pass: FDTU



༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024