Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/12/2013 16:12 # 1
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Vật chất là gì? Tinh thần là gì?


Vật chất - là phạm trù cơ bản rộng nhất để chỉ tất cả những gì tồn tại. Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, tồn tại vĩnh viễn, vô cùng, vô tận. Vật chất tồn tại ở vô số các dạng khác nhau, tuy nhiên, có hai dạng cơ bản đó là thực thể vật lý và thực thể ý thức. Thực thể vật lý là dạng tồn tại của vật chất có cấu trúc, còn những gì tồn tại không có cấu trúc gọi là thực thể ý thức hay nói ngắn gọn là ý thức. Thực thể vật lý có thể tồn tại khách quan hoặc tồn tại chủ quan. Thực thể vật lý khách quan là dạng vật chất tồn tại không bị ảnh hưởng bởi ý thức, có thể gọi là tồn tại khách quan. Ví dụ như nguyên tử, phân tử của các hợp chất thiên nhiên, các vật thể của Tự nhiên... Thực thể vật lý chủ quan là dạng vật chất tồn tại phụ thuộc vào ý thức, có thể gọi là tồn tại chủ quan. Ví dụ như các hợp chất, các công trình nhân tạo; các thiết bị, máy móc do con người sáng chế ra... như tivi, tủ lạnh, ô tô v.v.. là những thứ mà nếu không có con người thì chẳng bao giờ chúng có thể tồn tại trong Vũ trụ này. Như vậy, không phải mọi hiện tượng và sự vật đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, trái lại, sự có mặt của ý thức con người cũng giống như với sự có mặt của bất kỳ một thực thể vật lý nào khác sẽ có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Trong các thí nghiệm đối với các hạt cơ bản, khi thao tác “quan sát” của con người có thể so sánh được với tác dụng của chính các sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu thì sự ảnh hưởng của chủ quan là rất rõ rệt, đôi khi có thể làm thay đổi hẳn bản chất của sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu.
Ý thức có thể tồn tại cùng với thực thể vật lý (ở dạng động vật và con người) hoặc phi vật thể (ở dạng linh hồn). Vì nhận thức là phạm trù lịch sử gắn với sự tồn tại của con người - một dạng động vật cao cấp - có sinh, có tử, trong khi đó, vật chất là phạm trù vĩnh cửu - không sinh, không diệt cho nên về nguyên tắc, vật chất chỉ có thể nhận thức được đến một chừng mực nào đó, một giới hạn nào đó, nhưng cũng có thể không nhận thức được. Chính vì thế, không thể có một lý thuyết nào là “tối hậu” mô tả được thế giới vật chất. Nhận thức dù dưới bất cứ dạng nào cũng chỉ là quá trình tiệm cận đến chân lý mà không bao giờ đến được chân lý đó. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận khả năng nhận thức thực tại của con người theo quan điển “bất khả tri luận”, mà trái lại, việc phân định rõ giới hạn của nhận thức cũng đồng nghĩa với khả năng có thể nhận thức được một phần của thực tại mà nó đang và sẽ tồn tại trong đó. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cái tổng thể không thể nào tách rời khỏi những cái bộ phận và trong những cái bộ phận cũng vẫn bao hàm cả cái tổng thể.

TINH THẦN là khả năng giác ngộ về chính trị và tinh thần của nhân dân có thể trở thành nhân tố thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội của một nước. Sức mạnh tiềm tàng về chính trị và tinh thần. Trong quân sự, thể hiện ở sự sẵn sàng của nhân dân và lực lượng vũ trang trong việc dũng cảm vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi hoàn toàn. TLCT - TT phải thông qua hoạt động tư tưởng và hoạt động tổ chức một cách toàn diện của Đảng và Nhà nước trong thời bình và thời chiến mới trở thành sức mạnh thực sự. TLCT - TT có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với tiềm lực quân sự, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học. TLCT - TT phụ thuộc vào phương thức sản xuất, chế độ kinh tế - xã hội và chế độ chính trị; vào tính chất và mục đích của chiến tranh.

Vật chất trước sau đó là tinh thần

quan điểm duy vật nói về vật chất có trước , vật chất quyết định ý thức.

 

http://answers.yahoo.com



NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024