Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/03/2017 17:03 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Kinh nghiệm hướng dẫn trẻ các môn thể dục thể thao


Nhà mình có 1 bé trai, cũng khá thụ động nên việc cho con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thực sự stress đối với phụ huynh, đôi khi mình cũng thấy nản nhưng cũng vẫn phải cố gắng nên mình muốn chia sẻ với các phụ huynh các kinh nghiệm cũng như góp ý từ các phụ huynh để cùng giúp trẻ tiến bộ.

1. Xác định môn phù hợp theo độ tuổi:
- Việc này tương đối quan trọng nhưng khá là khó vì tuy ở trong các trường thể thao, hay clb thiếu nhi đều có độ tuổi đối với mỗi môn nhưng mỗi đứa trẻ lại đều khác nhau, những đứa hiếu động, có ưu thế về chiều cao có lợi thế nhiều so với các trẻ ko có đc điều này. 
Ví dụ như trẻ nhà mình: nhỏ bé, thụ động nên phải chọn những môn nhẹ nhàng trước: patin, xe đạp, nhảy dây (môn này bắt đầu hơi muộn, hic), bơi lội
Các trẻ có chiều cao có thể chơi các môn như bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ (có rổ dành cho thiếu niên/nhi). Tuy nhiên chân tay trẻ còn vụng về nhất là lứa tuổi nhỏ 6-7 tuổi nên chơi những môn này cần chọn thiết bị phù hợp (giày, loại bóng, loại vợt; trong từng môn lại chú ý từng động tác thì phù hợp với thiết bị gì)
Ngoài ra cờ cũng là môn tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi

2. Trẻ học thì phụ huynh cũng phải học:
- Đa phần trẻ em ko muốn chơi 1 mình, chóng nản chí (dễ làm khó bỏ) nên rất cần phụ huynh luôn tham gia với con và cần phải thật kiên nhẫn (mình thì cũng đôi khi hay nóng nảy với trẻ, hic ) vì trẻ còn vụng chưa làm chủ được chân tay của mình. Nếu phụ huynh biết chơi để hướng dẫn trẻ là tốt nhất, nếu ko thì cho con coi clip trên mạng và động viên con làm theo, đôi khi cần 1 cái gương để trẻ tự quan sát động tác của mình.
3. Kinh nghiệm 1 số môn:
- Nhảy dây: chọn loại dây tốt (dây nhảy loại tốt, có thể mua ở cửa hàng thể thao loại tốt hẳn, tránh mua dây bằng nhựa, nếu ko thì mua dây thừng bên ngoài cũng tốt và rẻ)
- Cờ vua: mua hẳn 1 bộ cờ tiêu chuẩn đẹp, đặc ruột để kích thích trẻ, giá chỉ khoảng gần 200k (loại bàn cờ = cao su cuộn lại được), ko nên mua cờ nhựa rỗng ruột ở các hàng đồ chơi xấu và mau hỏng. Có thể tải các tài liệu hướng dẫn chơi cờ có rất nhiều trên mạng. Ví dụ:

+ Hướng dẫn căn bản (tiếng Việt): http://vuhailam.violet.vn/present/list/cat_id/7036589
+ Học chiếu: 1,2,3,4 nước hết cờ - mate in one, two, three, four (toàn hình ảnh và lời giải dễ hiểu)
+ Học khai cuộc: http://www.thechesswebsite.com/chess-openings/
+ Mua thêm sách cờ vua bằng tiếng Việt của Bùi Vinh,...v..v...

- Xe đạp: trẻ còn nhỏ 2-3 tuổi thì có thể chơi loại xe đồ chơi nhưng đến 5 tuổi thì cần 1 xe khung = kim loại có gắn 2 bánh phụ phía sau, ban đầu cho trẻ đi có gắn bánh phụ, sau tháo dần ra để trẻ tập đi với 2 bánh. Xe đạp thì cần phải kiên nhẫn thì trẻ mới biết đi được.
- Patin: nên mua giày loại tốt, khung trượt = kim loại, ko nên mua loại quá rẻ tiền trẻ tập sẽ chậm biết đi và trượt dáng rất xấu, khó cải thiện được trình độ sau này. Có thể cho trẻ học với thày cô hướng dẫn, sau khoảng 5 buổi là trẻ 5-6 tuổi có thể đi tàm tạm được và tự tập dần dần sau này. Giày patin trẻ em thì có ưu điểm hơn người lớn là 1 giày có thể điều chỉnh khoảng 5 size khác nhau nên khi chân trẻ to ra thì mình lại nới thêm vì vậy phụ huynh cũng ko nên tham rẻ.

- Bóng bàn: nhà ko có bóng bàn thì có thể cho trẻ đi học ở các clb hoặc trường thể thao thiếu niên. Tuy nhiên nếu trẻ còn quá nhỏ (5-6-7) tuổi thì có thể hướng dẫn trước ở nhà. Mua 2 cái vợt và vài quả bóng, cho trẻ đánh bóng đập vào tường, bóng nảy lại đập đất và cho trẻ đánh tiếp bóng vào tường, cứ như vậy cho trẻ quen bóng, quen vợt. Cách cầm vợt và cách có hướng dẫn trên mạng:

- Bóng đá: môn này phức tạp nhất và rất khó hướng dẫn trẻ nếu phụ huynh ko biết chơi. Có thể tham khảo các clip trên mạng nhưng rất khó thị phạm nếu ko biết làm.

+ Chọn bóng: chọn loại bóng da tốt loại nhỡ (số 4), ko chọn loại nhỏ nhất dành cho trẻ nhỏ (số 3), loại này dỏm, ko chơi bóng nhựa làm hỏng cảm giác bóng về sau này.
+ Các kỹ thuật cơ bản:
<> Cách chạy: chạy bằng nửa bàn chân trước khi chạy nước rút; khi chạy chậm hoặc cần lấy trụ thì chạy bằng cả bàn chân
<> Kỹ thuật chuyền bóng sệt: chuyền bóng = lòng bàn chân vừa làm bài khởi động vừa tập cho trẻ quen bóng. Phụ huynh chuyền bóng qua lại với con kết hợp dạy con đỡ bóng bằng chân, ban đầu nhiều chạm, sau giảm xuống 3,2,1 chạm. Ko nên đỡ bóng với bàn chân song song với mặt đất dễ bị trượt mà phần gót nên tạo với mặt đất 1 góc khoảng 30 độ.
<> Kỹ thuật sút bóng: ban đầu tập sút bóng chết. Lấy phấn vẽ vòng tròn chỗ đặt bóng, chỗ trẻ đứng và đường chạy vào để sút. Dùng đường chạy này để hướng dẫn trẻ sút má trong, má ngoài, chuyền bổng. Sau khi trẻ thạo nên cho trẻ sút bóng sống, dùng tay lăn nhẹ bóng cho trẻ để trẻ sút, lưu ý khi lăn bóng ngược chiều chạy hoặc vuông góc chiều chạy với trẻ, nhắc trẻ úp mu bàn chân để sút bóng thì bóng mới chính xác, ko bay lên trời.
<> Dắt bóng: dùng 5 cái đĩa nhựa tròn để cho trẻ dắt bóng lắt léo đi qua đĩa. Có thể kết hợp dắt bóng xong sút luôn.
<> Tâng bóng: bóng cỡ 4 quá nặng so với trẻ 6-7 tuổi, bóng nhỏ hơn thì khó tâng nên có thể mua loại bóng chuyền hơi cho người già để cho trẻ tập tâng với bóng này. Hướng dẫn tâng bóng: http://www.youtube.com/watch?v=0Y7MpwluvLc và http://www.youtube.com/watch?v=jHlZ4jYX_CU
<> Đỡ bóng bổng: đứng xa tung bóng bổng đập đất cho trẻ và để trẻ chặn bóng bổng làm sao bóng dính xuống đất sau khi chặn.

Các kỹ thuật nâng cao hơn của bóng đá thì có thể chờ trẻ lớn hơn.
Điều quan trọng đối với mọi môn học là trẻ phải đi đều và phụ huynh phải thật kiên nhẫn với trẻ nên phụ huynh phải lên lịch cụ thể có thể tham gia cùng trẻ.

Đến h mình phải đi về nên mình tạm dừng ở đây. Có gì các bố mẹ đóng góp ý kiến dùm mình, khi có tgian mình sẽ viết tiếp.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024