Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/08/2020 21:08 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Với 30% tiền thu từ app, Apple có thể dùng nó cho việc gì?


Apple chưa bao giờ công khai về khoản tiền “hoa hồng” (commission) 30% mà họ thu từ các nhà phát triển ứng dụng khi các app bán được “hàng”. Tất nhiên, việc Apple thu phí hoa hồng là đương nhiên vì họ cũng phải kinh doanh mà, họ tạo ra nền tảng để đưa app của nhà phát triển đến với hàng chục (hoặc trăm) triệu người dùng thì họ cũng có quyền kiếm xiền từ nó. Việc vận hành nền tảng đó để đưa nó thành chỗ mà người dùng sẵn sàng chi tiền không phải là chuyện đơn giản.

Apple chưa bao giờ công khai khoản tiền 30% này dùng làm việc vì, và chuyện đó cũng gần như là không thể biết chắc. Đây là những cái mình biết cũng như phân tích được về lý do vì sao Apple thu 30% phí hoa hồng từ app (và Google cũng thế, với cùng lý do), họ có thể phân bổ nó vào những thứ gì.

Lưu ý: ở đây đang nói về khoản hoa hồng 30% khi bán app và các nội dung bên trong app. Còn với những gói thuê bao (ví dụ, Netflix) thì Apple chỉ lấy hoa hồng 15% và không nằm trong phạm vi bàn bạc của bài này.

Chi phí vận hành nền tảng


Nền tảng ở đây là iOS và macOS, Apple TV, watchOS, nhưng chúng ta chủ yếu nói về iOS. iOS hiện có khoảng gần 1 tỉ thiết bị được sử dụng toàn cầu, và tổng số thiết bị trong hệ sinh thái của Apple đang còn được dùng là 1,5 tỉ. Đây không phải là một con số nhỏ, và để vận hành hạ tầng kĩ thuật cho từng đấy thiết bị thì cần chi phí trả lương nhân viên, trả lương cho máy chủ, chi phí cho các đối tác…

Cái này cũng giống một cái chợ, nếu bạn đi vào chợ bán hàng thì bạn phải trả phí quản lý. Vì cơ bản là không ai làm không công điều gì. Người ta đã xây chợ, vận hành chợ, dọn vệ sinh chợ, quảng bá chợ… để giúp bạn có thể bán được hàng thì bạn cũng phải chia lại cho người ta một ít. Cơ bản thì mọi kho app trên thế giới đều vận hành theo cách y chang như vậy.


Tất nhiên, cũng như chợ, cả hai phải cùng bắt tay vào làm việc của mình thì người dùng mới chi tiền. Bản thân Apple không thể ngồi không mà đợi tiền, bởi khi đó chẳng có app để người dùng mua. Và lập trình viên cũng không thể ngồi không, bản thân họ cũng phải làm ra các app tốt. Mối quan hệ cộng sinh như vậy bắt cả hai ông đều phải cùng nhau làm việc để kiếm được tiền từ người dùng.

Hỗ trợ cho chính các nhà phát triển


Apple luôn quan tâm đến cộng đồng nhà phát triển phần mềm cho hệ sinh thái của mình. Bằng chứng là hằng năm họ đều tổ chức sự kiện dành cho nhà phát triển WWDC, và họ làm điều đó từ lâu rồi chứ không phải mới đây.

Apple cũng dành nhiều tiền và công sức cũng như các khu đất “vàng” trên App Store để quảng bá cho các app hay, những ứng dụng đang nổi. Đây là một phần trong việc hỗ trợ đưa app tốt đến cho người dùng. Trong khoảng 1 năm nay Apple cũng nhắm đến việc thúc đẩy marketing qua các kênh email, Facebook, Twitter cho những ứng dụng hay. Anh em lâu lâu chắc cũng nhận được email quảng cáo app của Apple đúng không?

Họ cũng có làm một số sự kiện nhỏ hơn, mang tính chất từng nước hoặc từng khu vực, để phổ cập các công cụ phát triển của mình, làm các lớp huấn luyện (online và offline), cũng như tài trợ cho một số chương trình phát triển app cho sinh viên, startup…

Tiền để tiếp tục phát triển nền tảng cho app


Một phần tiền chắc chắn được chi ra cho việc nghiên cứu & phát triển tiếp những tính năng của hệ điều hành, cũng như đầu tư vào các công cụ dành cho nhà phát triển app. Xcode (công cụ để làm ra bất kì app iOS nào), bản thân App Store, hệ thống Apple Push Notification (APNS), các server để tiếp nhận, xử lý dữ liệu, các mô hình trí tuệ nhân tạo, các bộ SDK về machine learning (CoreML), về xử lý hình ảnh, về đồ họa (Metal), về theo dõi và phân tích dữ liệu sức khỏe (HealthKit)…

Những thứ này sẽ phục vụ ngược lại cho App Store, phục vụ ngược lại cho chính cộng đồng nhà phát triển vì họ có thể làm ra những app tốt hơn, tốn ít công sức, tiền bạc hơn trong khi chức năng và giá trị đem lại cho người dùng lớn hơn => Bán được app nhiều hơn, bán được in-app purchase (vật phẩm trong app, trong game), thu về nhiều tiền hơn.

Và đương nhiên, không thể thiếu lợi nhuận


Ai kinh doanh mà chẳng hóng lợi nhuận, và Apple cũng thế thôi. Dù nói gì nói, họ có dành tiền ra để tái đầu tư như thế nào đi nữa thì sẽ luôn có một phần lợi nhuận được công ty giữ lại. Và khoản thu nhập của Apple từ phí hoa hồng trên App Store là không nhỏ. Apple cũng còn một đống nhà đầu tư đang chờ tiền về kìa.

Cũng bình thường thôi, bạn tham gia sân chơi của ai thì bạn phải theo luật và trả tiền cho họ chứ. Bạn có quyền không lên chơi mà, có điều nếu không chơi thì bạn sẽ mất đi một lượng khách hàng lớn. Mà ngặt cái là người dùng iOS dễ chi tiền hơn so với người dùng Android 😁 Và đây là cái mà Apple đạt được từ chiến lược phát triển sản phẩm của mình, một giá trị mà Google Play vẫn đang cố gắng đuổi theo.

Nếu bạn nhìn lại lịch sử của Apple, họ có thể làm ra các sản phẩm được người dùng yêu mến, tạo dựng được cộng đồng fan trung thành rộng lớn và khiến họ sẵn sàng móc tiền ra “cúng” cho Apple. Tuy nhiên, Apple chưa bao giờ là một công ty chuyên đi làm hài lòng các đối tác, các nhà sản xuất nội dung, hay các bên như Epic. Họ dành ưu tiên cao hơn cho người dùng và trải nghiệm, chứ không phải là các bên đối tác này. Và Apple nên nhứ thế, vì khi họ “chiều” người dùng thì người dùng thích, họ sẵn sàng chi tiền hơn, lúc đó các đối tác mới có cơ hội kiếm nhiều tiền, chứ làm trải nghiệm dởm là thua đó, người dùng bỏ đi là tạch.

Ngoài App Store thu 30%, đây là mức phí hoa hồng tham khảo của vài chợ ứng dụng khác:
  • Google Play Store: 30%
  • Microsoft Store: ngày xưa Microsoft cũng thu 30%, và có một thời gian họ chỉ thu 20% khi doanh thu của nhà phát triển ≥ $25.000. Hiện nay họ lấy 15% hoa hồng mà thôi (tuy nhiên nhiều app quan trọng không có trên Microsoft Store mà được phát hành riêng, tức là quyền lực của Microsoft yếu hơn)
  • Game của Microsoft Store và Xbox thì vẫn giữ mức 30% hoa hồng
  • Steam: kho game này lấy hoa hồng 30% cho 10 triệu USD đầu tiên mà nhà phát triển game kiếm được, sau đó từ 10-50 triệu USD là 25%, và trên 50 triệu USD thì Steam chỉ lấy 20%
  • Epic Store: kho game của Epic lấy hoa hồng 12%

 



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024