Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/03/2010 10:03 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Logo của các "ông lớn công nghệ": ngày ấy và bây giờ


Logo là yếu tố quan trọng đầu tiên để nhận diện thương hiệu. Qua quá trình phát triển, logo của các "ông lớn" trong lĩnh vực CNTT cũng được lột xác ít nhiều. Một loạt ảnh điểm lại "ngày ấy" và "bây giờ" sẽ cho ta cái nhìn cụ thể hơn.

Hãng sản xuất phần mềm Adobe Systems

Năm 1982, Adobe được thành lập bởi hai lập trình viên cũ của Xerox là John Warnock và Charles Geschke. Adobe gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu thành lập. Logo đầu tiên của Adobe được thiết kế bởi bà Marva, vợ của John Warnock.

 

Logo các thời kỳ của Adobe - Nguồn: AdobePress

Hãng phần mềm Adobe đã trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết với các bộ công cụ ứng dụng xử lý đồ họa, biên tập phim ảnh... và nhất là sau khi thực hiện nhiều cuộc thâu tóm các hãng sản xuất phần mềm nhỏ hơn bao gồm cả Macromedia (Flash, Dreamweaver...).

"Trái táo" Apple

Những gian nan ban đầu về tài chính không làm chùn bước "2 Steve" (Steve Wozniak và Steve Jobs) tạo dựng nên Apple vào năm 1976, với logo đầu tiên mang hình ảnh Isaac Newton ngồi dưới một cây táo được thiết kế bởi Ronald Wayne, đồng sự của Wozniak và Jobs.

Tuy nhiên, Wayne đã bán tháo cổ phần của mình và rời bỏ Apple chỉ sau hai tuần làm việc vì cho rằng quá nhiều rủi ro với Apple khi còn non trẻ, mà nào ngờ rằng hiện nay "trái táo" đã trở thành tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu với những dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất thế giới như máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động iPhone, laptop MacBook Pro, desktop iMac...

 

Logo các thời kỳ của Apple - Nguồn: Apple2History

Tuy nhiên, logo ban đầu quá phức tạp ảnh hưởng đến doanh số của hãng nên Jobs đã quyết định đổi  logo mới và người thực hiện là Rob Janoff. Logo thứ 2 mang hình trái táo với màu sắc cầu vồng được sử dụng từ năm 1976-1998.

Ý tưởng vết cắn nổi tiếng trên trái táo xuất phát từ cách chơi chữ byte (đơn vị cơ sở đo dung lượng lưu trữ của máy tính) và bite (cắn). Khẩu hiệu của Apple lúc bấy giờ là "Byte info an Apple". Janoff cho biết kiểu thiết kế trên nhằm tránh bị hiểu lầm là một trái cà chua đỏ.

Trải qua ba thập niên, Apple đã thực hiện cho cả thế giới thấy được những điều mà hãng này làm theo đúng định hướng ban đầu mà logo năm 1976 thể hiện: "trí tuệ luôn du hành qua các bờ bến lạ... đơn độc" (Newton… A Mind Forever Voyaging Through Strange Seas of Thought… Alone).

Năm 1998, Apple lại gỡ bỏ màu sắc của trái táo (logo) theo yêu cầu của Jobs và thay thế bởi một màu đơn sắc sang trọng được dùng tới nay.

"Gã khổng lồ" Google

Đế chế Google được hai sinh viên Larry Page và Sergey Brin từ khoa khoa học máy tính thuộc Đại học Stanford xây dựng nên từ trong một gara xe hơi. Thuở ban đầu công cụ tìm kiếm Google có tên là BackRub và dần được đổi sang tên Google, cũng là một cách chơi chữ với ý tưởng 100 số 0 theo sau số 1.

 

Logo Google qua các thời kỳ - Nguồn: Google History

Logo đầu tiên được Sergey Brin thiết kế từ phần mềm miễn phí GIMP. Năm 1999, chuyên gia cố vấn nghệ thuật Ruth Kedar của ĐH Stanford đã thiết kế lại logo mới cho Google và được hãng này sử dụng đến nay.

 

Giao diện website Google.com vào năm 1998 - 

Hiện nay, logo của Google là một bộ sưu tập nghệ thuật rất thú vị được thay đổi qua từng đợt lễ hội, sự kiện lớn. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin liên quan qua các tin bài bên dưới:

- Bộ sưu tập 300 logo Google
-
Sáng tạo nghệ thuật trong logo Google
-
Google và những con số, hình ảnh ấn tượng

"Ông lớn" Microsoft

Logo của Microsoft cũng trải qua quá trình chuyển mình suốt ba thập niên cùng với sự thay đổi của hãng sản xuất phần mềm này. Năm 1975 đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ BASIC do Bill Gates và Paul Allen sáng tạo, đồng hành cùng sự ra đời của Công ty Micro-soft năm 1977. Cũng trong năm đó, cái tên Micro-soft chuyển thành Microsoft.

 

Logo Microsoft qua các thời kỳ - Nguồn: Coding Horror, Dinesh

Năm 1982, Microsoft công bố mẫu logo mới với chữ O được nhấn mạnh bằng các đường gạch ngang. Năm 1987, thiết kế mẫu logo hoàn chỉnh được gọi là "logo phong cách Pac-Man". Mẫu logo mới bị khuyết một góc ở chữ O trông giống nhân vật game Pac-Man (game nuốt hạt gạo nổi tiếng với dân IT Việt Nam ngày trước).

Microsoft tiếp tục thực hiện công cuộc thay đổi vào năm 1994 với hàng khẩu hiệu (slogan) bên dưới "Where do you want to go today?" với chiến dịch quảng bá lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, chiến dịch này hoàn toàn thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là các lỗi trong hệ điều hành Windows.

Năm 1996, sau hàng loạt trò cười phổ biến từ giới công nghệ về slogan của Microsoft dạng như "What kind of error mesages would you like today?" (tạm dịch "Kiểu thông báo lỗi nào bạn muốn có hôm nay?"), Microsoft thử nghiệm hàng loạt slogan mới như "Making it Easier", "Start something", "People ready" và "Open up your digital life". Cuối cùng, slogan được giữ lại cho đến hiện nay là "Your potential. Our passion" (tạm dịch "Khả năng của bạn. Đam mê của chúng tôi").

Thế đấy, không phải các "ông lớn" luôn thành công trên bước đường của mình. Thông qua các logo của từng thời kỳ phát triển, ta sẽ tiếp tục hiểu rõ hơn về quá trình hình thành thương hiệu của các "ông lớn" trong làng công nghệ thông tin.


IBM

So về thâm niên thì chắc IBM là một trong những tập đoàn công nghệ thông tin lâu đời nhất với nhiều "đời" logo thay đổi từ năm 1888 cho đến nay.

 

Các đời logo của Hãng IBM - Nguồn: IBM Archives

Vào năm 1911, hai công ty ITR (International Time Recording Company) và CSC (Computing Scale Company) hợp nhất thành Công ty CTR (Computing-Tabulating-Recording Company).

Năm 1924, tên công ty đổi từ CTR sang International Business Machines Corporation với một kiểu logo được thiết kế mới. Vào cuối những năm 1940, IBM gặp một số khó khăn về lập bảng kê phiếu đục lỗ cho các máy tính. Do đó, vào năm 1947 IBM đã thực hiện thay đổi logo.

Năm 1956, vị trí lãnh đạo của IBM thay đổi kéo theo việc thay đổi logo với font chữ có chân được kéo dài hơn, tô nền đậm. Đợt thay đổi logo cuối cùng của IBM là vào năm 1972, khi vị CEO Paul Rand quyết định thay đổi màu sắc lẫn kiểu dáng. Thay thế các ký tự tô đậm bằng ký tự có đường gạch ngang. Logo này được sử dụng chính thức tới nay.

Hãng điện tử LG Electronics

LG khởi nguồn từ hai công ty: Công ty sản xuất mỹ phẩm Lucky (hay Lak Hui) Chemical Industrial (năm 1947) và Công ty Goldstar (1958) chuyên sản xuất thiết bị radio.

 

Logo của LG qua các thời kỳ

Năm 1995, Lucky Goldstar đổi tên thành LG Electronics, kết hợp các công ty con, xây dựng khẩu hiệu "Life is good" mà hiện vẫn thấy xuất hiện cạnh logo của LG. Giờ đây cái tên thương hiệu LG chỉ có nghĩa là LG, không phải là tên viết tắt của Lucky Goldstar hay bất kỳ cụm từ nào khác.

Canon

 

Nguồn: Canon OriginEvolution of the Logo

Năm 1933, Goro Yoshida và Saburo Uchida đã sáng lập phòng thí nghiệm dụng cụ quang học tại Nhật Bản. Bốn năm sau, thành quả của cả hai là chiếc máy ảnh đầu tiên được gọi là Kwanon. Cái tên và logo biểu trưng là Phật Bồ Tát nghìn tay và những ngọn lửa.

Năm 1935, công ty đăng ký tên thương hiệu với cách phát âm mới "Canon", nghe tương tự Kwanon. Những năm tiếp theo logo Canon chỉ thay đổi về kiểu dáng font chữ cho đến khi mẫu logo ưng ý nhất được chọn vào năm 1956 và sử dụng đến nay.

Motorola

 

Nguồn: Motorola History

Motorola khởi dựng sự nghiệp vào năm 1928 bởi Paul Galvin. Trong những năm thập niên 1930, Galvin bắt đầu sản xuất radio xe hơi, do đó cái tên Motorola ra đời từ sự kết hợp giữa từ "motor" và từ tiếp tố rất phổ biến "ola".

Năm 1947, công ty đổi tên thành Motorola Inc. Thập niên 1980 đánh dấu việc bắt đầu sản xuất điện thoại di động thương mại của Motorola. Chữ M cách tân được thiết kế vào năm 1955.

Mozilla Firefox

 

Logo trình duyệt web Mozilla FireFox

Năm 2002, Dave Hyatt và Blake Ross phát triển trình duyệt web nguồn mở với tên gọi Mozilla FireFox (Cáo lửa). Tên đầu tiên mà cả hai cùng chọn là Phoenix (Phượng hoàng) nhưng liên quan đến việc rắc rối về thương hiệu nên được đổi thành Firebird (Chim lửa). Sau đó tên FireFox ra đời sau khi Firebird trùng tên với một phần mềm đã có trước đó.

Năm 2003, nhà thiết kế giao diện chuyên nghiệp Steven Garrity tỏ ý chê thương hiệu trình duyệt của Mozilla khá nghèo nàn và không bắt mắt. Ngay sau đó, Mozilla đã mời Steven phát triển bộ nhận diện thương hiệu mới cho FireFox. John Hicks từ Hicksdesign là người đã tô điểm thêm cho logo FireFox với ý tưởng ban đầu từ Daniel Burka và phác họa bởi Stephen Desroches.

Nokia

 

Nguồn: about-nokia.com

Năm 1865, Fnut Fredrik Idestam xây dựng một xưởng nghiền gỗ tại Tampere, tây nam Phần Lan. Tên xưởng được đặt tên Nokia sau khi dời về kế con sông Nokianvirta trong vùng Nokia.

Tập đoàn Nokia ngày nay là sự kết hợp giữa Finnish Rubber Works (Nokia Wood Mill) và Finnish Cable Works vào năm 1967. Trước khi bắt đầu hướng đến việc sản xuất điện thoại di động và thiết bị viễn thông, rồi trở thành một trong những hãng sản xuất ĐTDĐ hàng đầu thế giới hiện nay, Nokia sản xuất các sản phẩm giấy, xe đạp, vật trang trí xe hơi, giày, TV, máy phát điện...

Palm

"Sự tích" của Palm là những vòng xoắn thú vị mặc dù Palm là hãng "sinh sau nở muộn" so với các "vị tiền bối" khác.

 

Logo qua các "triều đại" đầy sóng gió của Palm

Palm Computing Inc được Jeff Hawkins sáng lập vào năm 1992, Jeff cũng là người sáng chế ra PDA Palm Pilot. Chiếc PDA thương mại đầu tiên có tên Zoomer là sự thất bại thê thảm của Palm.

Palm được U.S. Robotics mua lại rồi đến lượt U.S. Robotics bị 3Com thâu tóm. Jeff Hawkins không thích ứng được với những chính sách mới đã rời bỏ và thành lập công ty riêng mang tên Handspring. Không bao lâu sau đó, 3Com và Palm Inc tách riêng. Palm Inc tiếp tục phân làm hai, bao gồm PalmSource và palmOne. 

palmOne về sau kết hợp trở lại với Handspring rồi thâu tóm cả PalmSource để tạo dựng lại thương hiệu Palm, Inc.

Điều hiển nhiên khi tách riêng và kết hợp xoay vòng thì logo của Palm cũng thay đổi xoành xoạch, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các chuyên gia thiết kế thương hiệu.

TERRY (Blog MobileWorld.vn)




 
Các thành viên đã Thank tanphuong85 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024