Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/11/2012 14:11 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Hiểu hơn về điện toán đám mây


 

Có thể trong thời gian gần đây, bạn được nghe rất nhiều đến cụm từ như điện toán đám mây. Vậy đám mây này là gì và liệu nó có liên quan gì đến đám mây bay lơ lửng trên đầu chúng ta hay không? e-CHÍP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Cơ bản                                          

Từ điện toán đám mây được bắt nguồn từ thuật ngữ “cloud computing” trong tiếng Anh. Computing là điện toán thì ai cũng biết còn Cloud là đám mây. Tại sao lại là đám mây mà không phải là mặt trời thì không ai có thể trả lời được, nhưng nhiều khả năng đó là vì đám mây mang tính chia sẻ cao và nhẹ nhàng hơn. Ngay từ những ngày đầu tiên của ngành công nghiệp, hình ảnh đám mây đã được dùng để minh hoạ các biểu tượng mạng và cấu trúc của nó. Ý tưởng của điện toán đám mây là một ý tưởng hợp lý và cực kỳ đúng lúc sau những phát triển của quá trình ảo hóa, tự động hóa.... trong suốt những năm trước đó.

Điện toán đám mây là một bước tiến lớn của nhân loại với mục tiêu đưa những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho con người, máy tính phải phục vụ nhân loại chứ chúng ta không phục vụ nó như hiện tại nữa. Cứ tưởng tượng đến cảnh một ngày nào đó chúng ta chỉ cần ngồi nhà là có thể truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, mà không sợ mất bất cứ tài liệu nào, không hề lo lắng về việc sao lưu dữ liệu giữa hàng loạt máy khác nhau. Hiện tại thì điện toán đám mây chia làm nhiều nhánh như Software as a Service, Utility Computing, Managed Service Provider.... nhưng e-CHÍP sẽ không nhắc đến nhiều về chúng trong bài viết này.

Vậy cuối cùng, điện toán đám mây là gì? Cứ tưởng tượng chiếc máy tính xách tay hay điện thoại của bạn là máy trạm thì đám mây chính là máy chủ quản lý toàn bộ các máy trạm đó, chứa dữ liệu và có thể xử lý cho máy trạm. Máy trạm sẽ có dữ liệu riêng của mình nhưng hầu hết chúng đều được đồng bộ hóa liên tục với máy chủ trong một kết nối thông suốt. Lấy một ví dụ, bạn thay đổi ứng dụng lịch trong điện thoại thì ngay lập tức ứng dụng lịch đó cũng được đồng bộ hóa lên máy vi tính theo thời gian thực. Nhìn chung, trên điện toán đám mây thì phần mềm sẽ trở thành dịch vụ để phục vụ cho người dùng.

Các phần mềm lúc này sẽ nằm trên máy chủ ảo là đám mây để được xử lý trên đó chứ không nằm quá nhiều trong thiết bị người dùng. Và bởi vì máy chủ quá mạnh so với những thiết bị chúng ta đang sử dụng, mọi thao tác sẽ được xử lý nhanh và hoạt động nhịp nhàng hơn, nếu bạn có một đường truyền đủ mạnh để giữ cho chúng luôn kết nối. Tất nhiên, cũng bởi vì máy trạm không cần xử lý nữa mà chúng cũng không cần quá mạnh, giảm được chi phí đầu cuối cho người tiêu dùng.

Một trong những công ty mà chúng ta phải biết đến nhiều nhất trong công cuộc phát triển điện toán đám mây chính là Amazon, khi họ nhận ra rằng năng lực máy chủ của mình dư sức đáp ứng 10 lần nhu cầu sử dụng thực tế của công ty. Từ đó đưa ra dịch vụ Amazon Web Service trên nền Cloud Computing để xử lý hết phần năng lực dư thừa đó. Những công ty có đóng góp to lớn khác có thể kể đến Google và IBM.

Điện toán đám mây gồm có năm lớp bao gồm: Device, Application, Platform, Infrastructure và Server. Device chính là thiết bị đầu cuối của người dùng, gồm cả máy tính, điện thoại, máy in... Application của Cloud Computing vẫn là ứng dụng nhưng nó không đòi hỏi người dùng phải cài đặt trực tiếp lên Device mà chỉ cần gửi dữ liệu lên Server (máy chủ) để xử lý và nhận dữ liệu về. Hai lớp Platform và Infrastructure khá khó để có thể diễn giải cho những người dùng không chuyên và cũng không thật quan trọng với người dùng cá nhân chúng ta.

Những hạn chế                            

Tuy có rất nhiều ưu điểm về chi phí, về tính hữu ích và nhân văn nhưng điện toán đám mây vẫn gặp rất nhiều hạn chế mà trong đó nổi lên nhất chính là tính riêng tư của người dùng, và khả năng giao tiếp với mạng. Rất nhiều người lo ngại việc lưu trữ dữ liệu trên máy chủ mà không được mã hóa chặt chẽ sẽ làm cho dữ liệu trở nên dễ bị đánh cắp hơn. Mặt khác, có rất nhiều khách hàng cảm thấy không hứng thú với ý nghĩ dữ liệu của mình sẽ bị nhân viên từ nhà khai thác dịch vụ truy cập và cung cấp cho một ai khác.

Đối với điện toán thông thường, dữ liệu được nằm rải rác ở máy người dùng nên nếu bị xâm nhập thì chỉ một vài người chịu thiệt thòi. Trong khi đó, nếu không được bảo mật tốt thì một máy chủ Cloud Computing sẽ biến thành thảm họa khi hacker nắm giữ được hàng triệu thông tin khác nhau. Trường hợp mạng PlayStation gần đây bị sập là một ví dụ điển hình cho việc bảo mật kém của các công ty cung cấp dịch vụ. Tệ hơn nữa, ngay đến Amazon cũng dính vào một vụ lộn xộn vào năm 2009 khi hacker đã lợi dụng máy chủ của hãng để phát tán và điều khiển trojan.

Trong trường hợp máy chủ bị sập hoặc không thể truy cập được thì máy tính đầu cuối trở nên yếu ớt và gần như vô dụng. Hơn nữa, một nền tảng điện toán đám mây thực sự cần băng thông rất lớn để đảm bảo khả năng kết nối, truyền tải dữ liệu mà hầu hết người dùng cá nhân ở Việt Nam gần như không thể đáp ứng. Trong trường hợp các nhà cung cấp mạng đưa ra được đường truyền đủ mạnh thì chi phí của chúng và lượng dữ liệu luân chuyển qua lại là khá cao, vượt xa khả năng đáp ứng của người dùng bình thường ở Việt Nam.

Người dùng di động có lợi thế hơn người dùng máy tính rất nhiều khi điện toán đám mây phát triển, bởi di động thường tích hợp sẵn bo sóng dữ liệu (3G, GPRS..) cho phép kết nối mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, chúng cũng thường gặp giới hạn về phần cứng nên khả năng xử lý không mạnh, cực kỳ phù hợp với những gì mà các nhà phát triển Cloud Computing mong muốn.

Những dịch vụ tiêu biểu cho di động                                             

HP ePrint

Có thể bạn thấy lạ khi một nền tảng Cloud cho máy in lại được nhắc đến đầu tiên, nhưng đây chính là nền tảng dễ hiểu và thân thiện với chúng ta nhất. HP ePrint cho phép người dùng in văn bản dù cho họ ở bất cứ nơi đâu chỉ bằng cách gửi email về một địa chỉ cố định nhằm ra lệnh cho máy. Cũng là in không dây nhưng ePrint là một nền tảng Cloud thật sự vì máy tính hoặc điện thoại ra lệnh in không giao tiếp trực tiếp với máy in (device to device), mà máy chủ web sẽ làm việc đó. Việc này hoàn toàn khác so với AirPrint hay Bluetooth vốn dùng “device to device” mà bạn thấy khá nhiều hiện tại. Hơn nữa, ePrint còn có thể lưu trữ dữ liệu lên Cloud và in bất cứ khi nào bạn muốn.

Google Cloud

Google được xem là “ông lớn” trong Cloud Computing với hàng loạt dịch vụ khác nhau. Google Docs và các dịch vụ trên nền tảng này chính là những ví dụ rõ nét nhất của điện toán đám mây, bạn có thể tải tập tin văn bản xuống máy, chia sẻ theo thời gian thực với bạn bè... nhưng hầu hết chúng ta đều không lưu những tập tin này về ổ cứng. Ngoài ra, Google còn sử dụng hàng loạt các dịch vụ khác trong nền tảng Google Apps để giúp người dùng hoàn thiện cuộc sống của mình hơn. Google cũng có một cơ chế in ấn Cloud giống ePrint là Google Cloud Print.

Apple iCloud

Tuy mới được giới thiệu và chưa chính thức nhưng Apple cũng đã làm rất nhiều để hoàn thiện nền tảng điện toán đám mây của mình. iCloud bao gồm nhiều dịch vụ con khác nhau, như các máy chủ dịch vụ lưu trữ sẽ tự động sao lưu và đồng bộ hóa gần như toàn bộ những dữ liệu trong máy người dùng lên Cloud, từ tin nhắn, cuộc gọi, dữ liệu các ứng dụng... Hơn thế nữa, khi người dùng mua một bài hát (hoặc ứng dụng, sách...) nào thì bài hát đó sẽ tự động được đẩy xuống tất cả các máy dùng chung tài khoản, thể hiện rõ nét tinh thần Cloud Computing là tăng sự thuận tiện cho người dùng cuối.

Theo echip

 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024