Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/02/2014 14:02 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
[Phần cứng và Cuộc sống] Số 13: Card đồ họa


Ai cũng đã biết lựa chọn Card đồ họa rời phục vụ cho nhu cầu của thiết kế hay dành cho gamer thì người ta thường đắn đo giữa các thông số như Chip xử lý đồ họa - GPU, Bộ nhớ đồ họa - video memory (dung lượng, tốc độ, băng thông), và một vài những thông số khác như nhà sản xuất, cổng in out của card..

 

Tuy nhiên, để chọn ra được một card đồ họa đúng theo ý muốn, phù hợp túi tiền và quan trọng là vừa đủ cho nhu cầu sử dụng của bạn thì không dễ một chút nào.

 

Xin đơn cử một trường hợp hay làm người dùng phân vân khi chọn lựa card đồ họa:

 

 

a. Card Gigabyte GV-R485OC-1GH dùng GPU ATI Radeon 4850 có 1GB GDDR3.

b. Card Gigabyte GV-R487-512H-B dùng GPU ATI Radeon 4870 có 512MB GDDR5.

 

Giá hai card xấp xỉ nhau, nhưng GPU của card b mạnh hơn card a, còn sức mạnh bộ nhớ thì ngược lại.

Trong trường hợp này, phải tùy thuộc vào công việc của bạn mà quyết định. Nếu người dùng chỉ thiết kế trên Adobe Photoshop hay Illustrator, lựa chọn a là hợp lý hơn. Vì các file làm việc với dân thiết kế thường có thể lên đến vài trăm mb và đòi hỏi phải có một bộ nhớ lớn để có thể xử lý hết được hoặc ít ra là lưu được "history" của một lần làm việc (mức lưu history có thể tùy chỉnh trong reference lên hơn 100 lần thao tác).

 

Hay nói cách khác là phải dựa vào xu hướng sử dụng ứng dụng nào trong công việc để chọn lựa card phù hợp.

 

1. Các ứng dụng 2D:

 

 

Xu hướng yêu cầu sử dụng bộ nhớ đồ họa nhiều hơn khả năng xử lý 3D của GPU.

 

a. Xử lý, chỉnh sửa ảnh (photo): Photoshop, Lightroom... làm việc với các file ảnh đơn giản. Do đó GPU chỉ cần yêu cầu mức trung cấp và bộ nhớ vừa (512MB). Phù hợp cho những bạn nào chuyên photoshop ảnh Phồng Tôm, bùa ảnh, troll và chế ảnh người khác :look_down:

 

b. Thiết kế đồ họa: Photoshop, Illustrator... thường xuyên làm việc với nhiều file dung lượng lớn vài trăm MB. GPU mức trung cấp và bộ nhớ lớn (1GB hoặc hơn). Dòng card đồ họa này đòi hỏi đi kèm với dung lượng ổ cứng khá lớn. Ví dụ như ổ C tốt nhất là sau khi cài xong còn dư trên 50Gb, các ổ khác phải có free ít nhất 20Gb phòng trường hợp file làm việc đòi hỏi sao lưu với dung lượng lớn. Bộ nhớ Ram trên máy tính cũng không dưới 4G Ram- tốt nhất là 4 thanh Ram rời hoặc ít ra thì cũng nên tách thành 2 thanh-bài viết về chọn Ram phù hợp công việc sẽ được cung cấp sau nhé

 

c. Biên tập phim, kỹ xảo: Adobe Premier, Pinnacle... Lưu ý tới ngõ ra, ngõ vào, các mã hóa hỗ trợ cần thiết. Do sử dụng nhiều cửa sổ realtime tạo kỹ xảo nên cần một GPU cao cấp cùng bộ nhớ lớn. Trong trường hợp khối lượng công việc chuyên nghiệp lớn, có thể nghĩ đến việc đầu tư cho dòng OpenGL card và một số card chuyên dụng cho việc mã hóa. Lý do cho việc này là do tốc độ lưu chuyển dữ liệu rất lớn và đòi hỏi phải nhanh. Công việc này cũng ngốn băng thông và hao mòn tài nguyên rất nhanh. Thế cho nên bạn nào làm việc này đừng có lấy giá rẻ khi thi công để anh em còn thở nghen! :sad:

 

2. Các ứng dụng 3D:

 

 

Xu hướng yêu cầu sử dụng tối đa khả năng xử lý 3D của GPU.

 

a. Thiết kế 3D kiến trúc, khuôn mẫu, chi tiết kỹ thuật ở mức trung bình: Autocad, 3dsmax, Pro/E, Solidwork,... Nên đầu tư cho card đồ họa có GPU mạnh nhất có thể được trong phạm vi tài chính cho phép. Hiện tại một vài những chương trình 3D đơn giản như Sketchup đã có thể được hỗ trợ bởi card đồ họa, tuy nhiên không đòi hỏi bộ nhớ Ram quá cao để chạy tốt - 3-4GRam là ngon, nếu có điều kiện thì nên là DDRam3.

 

b. Thiết kế film 3D animation, thiết kế 3D chuyên nghiệp ở mức cao: Maya, Cinema4d, Catia, Rhino... Hiện tại dòng card OpenGL đắt tiền là thích hợp nhất. Có thể dùng card OpenGL cũ nhưng nguy cơ hư hỏng không thể khắc phục được sẽ tăng cao vì khá hiếm. Mà trình bày thế thôi chứ chắc ít ai trong chúng ta sử dụng tới dòng card này, vì đi kèm dòng card này thường là một hệ thống máy khủng (trợ ram, trợ năng và trợ ... lực các kiểu).

 

3. Gamer:

 

 

Nếu bạn là gamer thì có 2 nguyên tắc cơ bản sau:

 

a. Game online - khỏi cần mua card nếu bạn chơi cho vui hoặc mua card dòng trung nếu bạn muốn đánh "bốc" như hack game.

 

b. Game offline - tung tiền đi, nhiều nhất có thể đi, hầu hết các dòng card đồ họa mạnh nhất sản xuất là dành cho gamer, không bao giờ là đủ đối với dòng card này đâu...

Theo VOZ




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024